๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑

๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ (http://tuthienbao.com/forum/index.php)
-   Kế toán - Tài Chính (http://tuthienbao.com/forum/forumdisplay.php?f=52)
-   -   Doanh nghiệp tạm ngưng rồi tự ý hoạt động lại, có vi phạm? (http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=119184)

sweet_love 25-11-2012 01:58 AM

Doanh nghiệp tạm ngưng rồi tự ý hoạt động lại, có vi phạm?
 
Câu hỏi: Doanh nghiệp (DN) chúng tôi vì lý do riêng không thể hoạt động và đã thông báo tạm ngưng đến ngày 30-11-2005. Tuy nhiên cơ hội làm ăn lại đến đúng vào thời điểm này, nên tôi muốn DN mình hoạt động lại ngay. Xin hỏi trường hợp này DN tôi có hoạt động lại ngay được không? Nếu không được mà tôi vẫn lén lút hoạt động thì có bị xử lý gì không? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt? ( Nguyễn Ba, TP.HCM ).




Trả lời của Luật sư NGUYỄN TRƯỜNG SƠN (Văn phòng Luật sư Công Anh):
Theo Nghị định 37/2003/NĐ- CP ngày 10-4-2003 của Chính phủ, DN có các hành vi sau đây thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
- Thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi tên DN, tên chi nhánh, tên văn phòng đại diện, ngành nghề kinh doanh, vốn đăng ký, thay đổi người quản lý, người đại diện theo pháp luật, thành viên công ty mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đăng ký không trung thực với nội dung thay đổi đối với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Đã không thông báo tạm ngừng hoạt động nhưng vẫn kinh doanh bình thường.
Theo đó DN của bạn phải ngừng hoạt động cho đến khi hết thời hạn tạm ngừng như đã ghi trong thông báo rồi mới được phép hoạt động trở lại. Tức, DN của bạn phải đợi cho đến hết ngày 30-11-2005 rồi mới được hoạt động trở lại.


Nếu DN của bạn vẫn lén lút hoạt động thì tùy theo mức độ vi phạm mà cơ quan chức năng sẽ xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng. Theo Điều 37 Pháp lệnh xử lý các vi phạm hành chính, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm là cơ quan quản lý thị trường nơi bạn đang kinh doanh.
* Người nước ngoài được góp vốn bao nhiêu % khi đầu tư vào Việt Nam ?
Tôi có mấy người bạn ở nước ngoài muốn tham gia đầu tư vốn làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam. Xin cho biết pháp luật Việt Nam hiện nay có cho phép những người đó được đầu tư vốn vào doanh nghiệp Việt Nam hay không? Nếu được thì người nước ngoài được nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn của công ty? (Nguyễn Văn Quang, TP.HCM)
- Trả lời của Luật sư NGUYỄN TRƯỜNG SƠN (Văn phòng Luật sư Công Anh):
Theo Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 36/2003/QĐ - TTg ngày 11-3-2003 của Thủ tướng Chính phủ) thì nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam dưới các hình thức sau:
• Hình thức mua cổ phần:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu (đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa).
- Mua cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần, mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần.
• Hình thức góp vốn:
- Mua lại phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên mới của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Và một số trường hợp góp vốn khác.
Vẫn theo Quy chế này, dù góp vốn hay mua cổ phần thì mức góp vốn hoặc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở doanh nghiệp VN tối đa chỉ được bằng 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp VN. Theo đó, những người bạn ở nước ngoài của bạn được tham gia đầu tư vốn hoạt động sản xuất kinh doanh tại VN theo những hình thức như trên. Lưu ý, quy định “nhà đầu tư nước ngoài tối đa chỉ được nắm giữ 30% vốn điều lệ của công ty”, phải được hiểu là cả một nhóm bạn của bạn tổng cộng chỉ được 30% (không phải cho từng người) mà thôi.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:09 AM.

Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.