๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑

๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ (http://tuthienbao.com/forum/index.php)
-   Kế toán - Tài Chính (http://tuthienbao.com/forum/forumdisplay.php?f=52)
-   -   Công văn mới nhất của Tổng cục Thuế chính thức khẳng định: Không "đánh thuế... gái đẻ" (http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=111040)

sweet_love 25-09-2012 01:51 PM

Không đánh thuế trợ cấp thai sản
 

Không đánh thuế trợ cấp thai sản

Trong văn bản phát đi ngày 24/9, Tổng cục Thuế khẳng định trợ cấp thai sản không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân và thừa nhận đã có sự không thống nhất trong giải thích với doanh nghiệp trước đó.


Văn bản 3367 ngày 24/9 do Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam ký nêu rõ: "Mức hưởng chế độ thai sản mà người lao động nhận được từ quỹ bảo hiểm xã hội được trừ trước khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố Trung ương biết và hướng dẫn thực hiện".
Đi kèm với tuyên bố này, Tổng cục Thuế cũng dẫn lại quy định trong Luật Thuế thu nhập cá nhân và Thông tư 84 hướng dẫn thi hành luật. Theo đó, tại khoản 2b, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi là một trong những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công. Và khoản 2.2, mục II, phần A Thông tư số 84, quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm khoản trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi...
Trước đó, một số doanh nghiệp đã phản ánh về việc thực hiện chưa thống nhất trong việc tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản trợ cấp thai sản. Trong văn bản trả lời Công ty TNHH Điện tử Việt Tường (Đồng Nai) về chính sách thuế thu nhập cá nhân, phát đi tháng 6/2012, bà Lê Hồng Hải, Phó Tổng cục trưởng viện dẫn Thông tư 84 để khẳng định khoản tiền lương chế độ thai sản do bảo hiểm xã hội chi trả thay lương phải tính vào thu nhập chịu thuế.

sweet_love 26-09-2012 10:44 PM

Công văn mới nhất của Tổng cục Thuế chính thức khẳng định: Không "đánh thuế... gái đẻ"
 
Công văn mới nhất của Tổng cục Thuế chính thức khẳng định: Không "đánh thuế... gái đẻ"

Pass: tuthienbao.com(Không copy link để tải)
Download: Đối với link từ google.com các bạn không biết tải thì xem cái này: Click Here
DOWNLOAD

Công văn mới nhất của Tổng cục Thuế chính thức khẳng định, mức hưởng chế độ thai sản mà người lao động nhận được từ quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Ngày 24/9, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam đã ký Công văn 3367hướng dẫn thực hiện về việc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với khoản người lao động nhận được từ quỹ BHXH theo chế độ thai sản, sau khi cơ quan này đã nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp về việc thực hiện chưa thống nhất trong việc này.

Công văn 3367 của Tổng cục Thuế khẳng định: “Mức hưởng chế độ thai sản mà người lao động nhận được từ quỹ BHXH được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN”.
Sở dĩ có công văn này là do ngày 19/6/2012, Tổng cục Thuế có văn bản số 2139/TCT-TNCN do bà Lê Hồng Hải - Phó tổng cục trưởng, ký hướng dẫn các doanh nghiệp phải tính thuế TNCN đối với “khoản tiền lương chế độ thai sản do BHXH chi trả thay lương”.
Đây cũng chính là văn bản mà Tổng cục Thuế trả lời Công ty TNHH Điện tử Việt Tường (tỉnh Đồng Nai) nhưng đã gây nhiều bức xúc trong dư luận vì chính sách thuế được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Do chưa có sự thống nhất, một số cục thuế địa phương đã gửi công văn đề nghị Tổng cục Thuế có hướng dẫn cụ thể để làm căn cứ triển khai.
Như vậy, với công văn mới nhất này, Tổng cục Thuế khẳng định các "bà đẻ" sẽ không bị đánh thuế như công văn mà bà Lê Hồng Hải - Phó Tổng cục trưởng đã hướng dẫn các DN thực hiện.

sweet_love 09-10-2012 05:00 PM

Hưởng chế độ sau thai sản
 
- Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tại Điều 37 Luật BHXH, được hướng dẫn chi tiết tại điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22.12.2006, thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 30.01.2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 23.9.2008 sửa đổi, bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH. Căn cứ theo các quy định này thì:
Download mẫu C69a-HD sau TS tính hưởng chế độ Sau Thai Sản
Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật BHXH hoặc trong khoảng thời gian
60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.


Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.


Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.


Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH.


Trong thư chị cho biết, chị đã sinh con được 15 tháng, nghĩa là đã quá thời hạn 60 ngày tính từ thời điểm chị trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con theo quy định tại điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP. Do đó, chị không đủ điều kiện để hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:08 AM.

Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.