๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑

๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ (http://tuthienbao.com/forum/index.php)
-   Văn Học Lớp 12 (http://tuthienbao.com/forum/forumdisplay.php?f=520)
-   -   Cảm nhận được gì về tâm trạng của người ra đi trong bài thơ Tống Biệt Hành (http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=181295)

adminbao 08-11-2014 07:56 PM

Cảm nhận được gì về tâm trạng của người ra đi trong bài thơ Tống Biệt Hành
 
Bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm kết thúc bằng bốn câu:

Người đi? Ừ nhỉ… người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.


"Chiếc lá bay", "hạt bụi", "hơi rượu say" trong ba câu cuối là để chỉ ai? Từ đó, anh (chị) cảm nhận được gì về tâm trạng của người ra đi trong bài thơ?





Dàn bài

I. Mở bài

Giới thiệu bốn câu thơ kết thúc bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm ("Người đi … hơi rượu say") và nêu vấn đề cần giải quyết: xác định rõ "chiếc lá bay", "hạt bụi", "hơi rượu say" ở đây là để chỉ ai, từ đó hiểu sâu thêm tâm trạng của người ra đi, tức bạn của nhà thơ.



II. Thân bài

1. Có người cho rằng "chiếc lá bay" là để chỉ người mẹ, "hạt bụi” chỉ người chị, "hơi rượu say" chỉ người em, và lí giải rằng: người ra đi theo tiếng gọi của nghĩa lớn, nên đã dứt áo lên đường, không còn vương vấn gì gánh nặng của gia đình nữa: mẹ chỉ còn như "chiếc lá bay", chị là "hạt bụi", em là "hơi rượu say". Điệp ngữ "thà coi như" láy lại ba lần để nhấn mạnh ý đó.

2. Mới đọc qua ngỡ như vậy. Nhưng đọc kĩ, đặt bôn câu thơ kết thúc này trong mạch cảm hứng thơ của toàn bài thì lại không phải như thế, mà ngược lại mới đúng. Những hình ảnh trên đây không phải chỉ khách thể (mẹ, chị, em) mà chính là để chỉ chủ thể của người ra đi. Không như những người bạn của anh lúc bấy giờ, nuôi chí lớn, ôm mộng ra đi vì nghĩa lớn nhưng chưa đủ dũng khí để lên đường (trong đó có Thâm Tâm, nên chỉ là "người đưa tiễn"), anh đã quyết dứt áo ra đi ("Chí lớn chưa về bàn tay không – Ba năm mẹ già cũng đừng mong"), để lại sau lưng cả gánh nặng gia đình: mẹ già, em thơ, chị nhỡ nhàng. Quyết dứt áo ra đi, sức mạnh của lí tưởng đã chiến thắng nghĩa vụ đối với giá đình, nhưng anh vẫn là một con người, và ở đây là một người con, một người em, một người anh trong gia đình, nên không thể không có chút ngậm ngùi, ăn năn khi trách nhiệm đối với gia đình chưa hoàn thành. Có thể xem đây là những lời cầu xin của một đứa con bất hiếu đối với mẹ, một người em (anh) bất đễ đối với chị và em trước lúc lên đường. Thôi thì, mình chẳng ra gì đối với gia đình, chỉ mong mẹ xem con như "chiếc lá bay" (con không còn là "giọt máu" của mẹ nữa), mong chị xem em như là "hạt bụi", mong em xem anh chỉ như "hơi rượu say" … Chỉ là mong manh, thấp thoáng vậy thôi. Bởi anh đã trút bỏ gánh nặng gia đình, đi theo tiếng gọi của lí tưởng, trước sự ngạc nhiên, sững sờ, khâm phục của tác giả: "Người đi? Ừ nhỉ… người đi thực".

3. Đó chính là tâm trạng thực; một tâm trạng phức hợp, có sự đan xen, đấu tranh của nhiềụ luồng tư tưởng, tình cảm của người ra đi trong bài thơ, đúng như trong khổ thơ đầu tác giả đã nói thay cho bạn mình lúc đưa tiễn: "Bóng chiều không thắm không vàng vọt – Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong" và sau đó, đã tô đậm thêm cảm xúc của nhân vật trữ tình trước lúc lên đường.

III. Kết luận

Bốn câu thơ kết bài có giọng điệu rắn rỏi, khảng khái của người thanh niên quyết chí lên đường vì nghĩa lớn nhưng vẫn thấm đượm tình người, tình gia đình, khiến ta càng thêm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ và càng thêm cảm phục anh trước lúc ra đi.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 04:37 PM.

Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.