Xem bài viết đơn
  #2  
24-06-2013, 10:15 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default




Câu 12:Chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc từ 1978 đến nay:
-Mô hình:Từ 1978 TQ mở cửa,cải cách toàn diện nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường trong đó CSTMQT dc thực hiện với các mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu kết hợp với bảo hộ có chọn lọc và từng bc tiến hành tự do hóa thương mại.
a)Chính sách mặt hàng:Chia làm 3 giai đoạn:
+giai đoạn 1:từng bc chuyển từ XK các sản phẩm thô,sơ chế trong đó chủ yếu là nông sản&khoáng sản sang XK các sản phẩm công nghiệp nhẹ,chế biến sử dụng nhiều lao động.
+giai đoạn 2:chuyển từ giai đoạn xuất khẩu các sản phẩm công nghệp nhẹ nhiều lao động sang xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng chế tạo&hóa chất
+giai đoạn 3:chuyển từ XK sp công nghiệp nặng,hóa chất sang XK các sản phẩm công nghệ cao.Trong đó các mặt hàng sả xuất sử dụng nhiều lao động,mặt hàng mang tính đặc trưng dân tộc ưu tiên để XK sang thị trường các nước phát triển.Còn đối với những mặt hàng sử dụng nhiều vốn&công nghệ cao dc tập trung sx để xuất khẩu sang các nước có trình độ thấp hơn.
Đối với nhập khẩu: TQ ưu tiên NK sản phẩm công nghệ như máy móc thiết bị và các nguyên liệu phục vụ cho sx hàng XK
b)Chính sách thị trường:
TQ áp dụng các biện pháp ưu tiên khuyến khích trong việc thâm nhập thị trường mới và thị truờng hiện có bằng cách XK những sp moiứ có khả năng cạnh tranh nhằm đạt dc mục tiêu đa dạng hóa thị trường trong quan hệ TMQT nói chung và XK nói riêng
Mục tiêu đa dạng hóa đx dc thực hiện khá thành công nhờ có sự đóng góp đáng kể của hệ thống các cơ quan thương vụ của TQ ở nc ngoài.
c) Các biện pháp thực hiện:
Giai đoạn từ 1978 đến 2001:
-Hỗ trợ marketing xuất khẩu:Chủ yếu dc thực hiện bởi các văn phòng thúc đẩy XK ở trong nc và các cơ quan thương vụ ở nc ngoài
+Văn phòng thúc đâỷ XK(EPO)thực hiện:
.tư vấn và hỗ trợ cho các DN trong việc đánh giá phân tích và xử lý thị trường
.tư vấn và hỗ trợ các DN trong việc lựa chọn sử dụng công nghệ SX và nguyên liệu đầu vào
.------------------------------------------ thiết kế mẫu mã,kiểu dáng sản phẩm và lựa chọn quy mô SX phù hợp
.giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp về môi trừơng luật pháp,chính sách
+Cq thương vụ:
.Hỗ trợ cho chính phủ trong việc tham gia vào kí kết các hiệp định thương mại,đàm phán để ra nhập các tỏ chức thương mại khu vực và thế giới
.Hỗ trợ chính phủ và các doanh nghiệp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp
.Cung cấp thông tin về thị trường nc ngoài cho các DN trong nc
.Hỗ trợ DN trong việc tìm các khách hàng,kí kết hợp đồng và tạo lập kênh phân phối
.Hỗ trợ các DN trong nc trong việc giới thiệu quảng bá sản phẩm ra thị trường nc ngoài
-Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu
+Xây dựng các hệ thống văn bản pháp luật và các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và giám định chất lượng hàng XK trc khi đưa ra nc ngoài theo các tiêu chuẩn quốc gia,các tiêu chuẩn dc cam kết với nc bạn hàng và các tiêu chuẩn quốc tế.
+Áp dụng thưởng XK đối với 100 SPXK đạt chất lượng cao nhất dc bình chọn hàng năm kết hợp với thành tích thâm nhập thị trường mới
+Hỗ trợ tài chính chủ yếu thông qua chính sách tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp cải tiến công nghệ và áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng hàng XK
-Các biện pháp khác:
+cung cấp tín dụng ưu đãi cho DN Sx hàng XK
+Áp dụng và duy trì tỷ giá thấp đối với đồng nhân dân tệ để khuyến khích XK đồng thời tạo đk cho các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch ngoại hối để đảm bảo cho việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và máy móc
+Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đăc biệt là CSHT giao thông,xây dựng khu chế xuất,đặc khu kinh tế mở tạo môi trng thuận lợi cho họat động sản xuất kinh doanh xuất khẩu.
Giai đoạn từ 2002 đến nay:
Mô hình chính sách thúc đẩy XK tiếp tục đc duy trì đồng thời thực hiện tự do hóa thương mại theo quy định của WTO và các cam kết trong hiệp định thương mại song phương và đa phương
+Tiếp tục thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở thời kỳ trc đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp mới thông qua việc chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật,xây dựng CSHT đào tạo phát triển nguồn nhân lựcđặc biệt là đào tạo nghề.Cụ thể từ 1/1/2002 chính phủ TQ ban hành luật thuế đối kháng và chống bán phá giá nhằm đảm baỏ môi trường cạnh tranh bình đẳng cho hàng TQ và hàng hóa nước ngoài.
