Xem bài viết đơn
  #1  
03-10-2012, 03:48 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Bình luận Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch




Bài làm

Bài thơ, niềm xúc cảm trong một cuộc đưa tiễn một người bạn của Lí Bạch ư Mạnh Hạc Nhiên, cũng là
nhà thơ nổi tiếng đương thời. Tuy là bạn vong niên, nhưng hai người đồng cảnh, đồng điệu và cùng
thích ngao du sơn thuỷ.
Bạn từ lầu Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng.
Hai câu thơ đầu, nghe chỉ đơn thuần như một lời tường thuật sự việc : về một buổi tiễn đưa bạn,
có nơi đi, lầu Hoàng Hạc, có nơi đến, Dương Châu. Nhưng cũng ngay từ câu thơ này đó bao hàm những
yếu tố trữ tình đầy xúc động.
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

(Giữa tháng ba, mùa hoa khói, xuôi về Dương Châu).

Yên hoa theo nghĩa đen là phồn hoa, ở đây dùng theo nghĩa bóng chỉ cảnh vật diễm lệ của mùa xuân.
Giữa mùa hoa khói, đó là lúc cuối xuân, cảnh đẹp rực rỡ, vừa thực vừa rộng. Xuôi dòng vào giữa
mùa hoa khói. Cuộc đưa tiễn có sương khói mơ màng, lại có sóng nước, có thuyền có bến... làm tăng
thêm sự lưu luyến, làm giàu cả tâm hồn, làm sâu nặng tình “cố nhân”.
Hai câu thơ sau :

Bóng buồm đó khuất bầu không

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

Là những câu thơ dịch thật hay. Tuy vậy dịch giả đó để mất một “nhón tự”.

Cô phàm viễn cảnh bích không tận

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Không phải chỉ là bóng buồm, cánh buồm mà là cánh buồm cô đơn (cô phàm). Bạn đó xuôi dòng Dương
Châu, người đưa tiễn không còn ai tri âm, tri kỉ, nên không chỉ thấy người cô đơn mà cánh buồm trên
sông cũng cô đơn.
Mặc dù, theo sử sách, trên sông Trường Giang thuyền bè đi lại tấp nập, buồm nhiều như bươm bướm.
Vậy mà khi tâm hồn đó cô đơn thì cánh buồm cũng thấy cô
đơn vậy.
Trong thơ hiện đại, khi nói đến sự chia xa, người ta cũng hay dùng hình ảnh cánh buồm.
Anh đi đó, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

(Nguyễn Bính)

Hai câu thơ sau, đương nhiên là tả cảnh : có một người đứng nhìn mói về phía xa, một cánh buồm cô
đơn, rồi đến cánh buồm cũng không còn nữa, chỉ thấy sông Trường Giang chảy lưng trời. Nhưng lại là
những câu tả cảnh ngụ tình. Đọc câu thơ có
thể thấy trạng thái tình cảm của người đưa tiễn. Thời gian lưu lại để nhìn cũng dài lắm,

tầm mắt dõi ra thật xa, có thể đứng ở vùng vị trí trên cao nên càng có thể nhìn ra xa để

thu lại hình ảnh cuối cùng của người ra đi.

Bài thơ nói về sự đưa tiễn mà không thấy bất kì một âm thanh nào, cả lời tiễn biệt lẫn tiếng sóng,
tiếng gió. Chỉ thấy cảnh, thấy hình, thấy tình. Sự vô thanh khiến cho con người càng dồn về chiều
sâu tâm tưởng, làm ra tăng sự trĩu nặng của tình người.
Đề tài tình bạn là một đề tài khá phổ biến trong thơ Đường nói chung và trong thơ Lí Bạch nói
riêng. Với bài thơ nói về tình bạn trong sáng và đằm thắm này, chúng ta càng thấy “Thơ Lí Bạch là
thơ của một tâm hồn phóng khoáng, cớ có hùng tâm khí phách yêu đời, yêu tự do, yêu tổ quốc, yêu
thiên nhiên, ghét cuộc đời tù túng, tầm thường, xấu
xa”.

Trong văn học Việt Nam, những bài thơ hóm mà thân thiết nói về tình bạn như

Bạn đến chơi nhà :

Đó bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

...

Hay những lời nức nở của Nguyễn Khuyến Khóc Dương Khuê Bác Dương thôi đó thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta...

cũng đều là thơ hay ngợi ca một thứ tình cảm đẹp, cần thiết cho mọi lứa tuổi : Tình bạn.


