๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑

๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ (http://tuthienbao.com/forum/index.php)
-   Giải bài tập địa lớp 10 (http://tuthienbao.com/forum/forumdisplay.php?f=1178)
-   -   Giải bài tập địa lớp 10- Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=190193)

adminbao 19-10-2017 10:35 AM

Giải bài tập địa lớp 10- Bài 2 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
 
BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI


Câu 1: Quan sát hình 2.1, hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?
  • Kí hiệu hình học
  • Kí hiệu chữ
  • Kí hiệu tượng hình.
Câu 2: Dựa vào hình 2.2 hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ?




Rõ ràng, phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.
Ví dụ cụ thể để chứng minh cho điều đó như sau:
Khi quan sát vào hình 2.2 ngoài việc bạn nhìn thấy được vị trí của các nhà máy điện bạn còn có thể biết được nhà máy nào đã được đưa vào sử dụng, nhà máy nào đang còn được xây dựng. Bạn cũng biết được trong số những đường dây, đường nào là đường 220KW (màu đen) đường nào là đường 500KW (màu đỏ)….Hay những trạm biến áp có công suất khác nhau...



Câu 3: Quan sát hình 2.3, cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?



- Khi quan sát vào bản đồ hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam ta thấy có các kí hiệu đường chuyển động.
- Trong bản đồ này các đường chuyển động đã thể hiện được:
  • Hướng chuyển động của các loại gió và bão.
Ví dụ: gió mùa mùa đông có mũi tên màu xanh dương có hướng di chuyển từ biển vào lục địa. Hay hướng chuyển của các cơn bão (mũi tên màu đen) có hướng di chuyển từ biển vào biển Đông nước ta và đi vào đất liền.
  • Tần suất khác nhau của các cơn bão.
Ví dụ: mũi tên đen nhỏ nhất thể hiện từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng. Mũi tên lớn nhất thế hiện 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng. Như vậy khi nhìn vào bả đồ, ta sẽ dễ dàng nhận biết được khu vực nào phải đón nhận nhiều bão nơi nào ít xảy ra bão…






Câu 4: Quan sát hình 2.4, hãy cho biết:
  • Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
  • Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?



- Quan sát vào bản đồ hình 2.4 ta thấy: Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng phương pháp chấm điểm. Trên bản đồ này phương pháp chấm điểm thể hiện được sự phân bố của dân số và các đô thị có quy mô dân số ở khu vực Châu Á.
- Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng:
  • Với dân cư mỗi dấu chấm tương ứng với 500.000 người
  • Với đô thị, dấu chấm nhỏ thể hiện đô thị từ 5 đến 8 triệu dân, dấu chấm lớn thể hiện đô thị trên 8 triệu dân.





Câu 5: Các đối tượng địa lí hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?




- Quan sát bản đồ hình 2.2 về công nghiệp điện Việt Nam ta thấy rằng:
  • Các đối tượng địa lí trên bản đồ đều được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu.
  • Thông qua các kí hiệu đó, chúng ta thấy được vị trí phân bố của các đối tượng, số lượng (quy mô), chất lượng cấu trúc cũng như động lực phát triển của các đối tượng…




Câu 6: Hình 2.3 thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?




- Bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động, bản đồ hình 2.3 đã thể hiện được:
  • Hướng gió và tần suất của gió ( gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông, gió tây khô nóng…)
  • Hướng di chuyển và tần suất của bão vào nước ta.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:16 PM.

Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.