+Tănng cường áp dụng các biện pháp kiểm tra và giám định hàng xuất khẩu và tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với hàng xuất khẩu chất lượng cao vào các nước phát triển
+Công tác đào tạo nguồn nhân lực:Chính phủ TQ chú trọng phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề,nâng cao chất lượng đà tạo đại học,cao đẳng trong nc kết hợp với các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế .

Bài học kinh nghiệm rút ra để hoàn thiện chính sách TMQT của Việt Nam:
Chính sách TQ trong thời kỳ này là sự hình thành thế mở cửa nhiều tầng nấc ra mọi hướng.Có thể khái quát theo 1 nguyên tắc đó là cho phép một số vùng giàu lên trc ,trên cơ sở đó lại giúp để phát triển các vùng có tiềm năng tiếp theo.Các họat động cụ thể:
+Kinh nghiệm phát triển các đặc khu kinh tế .Đây chính là việc chọn các vùng có ĐK thuận lợi nhất để mở cửa trc tiên
+phát triển các khu khai thác và phát triển kinh tế kỹ thuật
+cải cách ngoại thương:đưa quyền tự chủ kinh doanh ngoại thương xuống địa phương,đổi mới cơ chế quản lý ngoại thương ,đẩy mạnh chế độ khoán kinh doanh ngoại thương phát triển toàn diện và phối hợp cải cách các thể chế liên quan,phát triển các cơ quan thương vụ ở nc ngoài.
+tiếp nhận đầu tư trực tiếp nc ngoài:xây dựng CSHT,môi trường lập pháp tiếp nhận đầu tư nc ngoài,đa dạng hóa các hình thức đầu tư khuyến khích Hoa kiều,công ty xuyên quốc gia,tư bản lớn đầu tư

Câu 13: Chính sách Đtư quốc tế của Trung Quốc từ 1978-nay. Bài học kinh nghiệm đối với việc hoàn thiện cs Đtu của VN.

* Chính sách Đtu
Qua cải cách mở cửa nền kinh tế từ năm 1978 , nền kinh tế TQ đã có những thay đổi cơ bản, tỷ lệ thị trường điều tiết ngày càng tăng , kinh tế phi quốc doanh trong nước phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp nhà nước mất dần vị trí độc quyền trong rất nhiều lĩnh vực, môi trường kinh doanh phát triển theo hướng có lợi cho cs phát triển kte của đất nước, đầu tư nước ngoài thu hút ngày càng nhiều hơn, cho đến những năm gần đây TQ đã trở thành nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong khu vực Châu A. Dưới đây là cs đầu tư quốc tế của TQ từ năm 1978- nay.
TQ tiến hành mô hình khuyến khích đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư FDI với phương châm lấy thị trường để đổi lấy vốn và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kte-xh của đất nước, trước mắt là thực hiện mục tiêu xuất khẩu.
Để thực hiện mục tiêu trên TQ áp dụng các bp thực hiện:
- Thực hiện quy hoạch và khu vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài theo kiểu mô hình cuốn chiếu từ các vùng ven biển, ven biên giới có đk thông thương thuận lợi vào trong đất liền.
- Thực hiện các bp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo lợi ích tương xứng cho nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo mục tiêu phát triển kte xh quốc gia.
+ Áp dụng các bp ưu đãi về thuế quan theo khu vực đtu và theo tỉ lệ sp xuất khẩu cụ thể: các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong đặc khu kte và xk từ 70% giá trị sp trở lên sẽ được áp dụng mức thuế thu nhập ưu đãi từ 5-10% trong khi mức thuế thu nhập bình quân > 30%
Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp như hoàn thuế giá trị gia tăng, miễn thuế nhập khẩu đầu vào sx cũng được áp dụng với DN sx hàng xk nói chung và DN đầu tư nước ngoài nói riêng.
+ Thực hiện việc đa dạng hóa hình thức đầu tư, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép tự do chuyển đổi hình thức đầu tư. Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện tất cả các hình thức đầu tư.
+ Đa dạng hóa chủ đầu tư trong đó đặc biệt chú trọng việc thu hút vốn đầu tư của Hoa kiều và vốn đầu tư của các công ty mẹ, các tập đoàn kte lớn trên thế giới. Đặc biệt các công ty đến từ các nước có công nghệ nguồn.
+ Để thực hiện thành công trong việc thu hút vốn đầu tư FDI nói chung và mục tiêu đa dạng hóa chủ đầu tư nói riêng để đảm bảo năng lực tài chính, tiếp cận công nghệ hiện đại hàng đầu trên thế giới, TQ đã tăng cường hoạt động xuc tiến đầu tư thông qua mạng lưới cơ quan thương vụ ở nước ngoài và việc giới thiệu những dự án đầu tư lớn với các nhà đầu tư nước ngoài ở trong nước và thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ Quốc Gia.
* Bài học kinh nghiệm của VN
VN có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài như tài nguyên, lao động dồi dào, nhân công rẻ...ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam. Nhưng có một thực tế là, chất lượng của các dự án chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của nó, chưa có nhiều dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn.
Một số những lý do mà Vn chưa đạt được những thành công trong việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đó là:
- Môi trường đầu tư của VN tuy đã được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút FDI diễn ra ngày càng gay gắt đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới
- Hệ thống pháp luật vẫn chưa nhất quán, còn thiếu đồng bộ, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nươc
- Thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn phức tạp, trong quá trình thẩm định dự án còn thiếu thông tin hướng dẫn và các tiêu chí cụ thể để đánh giá dự án
- Công tác quy hoạch còn bất hợp lý, nhất là quy hoạch còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn do chủ trương thu hút đầu tư chưa rõ ràng
- Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, còn yếu kém so với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển không đồng đều về cơ sở hạ tầng giữa các địa phương, đặc biệt giữa các thành phố lớn và các vùng miền núi, tây nguyên, vùng sâu, vùng xa
- Chất lượng lao động của VN dồi dào nhưng chất lượng thấp, thiếu lao động có trình độ cao
- Công tác xúc tiến đầu tư còn kém hiệu quả, quảng bá về hình ảnh và môi trường đầu tư của VN ở nước ngoài còn nhiều hạn chế...
Nhìn vào những thành công mà TQ đã đạt được trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài VN cần rút ra một số bài học kinh nghiệm và áp dụng một số biện pháp mà TQ đã thành công phù hợp với điều kiện nước ta để ngày càng hoàn thiện chính sách đầu tư quốc tế của VN. Đó là việc:
- Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư dài hạn của VN: công bố rộng rãi, rõ ràng danh mục các ngành, lĩnh vực rất khuyến khích đầu tư, khuyến khích, không khuyến khích đầu tư và không cho phép đầu tư nước ngoài.
- Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp chế xuất, với mức ưu đãi về thuế quan, thuế thu nhập, hoàn thuế, miễn giảm thuế đầu vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu
- Đặc biệt khuyến khích, ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, để phát triển nền kinh tế một cách toàn diện, làm giảm sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các vùng, miền
- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, xây dựng các cs ưu đãi nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực như: chế biến nông sản, nghiên cứu phát triển giống cây trồng...
- Mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp FDI để mở rộng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư
- Đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, hoàn thiện công tác thẩm định, cấp giấy phép và quản lý các dự án đầu tư
- Tích cực khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư Việt Kiều với các ưu đãi về thuế quan cũng như quyền lợi của họ.
- Tiếp tục xd cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt về luật sở hữu trí tuệ nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn, công ty mẹ từ các nước công nghệ nguồn.

Câu 14: Đặc điểm chủ yếu của thị trường EU. Các DN Việt Nam cần chú ý những vấn đề gì khi thâm nhập hàng hóa vào thị trường EU
* Đặc điểm thị trường EU:
. Thị trường có qui mô rộng lớn, ptriển vào bậc nhất TG: gồm 15QG với 386 triệu người tiêu dùng. Hiện nay, EU chiếm tới 1/5 gtrị TM toàn cầu.
. Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng: người dân EU co sở thích và thói quen tiêu dùng các loại sp đã có nhãn hiệu nổi tiếng trên TG, những sp ít có danh tiếng rẩt khó tiêu thụ ở thị trg này. Điều này chứng tỏ rằng chiến lược cạnh tranh về já ko fải là jải fáp tối ưu khi thâm nhập thị trg này. Việc làm trước mắt và tối quan trọng đối với các nhà XK vào EU, trong đó có VN, là đầu tư để quảng bá và khuyếch trương thương hiệu.
. EU là 1 thị trường khó tính, chọn lọc kỹ lưỡng: các nhà NK EU luôn có xu hướng đòi hỏi cao đối với HH NK từ nc ngòai vào.
. Thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt, yêu cầu của người tiêu dùng rất cao
. EU là 1 thị trg bảo vệ người tiêu dùng: EU có các qui định rất khắt khe đối với HH NK. EU ktra sp ngay từ nơi sx và có hthống báo động jữa các nc thành viên khi có hiện tượng độc hại; Qui chế nhãn mác sp của EU rất khắt khe, nhất là với hàng thực fẩm, đồ uống, thuốc men và vải lụa; Qui định các thành fần của sp, cách bảo quản; Qui cách đóng gói bao bì..
. Kênh fân fối của EU: về cơ bản cũng như hệ thống fân fối của 1QG, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Hình thức tổ chức fổ biến nhất của kênh fân fối trên thị trg EU là theo tập đoàn và ko theo tập đoàn.
- Yêu cầu của thị trường EU đối với hàng nhập khẩu:
. Tiêu chuẩn chất lượng: ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sx hàng XK sang thị trg EU từ các nước đang ptriển.
. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: các cty chế biến thực fẩm và đồ uống fải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ, từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến
. Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: ký mã hiệu là ytố quan trọng hàng đầu khi HH đc lưu thông trên thị trg EU.
. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: các HH có liên quan đến môi trg fải dán nhãn theo qui định và có chứng chỉ đc qtế công nhận, VD như GAP, hay nhãn hiệu sinh thái Ecolabels. Ngoài ra, các cty ngày càng đc ycầu fải có chứng chỉ về bvệ MT như ISO 14000.
. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội: cấm sd lđ cưỡng bức, lđ tù binh, lđ trẻ em.. Các DN cần ý thức vai trò quan trọng của bộ tiêu chuẩn SA8000.

Giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hđ xk của các DNVN sang EU :
Phía nhà nước:
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý, tạo điều kiện tối đa cho xuất khẩu: CP cần rà soát lại hệ thống luật lệ, điều chỉnh các qui định ko còn fù hợp hoặc chưa rõ ràng, trc hết là luật TM, luật khuyến khích đtư trg nc và luật đtư nc ngoài..
- Phát triển các ngành xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU: NN cần có chính sách cụ thể để ptriền các ngành hàng xk chủ lực sang thị trg EU, thông qua hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo đk thuận lợi trg sx kd cho các DN, đặc biệt là đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trg EU và các mặt hàng mà ta có khả năng xk sang EU như cafe, chè, hạt tiêu, điều..
- Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu: đây là một fương fáp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xk sang thị trg EU.
- Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu: sdụng có hquả quĩ hỗ trợ xk để các DN đc vay vốn với lãi suất thấp, jải quyết đc khó khăn về vốn lưu động và vốn đtư đổi mới trang thiết bị. Bảo lãnh tín dụng xk, tạo đk cho DN thâm nhập đc thị trg EU.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU: thứ nhất, cần đẩy mạnh xây dựng chiến lược fát triển thị trg EU thông qua việc đàm fán ký kết các hiệp định, thỏa thuận TM song fương và đa fương nhằm tạo ra các tiền đề, hàng lang fáp lý thuận lợi để đẩy mạnh xk. Thứ2, thảo luận ở cấp CP để mở cửa thị trường, trc hết đvới những mặt hàng xk chủ lực của VN. Thứ3, NN cần có cs hỗ trợ cho các DN tham ja hội chợ việc làm hoặc hội thảo chuyên đề thị trg, júp các DN tiếp cận trực tiếp tìm hiểu nhu cầu của thị trg và trực tiếp jao dịch với các nhà nk chính của EU.

Phía doanh nghiệp:
- Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU: các DN cần tìm hiểu các nhà nk EU để xk trực tiếp thông qua các thương vụ của VN tại EU, các đại sứ của EU tại VN. Thứ2 là các DN sx và xk của VN có tiềm lực ktế nên liên doanh với các cty xuyên QG EU để trở thành cty con.
- Tăng cường đầu tư máy móc đổi mới công nghệ và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU: các DN VN cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trg và khách hàng để nắm đc đặc điểm của thị trg, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và kênh fân fối trên thị trg, từ đó đưa ra các jải fáp fù hợp để cải tiến và đa dạng hóa sp, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trg EU; cần tăng cường áp dụng hệ thống qlý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP. Điều này júp DN VN có thể tạo ra đc nguồn hàng xk ổn định và thích hợp sang thị trg EU.
- Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU.
Ngoài ra còn một số giải pháp khác như: các DN xk của CN cần chú trọng nâng cao chất lượng và hạ já thành sp để tăng sức cạnh tranh của HH; cần nâng cao năng lực tiếp thị; tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xk sang thị trg EU; chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham ja hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề; cần ngcứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing để ptriển nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trg EU; tổ chức các hoạt động dvụ trc và sau bán hàng để duy trì uy tín của HH VN đvới người tiêu dùng EU...

Câu 15: chính sách thương mại của EU. Những lưu y đối với DNVN xk hàng hóa sang EU
* Nội dung chính sách:
A. mô hình chính sách:
(1) thực hiện chế độ quản lý nhẩu khẩu dựa trên nguyên tắc của WTO. EU đã tạo lập một liên minh thuế quan. Trong đó, có tất cả các hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên phải xoá bỏ, đồng thời phải xây dựng chính sách thuế quan chung với bên ngoài
(2) Eu vừa chủ động thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, vừa bảo hộ mậu dịch trong một trường hợp nhất định nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp của mình trước các đối thủ cạnh tranh
(3) EU đã áp dụng chính sách nông nghiệp chung CAP và chính sách thuỷ sản chung CFP nhằm bảo hộ sản xuất nông nghiệp
(4) EU đã kết hợp những chính sách đa phương khu vực và song phương trong các mối quan hệ kinh tế thương mại
(5) Áp dụng hệ thống thuế quan phổ cập dành cho các nước đang phát triển. Gồm 143 quốc gia độc lập và 36 vùng lãnh thổ
B. Các biện pháp áp dụng:
1, thuế quan:
Điều kiện thâm nhập thị trường EU:
. ĐK liên quan đến HĐTM
. Hàng rào thuế quan và phi thuế quan
. Luật lệ, quy định về chất lượng, sức khoẻ, an toàn và môi trường.
a. Nhóm hàng công nghiệp:
- Mức thuế quan thấp hơn so với các cường quốc kinh tế khác và xếp vào nước có mức thuế thấp nhất trên thế giới và có xu hướng giảm xuống.
- Để bảo vệ ngành công nghiệp của mình: EU thực hiện bảo hộ nghiêm ngặt bằng bp phi thuế quan
- Áp dụng biểu thuế quan chung và thủ tục hải quan chung bằng cách tính mức thuế hải quan chung dựa trên hệ thống mã hàng hoá thông nhất HS
- Thường xuyên điều chỉnh hệ thống thuế quan chung theo hướng cắt giảm phù hợp quy định WTO

* Cách xác định tính thuế:
Dực trên nguyên tắc xuất xứ của hàng hoá và hệ thống chứng từ, giấy phép do nhà XK trình cho cơ quan hải quan và được chia làm 3 nhóm:
(1) Nhóm hàng hoá đến từ các nước được hưởng quy chế MFN (có vn)
(2) Nhóm hàng hoá đến từ các nước được hưởng chế độ thuế quan phổ cập (có vn). Mức độ đánh thuế tuỳ thuộc vào mức độ nhạy cảm của hàng hoá và nó là phương tiện bảo vệ lợi ích kt của EU.
EU chia thành 4 nhóm sau:
. N1: Nhóm hàng hoá rất nhạy cảm: ko khuyến khích NK. Phần lớn là hàng nông sản và một số ít là hàng tiêu dùng
. N2: Nhóm hàng nhạy cảm: EU ko khuyến khích NK. Chủ yếu là thực phẩm, hàng thủ công, dày dép, đtử dân dụng, ôtô......