Đề số 43
Thuyết minh lý tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo”


Bài làm
Bình Ngô đại cáo là hiện tượng có một không hai trong lịch sử văn học Việt
Nam. Với ngòi bút của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trói ư nhân vật toàn tài số một của thời phong
kiến ư bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp

“Bình Ngô” như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đó trở thành áng
“Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền
độc lập và vị thế dân tộc. Và điểm cốt lõi mà “Bình Ngô đại cáo” thể hiện ở cả hai tư
cách ấy chính là lý tưởng “nhân nghĩa” mà nhân dân ta mói mói ngợi ca và hướng tới.
Lý tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đó được Nguyễn Trói khẳng
định một cách mạnh mẽ ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm :
“Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân”
Nhân nghĩa trước hết và hơn đâu hết được thể hiện ở mục tiêu an dân. Đem lại cuộc sống ấm no, yên
ổn cho dân vốn là tư tưởng cả đời Nguyễn Trói theo đuổi. Trong thơ văn của mình, ông không ít lần
nhắc đến điều đó :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Cũng luôn cánh cánh “làm cho khắp thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”. Điều quan
trọng là ở đây, Nguyễn Trói nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí, một lý tưởng. Mặt
khác, ngay ở những câu đầu tiên Nguyễn Trói không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ
bằng một hai câu ngắn gọn
ông đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Đó là trừ bạo, an
dân. Muốn theo đuổi và thi hành tư tưởng nhân nghĩa không có cách nào hơn là hướng tới cuộc sống
nhân dân.
Vấn đề cốt lõi đó của tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở cả hai mặt thống nhất :
quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh
đuổi kẻ thù của nhân dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược. Kẻ thù của nhân dân ở đây được
Nguyễn Trói xác định cụ thể là kẻ thù xâm lược, là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân
gây ra bao tai hoạ, đến mức:
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội.
Nhơ bẩn thay thay nước Đông Hải khôn rửa sạch mùi
Đây là một nét mới mà Nguyễn Trói chỉ ra trong tư tưởng nhân nghĩa dựa trên cơ sở thực tiễn lịch sử
dân tộc. Nội dung này không thấy trong tư tưởng, triết lý nhân nghĩa của đạo lý Khổng ư Mạnh. Ngay
trong nét nghĩa mới này vẫn thể hiện sự nhất quán với truyền thống nhân nghĩa đó xác định ở đầu tác
phẩm.
Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng thương dân, chăm lo cho nhân dân. Cao hơn thế, trong quan hệ
với kẻ thù xâm lược, tư tưởng ấy vẫn thể hiện một cách sáng ngời:
chúng ta đánh giặc bằng mưu kế và đánh vào lòng người: “mưu phạt, tâm công”. Với

tư cách là vị quân sư lỗi lạc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trói đó không ít lần dùng những
áng văn chính luận “có sức mạnh hơn 10 vạn binh” của mình để công phạt, khuất phục kẻ thù khiến
cho bọn chúng “chẳng đánh mà chịu khuất”. Không những thế, khi bọn chúng đó khuất phục, đó đầu
hàng nhân dân ta luôn mở cho chúng
con đường sống:
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Cấp cho phương tiện trở về:
Mó Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền... Vương Thông, Mó Anh, phát cho vài nghìn cỗ
ngựa...
Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận, xoa dịu hận thù để không gây hậu họa về sau cũng chính
là đại nghĩa với nhân dân vậy. Bởi lẽ, như bài cáo đó khẳng định "Họ đó ham sống sợ chết, mà hòa
hiếu thực lòng / Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức".
Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta được Nguyễn Trói thể hiện trong bài cáo vừa toàn
diện, vừa cụ thể ; vừa chỉ ra điểm cốt lõi, cơ bản vừa bổ sung những khía cạnh mới mẽ. Bởi thế nó
trở thành điểm ngời sáng trong tư tưởng nhân dân, là tiền
đề cho mọi hành động. Soi chiếu vào thực tiễn cuộc kháng chiến tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp ấy còn
là căn nguyên tạo nên sức mạnh cho nghĩa quân Lam Sơn :
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo
Với lí tưởng nhân nghĩa ấy, quân dân ta có thể khắc phục và vượt qua những khó khăn tưởng chừng
không thể :
Khi Linh Sơn lương het mấy tuần.
Khi Khôi Huyện quân không một đội
Để rồi từ đó có thể lấy ít địch nhiều, dùng yếu chống mạnh mà làm nên thắng lợi vang dội, giúp cho
:
Xó tắc từ đây bền vững
Giang sơn từ đây đổi mới
...Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Ngàn thu vết nhục nhó sạch làu
Có thể nói, Nguyễn Trói đó tổng kết tư tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta thành một truyền thống, một
nguyên lý cao đẹp bằng những lý luận và dẫn chứng đanh thép

cùng những hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi tả. Lí tưởng nhân nghĩa ấy sẽ còn mói trường tồn cùng
sự vững bền vĩnh cửu của dân tộc, đất nước.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn