![]() |
Nguyên tắc chung về xử lý mất hóa đơn như thế nào để DN nắm được tránh bị xử phạt nặng theo qui định PL hiện hành
PHẦN VII MẤT HÓA ĐƠN VÀ CÁC VI PHẠM DẪN ĐẾN BỊ XỬ PHẠT VỀ VIỆC MẤT HÓA ĐƠN SAI QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 – ĐẶC BIỆT LÀ CHÍNH SÁCH MỚI NĂM 2014 Để không bị cơ quan thuế xử phạt vì làm mất hóa đơn thì DN phải làm đúng quy định của Điều 22 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của BTC, cụ thể: 1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó. 2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định. 2/ DN X (bên mua) làm mất hóa đơn đầu vào của năm 2013 và 2014 thì xử lý như thế nào? Chế tài và Giải pháp cho DN? TH làm mất liên 2 (liên giao khách hàng) xử lý như nào thì bị phạt và như nào thì không bị xử phạt mất liên 2 mà DN mua vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào? a/ Trường hợp bị xử phạt như thế nào năm 2013 và 2014? - Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)? + Từ trước 09/11/2013: Theo K1 Đ34 NĐ 51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 1trđ - 5trđ đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên 2 - Giao cho người mua). + Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K1 Đ39 NĐ 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của CP đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên 2 - Giao cho người mua) trừ trường hợp mất (cháy, hỏng) hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền. - Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)? Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ theo K1 Đ12 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của BTC, cụ thể: + Trường hợp người mua đã tìm lại được hóa đơn đã mất và báo cáo lạivới cơ quan thuế trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền. + Trường hợp trong cùng một thời điểm DN thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đã đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì bị xử phạt theo từng lần mất hóa đơn. + Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người mua thuê thì xử phạt người mua từ 2trđ - 4trđ b/ Trường hợp không bị xử phạt như thế nào năm 2013 và 2014? - Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)? + Từ trước 09/11/2013: Nếu DN thực hiện đúng các thủ tục theo Đ22 TT64/2013/TT-BTC thì không bị xử phạt, ngược lại bị xử phạt từ 1trđ - 5trđ. + Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ, trừ trường hợp mất hóa đơn có lý do bất khả kháng như: Thiên tai, hỏa hoạn - Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)? Từ 02/3/2014: Xử phạt từ 2trđ - 4trđ trừ trường hợp mất hóa đơn có lý do bất khả kháng như: Thiên tai, hỏa hoạn 3/ DN Y (bên bán) làm mất hóa đơn đầu ra của năm 2013 và 2014 thì xử lý như thế nào? Chế tài và Giải pháp cho DN? a/ TH làm mất liên 2 (liên giao khách hàng) xử lý như nào thì bị phạt và như nào thì không bị xử phạt mất liên 2? - Sai phạm bị xử phạt theo luật cũ (2013)? + Từ trước 09/11/2013: Theo điểm b K6 Đ33 NĐ51/2010/NĐ-CP xử phạt từ 5trđ - 25trđ đối với hành vi không báo cáo việc mất hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập (hóa đơn trắng), hoặc hóa đơn đã lập (có nội dung) nhưng chưa giao cho khách hàng. + Từ 09/11/2013-01/3/2014: Xử phạt từ 10trđ - 20trđ theo điểm a K4 Đ38 NĐ109/2013/NĐ-CP đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên 2) trừ trường hợp mất (cháy, hỏng) hóa đơn có lý do bất khả kháng như: Thiên tai, hỏa hoạn Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên 2) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền - Sai phạm bị xử phạt theo luật mới (2014)? Từ 02/3/2014: Xử phạt theo K4 Đ11 TT10/2014/TT-BTC b/ TH làm mất liên 1 và liên 3 (liên lưu và liên dùng để thanh toán) xử lý như nào thì bị phạt và như nào thì không bị xử phạt mất 2 liên này? + Xử phạt theo luật năm 2013? = > Không bị xử phạt + Xử phạt theo luật năm 2014? = > Không bị xử phạt c/ TH làm mất cả cuốn hóa đơn hay nhiều cuốn hóa đơn xử lý như nào thì không bị xử phạt và bị phạt theo qui định PL? = > Xử phạt như đối với mất 01 tờ hoặc nhiều tờ hóa đơn -------------------------- |
Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:54 PM. |
Powered by: vBulletin v3.8.2
Copyright ©2000-2025, Jelsoft Enterprises Ltd.