. N3: Nhóm hàng hóa bán nhạy cảm: EU khuyển khích nk phần lớn thuỷ sản đông lạnh và một số nguyên liệu hoá chất, hàng cn dân dụng
. N4: Nhóm hàng hoá không nhạy cảm: EU đbiệt khuyến khích nk thực phẩm, đồ uông nước khoáng, bia rượu, hàng nguyên liệu cao su, than đa, dừa....
* Xuất xứ hàng hoá:
- Hàng hoá xk sang EU phải ghi rõ địa chỉ nơi sx và cu ng cấp hàng hoá. Trên bao bì của hàng hoá và trong chứng từ hàng hoá phải chứng minh được rõ ràng về tỷ trọng hàng hoá được sản xuất tại các nước xk
- EU áp dụng nguyên tắc xuất xứ gộp: áp dụng đối với hàng hoá đến từ các nước tham gia vào khối liên kết trong khu vực và quốc tế. Vd: VN thuộc ASEAN, ngliệu vn nhập từ các nước ASEAN thì cũng được công nhận của vn.
b. Nhóm hàng nông sản:
- Có nhiều qđ đbiệt với hàng nông sản như: Bảovệ sx lương thực tại chỗ, và theo csách nông nghiệp chung. Nếu giá thực phẩm nk nhỏ hơn mức giá tối thiểu mà EU quy định thì sẽ bị đánh thuế thêm. Áp dụng với hoa quả quanh năm của EU
- Những hàng nông sản có xuất xứ từ các nước đang phát triển, kém phát triển thì EU cho hưởng chế độ thuế đặc biệt
- Áp dung mức thuế nk với hàng nông sản từ 0% đến rất cao. Thuế đỉnh có thể cao gấp 3 lần thuế thông thường. Đánh thuế thấp với hàng thô và đánh thuế cao với hàng chế biến
- Mức độ áp dụng thuế đối với hàng nông sản là rất khác nhau đối với thị trường EU, hàng không nhạy cảm 0%, còn với hàng nhạy cảm thì mức thuế cao: chuối 54%; thịt, sữa, ngũ cốc là 39%.
hàng nông sản vn xuất sang EU rất bất cập
xk hàng chế biến chịu thuế luỹ tiến, giá trị gia tăng cao
xk hàng thô: thuế thấp, giá tri gia tăng thấp
- Thuế chống bán phá gia: áp dụng khi hàng hoá đó bán tại EU với mức giá thấp hơn tại thị trường xuất xứ. Khi vn xk hàng hoá sang EU phải chú ý
EU thành lập uỷ ban TM EU, đưa ra q'định trừng phạt ntn, dựa vào mứac độ thiệt hại đối với các nhà sx của EU: tính thiệt hại thị phẩn, công suất sx, lợi nhuận...
Bp' cấm xk và hạn chế xk được đánh giá cao
- EU áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
2. biện pháp phi thuế quan của EU
- Hàng hoá muốn xk vào thị trường EU phải đbảo 5 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn, lao động và môi trường.
- EU dc coi là một thị trường bảo hộ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan, Đbiệt là hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt, các hang rào kỹ thuật chính là các quy chế nk khẩu chung và các bp bvệ quyền lợi người tiêu dùng được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn: chất lượng, an toàn, lđ, vệ sinh, mt
- Người tiêu dùng Eu khó tính về mẫu mã và thị hiếu chât lượng, mãu mã phải hấp dẫn thì sp mới có cơ hội bán ở thị trường EU
- EU có 1 hthống cảnh báo nhanh do cơ quan quản lý thực phẩm EU
(1) Hạn ngạch:
- Từ 1.1.2005, EU xoá bỏ hạn ngạch đối ngành dệt may đối với các nước thành viên WTO
- Hiện tại, EU chỉ áp dụng hạn ngạch đối với 1 số mặt hàng nông sản: cafe, gạo (2 hàng hoá chủ lực của vn)
(2) Giấy phép nk:
Mđích:
. Bp' để hạn chế nk đối với hàng hoá nhậy cảm và đối với hàng chiến lược nk của EU trong đó có: hàng dệt may, than đá, ngũ cốc...
. Thống kê việc nk đối với 1 số hàng nông sản: thịt bò, thịt cừu, ngũ cốc, sữa, sản phẩm từ sữa, đường...
(3) Cấm NK
Mđích: Đưa ra bp' nhằm bvệ mt, bvệ động thực vật, bvệ an ninh quốc gia. Cấm nk tân dược, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, hàng nông sản có hàm lượng hoá chất cao...
(4) Các biện pháp tự vệ của EU:
Áp dụng 2 cơ chế tự vệ cho sp nông nghiệp:
- Một là: cơ chế tự vệ đbiệt: qđ trong hđ nông nghiệp của WTO, cho phép EU áp dụng thuế bổ sung cho sản phẩm nk nếu giá nk thấp hơn giá trần và sản lượng nhập khẩu quá mức cho phép, gâya tihệt hại cho hđ sx trong nước
- Hai là: Áp dụng cơ chế tự vệ bảo vệ đặc biệt theo tiêu thức giá và số lượng đối với nhiều sp như thịt, gia cầm, thị cứu,cam, quýt, táo...
(5) Hạn chê xk tự nguyện:
Chủ yếu áp dụng trong quan hệ TM vơi các nước phát triển như: MỸ - Nbản
ví dụ như trường hợp thép giữa EU và Mỹ
(6) Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật:
Mđích: Bvệ sức khoẻ, an toàn cho con người. Tuy nhiên nhiều khi họ sd bp' này với mục đich khác như: bp' trả đũa xuất khẩu, bvệ thị trương nước mình trước sự cạnh tranh bên ngoài
- Eu dc xếp vào loại thị trường có tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ cao nhất TG.
- SP nk vào thị trường EU phải đbảo được tiêu chuẩn chung của EU theo hệ thống tiêu chuẩn hàng hoá của Châu Âu
- Chỉ có các cơ quan của các nước thành viến của EU đóng tại châu âu mới có quyền cấp giấy phê chuẩn cuối cùng cho sản phẩm đó
* Tất cả hàng hoá nk vào thị trường EU phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Tiêu chuẩn về chât lượng:
- EU áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 và đay là yêu cầu gần như bắt buộc đối với tât cả các doanh nghiệp sx và xk hàng hoá sang thị trường EU
- ISO 9000 đưa ra những tiêu chuẩn về cả hệ thống: sx, quản lý, chất lượng... đến cả khi bán hàng
- Chỉ mang tính chất hướng dẫn cho DN chứ ko mang tính áp đặt vì mỗi loại hàng hoá có chất lượng khác nhau
- Đối với hầu hết các nước, ISO chỉ là một giấy chứng nhận có giới hạn ko quá 3 năm
Tiêu chuẩn về vẹ sinh thực phẩm (HACCP)
- Đây cũng coi như là yêu cầu bắt buộc đối với những DN xk hải sản ở các nước đang phát triển khi muốn xk sang thị trường EU
- HACCP ko chỉ quan tâm tới thiết bị công nghệ mà còn quan tâm đến bp' quản trị. Đưa ra những bp' nhằm ngăn chặn, hạnn chế những nguy hiểm có thể xảy ra, thiết lập hthống theo dõi, lập báo cáo đánh giá mức phù hợp các nguyên tắc của HACCP
Tiêu chuẩn an toàn cho ngời sd:
- Ký mã hiệu là yêu cầu quan trọng hang đầu đvới hàng hoá lưu thông trên thị trường EU
- Đvới sp lquan đến sức khoẻ con người, đbiệt người tiêu dùng thì phải có ký mã hiệu theo qđ của EU
- Đvới sp thiết bị công nghiệpthì có qđ về nhãn hiệu ECáp dụng chung đối với nhà sx
Bảo vệ môi trường:
EU qđ hàng hoá có lquan đến MT thì dán hàng hoá theo quy định nhãn sinh thái, nhãn tái sinh và có chứng chỉnhư tiêu chuẩn GAP và các nhãn hiệu sinh thái, bộ ISO 14000
Tiêu chuẩn về lao động:
Cấm nk hàng hoá mà trong quy trình sx sd những lao động bị cấm: lao động cưỡng bức, lđ tù nhân, lđ trẻ em... và những tiêu chuẩn này được qđ trong SA 8000
SA 8000 là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội
-> những tiêu chuẩn MT, lđ mang tính chất tự nguyện, nhưng khi các DN sx xk sp sang thị trường EUphải tính đến những yếu tố này
Tóm lại, đối với EU: các bp phi thuế quan ò EU là phổ biến và giữ vai trò quan trọng với thị trường EU hơn là với thị trường TG
Đối với VN: muốn hàng hoá vn thâm nhập vào thị trường EU, DN VN phải ncứu kỹ thị trường. Nhưng điều quan trọng là phải ncứu bps phi thuế quan của EU. Đbiệt là các qđ về tiêu chuẩn kỹ thuật. Đó là một trong những rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp VN khi thâm nhập vào EU

* Những lưu ý đối với các hàng hoá vn khi xk sang thị trường EU

- Đặc điểm thị trường:
. Thị trường rộng lớn
. Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng
. Thị trường có yêu cầu nghiêm ngặt, yêu cầu của người tiêu dùng rất cao
. EU có xu hướng bảo vệ người tiêu dùng
. Các kênh phân phối tại thị trường EU
- Yêu cầu của thị trường EU đối với hàng nhập khẩu:
. Tiêu chuẩn chất lượng
. Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm
. Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng
. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội




Câu 16: Đặc điểm chủ yếu của thị trường HK, Lưu y đối với DNVN khi thâm nhập hàng hóa sang thị trường này
* đặc điểm chủ yếu
- Mỹ là một tt khổng lồ có sức mua lớn, nhu cầu đa dạng: Đây là một thị trường xk đầy tiềm năng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có vn. Hàng hóa tiêu thụ tài tt Mỹ rất đa dạng về chủng loại, phù hợp với các tầng lớp người tiêu dùng theo kiểu “tiền nào của ấy”, với hệ thống cửa hàng phục vụ người giàu, trung lưu và người nghèo
- Hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp: ngoài các bộ luật của chính quyền trung ương, tất cả các bang của Hk đều có quy định riêng. Các quy định riêng chủ yếu tập trung vào chứng nhận an toàn đối với tất cả các loại các sản phẩm được bán hoặc được lắp đặt tại địa phương của họ. Các quy định lại không thống nhất với nhau, thậm chí lại vượt quá cả quy định cấp liên bang
- Mỹ có nhiều quy định chặt chẽ và chi tiết trong buôn bán, các quy định về chất lượng và kỹ thuật: Vì thế, khi các nhà xk chưa nắm rõ quy định về luật lệ ở Mỹ thường cảm thấy khó khăn khi làm việc ở thị trường này. Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng k‎ tại cục hải quan mỹ. Hàng hóa được sao chép hoặc ăn cắp bản quyền của những hàng hóa đã được đăng k‎ bản quyền đều bị cấm nk vào mỹ. Hàng nk vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu xung công
Đi đôi với luật lệ và nguyên tắc về nk hàng hóa, ở Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng hóa nk trong một thời gian nhất định. Có 2 loại hạn ngạch là hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối
- Thị hiếu đa dạng và tương đối dễ tính: Với sức mạnh kinh tế của mình, HK là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Sức mua của người tiêu dùng cao nhưng lại không đòi hỏi qua khắt khe như người tiêu dùng ở EU hoặc NB, nên các quốc gia trên TG, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đều cố gắng xk sang thị trườngnày
- Khác thị trường EU, tại Myc, yếu tố giá cả đôi khi lại có sức cạnh tranh hơn so với chất lượng sp. Người tiêu dùng thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hóa bán tại tt Mỹ phải kèm theo dịch vu sau bán hàng. Số lượng và chất lượng dịch vụ này có ‎ nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc lựa chọn mua hàng. Các nhà kinh doanh tại Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh gay gắt, cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn
- Sự khác biệt giữa thuế FMN à thuế phi FMN là rất lớn: Hnay hàng hóa xk của vn sang mỹ phải chịu mức thuế suất trung bình khoảng 35%, nhưng khi được hưởng quy chế quan hệ bình thường (NTR), hàng hóa Vn chỉ phải chịu mức thuế trug bình khoảng 4-5%. Vì vậy, việcmộtmquốc gia được hưởng MFN cảu MỸ ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh cảu hàng hóa của quốc gia đó trên thị trường Mỹ

* Những lưu y khi thâm nhập hàng hóa sang thị trương HK
- Đặc điểm thị trường:
. Thị trường lớn, sức mua lớn
. Đa dạng về nhu cầu
. Luật pháp phức tạp
. Thị hiếu tiêu dùng đa dạng và dễ tính
. Giá cả là một yếu tố rất quan trọng
. Về thuế quan, có sự khác biệt lớn giữa thuế MFN và thuế phi MFN
- Lưu ý khi thâm nhập vào thị trường Mỹ đối với hàng hoá việt nam
. Có 2 cách tiếp cận thị trường: bán trực tiếp hoặc thông qua đại lý
. Sử dụng chuyên gia tư vấn
. Mua bảo hiểm cho hàng hoá
. Cũng cần có các chứng chỉ như: ISO 9000; SA 8000; HACCP...
. Luôn giữ chữ tín trên thị trường


Câu 17: Những nội dung chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý những vấn đề gì khi thâm nhập hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ.
Những nội dung chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ
Giai đoạn 1990-nay:
Mục tiêu:
Tiếp tục khẳng định vị thế cường quốc kinh tế của mình trên thế giới và tăng cường sự ảnh hưởng nền kinh tế Hoa Kỳ thông qua các tổ chức.
Mô hình chính sách:
Tiếp tục thực hiện lộ trình tự do hóa thương mại cụ thể như: Cắt giảm thuế quan đồng thời chuyển sang áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan mang tính chất tinh vi hơn.
Công cụ và biện pháp chủ yếu
Biện pháp thuế quan
Hoa Kỳ sử dụng thuế quan là công cụ phổ biến chung đối với tất cả các nước có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ: Áp dụng theo quy định của WTO
Hệ thống thuế quan là biểu thuế quan hài hòa, thống nhất giữa các bang của Hoa Kỳ và chính thức áp dụng từ 1/1/1989 và biểu thuế quan này được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng
Hầu hết thuế quan của Hoa Kỳ là thuế theo trị giá từ mức 1% cho tới 90% nhưng hầu hết các hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ chỉ chịu mức thuế 2-7%. Mức thuế tối huệ quốc chịu 4%. Riêng giày dép và diệt may chịu mức thuế cao hơn vù 2 hàng này cần nhiều lao động là lợi thế của những nước đang phát triển, chính vì thế đây là những mặt hàng mà Hoa Kỳ bảo hộ. Một số hàng nông sản và một số hàng chưa qua chế biến chịu đánh thuế theo khối lượng, một số hàng khác được dánh thuế gộp. Hoa Kỳ thường nhập khẩu các mặt hàng như cà phê, hạt tiêu…
Đối với những nước đang phát triển chính sách thuế được qui định khác thể hiện thông qua các đạo luật như sau:
+ Đối với nước đang phát triển là thành viên của WTO thì được hưởng qui chế tối huệ quốc (qui chế thương mại bình thường). Chịu mức thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ 0-4%.
+ Đối với nước chưa phải là thành viên WTO nhưng có hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ thì biện pháp thuế quan áp dụng mang tính chất song phương gần đạt mức độ đối xử của WTO. Riêng với những nước có hiệp định thương mại song phương thì hàng năn tổng thống sẽ xem xét lại ưu đãi thương mại để xem có được gia hạn hay không.
+ Đối với những nước có quyền lợi đối nghịch với Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế gần như hoàn toàn trong quan hệ thương mại đối với Hoa Kỳ. Tuy nhiên họ vẫn được hưởng quy chế tối huệ quốc nếu tuân thủ theo hai điều khoản:
* Jack Sơn-Vanik: của đạo luật thương mại 1974 yêu cầu một nước không được từ chối hoặc hạn chế quyền hay cơ hội di cư của công dân nước họ
Ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ
Áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cấp. Hoặc được những ưu đãi thuế quan đaực biệt dành cho những hàng hóa có bộ phậ cấu thành được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc áp dụng ưu đãi thuế quan cho một sản phẩm nhất định từ một số nước thông qua đạo luật ưu đãi thương mại Andean
* Sáng kiến vịnh Caribean: Hầu hết sản phẩm từ Trung Mỹ khoảng 24 nước sẽ được hưởng chính sáhc ưu đãi đặc biệt naỳ
Ngoài ra còn ban hành các loại thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng.
Biện pháp phi thuế quan:
Hạn ngạnh: Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch với các loại hàng hóa khác nhau và bao gồm hai loại hạn ngạch:
Hạn ngạch tuyệt đối: Qui định lượng hàng hóa lớn nhất được pháe nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong vòng một năm. Áp dụng chủ yếu cho hàng dệt may, tuy nhiên sẽ xóa bảo cho các thành viên của WTO. Chính phủ cấp hạn ngạch thông qua hệ thống tự động để tránh tiêu cực.
Hạn ngạch thuế quan: Những hạn ngạch và phí đối với một số hàng nông sản sang hạn ngạch thuế quan như sảp phẩm đường, thịt. Những sản phẩm được Hoa Kỳ áp dụng trong Hạn ngạch thuế quan: khối lượng sản phẩm không vượt quá cho phép nhưng nếu vượt quá vẫn được xuất khẩu sang nhưng phải nộp tăng thuế.
Quyền hạn chế nhập khẩu theo một số luật về môi trường
Đạo luật bảo vệ các loài động vật có vú
Đạo luật bảo vệ các loài động vật có nguy cơ lâm nguy 1973
Đạo luật cấm đánh các bằng lưới quét ở các vùng biển xa bờ
Đạo luật bảo vệ các loài chim tự nhiên
Quy định về tiêu chuẩn sản phẩm: Luật thương mại của Hoa Kỳ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn sản phẩm dựa trên những qui định của WTO. Các qui định sản phẩm muốn xuất khẩu dang thị trường Hoa Kỳ phải đáp ứng yêu cầ vệ sinh an toàn thực phẩm theo luật pháp của Hoa Kỳ và dần dần mang tính tiêu chuẩn hóa.
Bảo vệ quyề sở hữu trí tuệ:
Tất cả sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường Hoa Kỳ về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế nếu như đã được đăng ký thì đều được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Luật pháp của Hoa Kỳ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Hoa Kỳ được coi là phát triển nhất thế giới và được dựa trên hiệp định Trip của WTO và một số công ước được nhiều nước trên thế giới công nhận.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Hoa Kỳ áp dụng đơn phương nhằm hạn chế những hàng hóa nhập khẩu có quy mô lớn gây thiệt hại cho sản xuất trong nước và thường được áp dụng trong quan hệ thương mại với các nước phát triển như Nhật Bản, tây âu, NIEs.
Hoa Kỳ còn quy định về hàng hóa được phép xuất khẩu hay nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý những vấn đề sau khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ
Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một thị trường lớn và sức mua lớn đa dạng về nhu cầu
Luật pháp hết sức phức tạp vì có luật pháp của Liên bang và luật pháp của từng bang khác nhau
Thị hiếu tiêu dùng đa dạng và dễ tính
Giá cả là yếu tố quan trọng
Có sự khác biệt giữa thuế quan tối huệ quốc và phi tối huệ quốc
Những vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý
Những qui định luật pháp, chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động thương mại: Đó là các vấn đề về luật hải quan như nhãn mác xuất xứ hàng hóa, phí và hạn ngạch nông sản, các mặt hàng hạn chế nhập khẩu, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, các chế độ thuế quan của Hoa Kỳ…
Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ BTA và những hiệp định song phương, đa phương nói chung: Việt Nam đã là thành viên của WTO nên hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ có những thuận lợi nhất định. Thêm vào đó là BTA cũng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên các doanh nghiệp cùng cần nắm bắt những quy định trong các hiệp định này .
Đối thủ cạnh tranh: Có thể thấy được những lợi nhuận và tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ là rất lớn, chính vì thế cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để chiếm thị phận xuất khẩu vào thị trường này. Chúng ta đặc biệt cần chú ý các đối thủ có những đặc điểm tương đồng đối với chúng ta như Trung Quốc, các nước trong khu vực ASEAN, chính vì thế họ chỉ cần có một vài ưu thế vượt trội hơn là có thể đánh bật các doanh nghiệp Việt Nam ra khỏi thị trường Mỹ nên chúng ta cần lưu ý.
Khả năng thích ứng của các sảp phẩm cuả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn thâm nhập vào thị trường nước này: Chẳng hạn như mặt hàng thủ công mỹ nghệ một thế mạnh của Việt Nam ngoài giá thành cao, vận chuyển xa thì tính thẩm mỹ còn chưa phù hợp với thị hiếu của Mỹ. Trong khi đó các mặt hàng này của Trung Quốc lại đáp ứng được thị hiếu đó và xuất hiện khắp nới trong các shop của Mỹ
Chú ý khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ phải mua bảo hiểm vì đây là thị trường có lợi nhuận cao đi kèm rủi ro rất lớn, trước khi xuất khẩu thì phải có chứng chỉ HACCP và ISO cho hàng hóa. Vì luật pháp Hoa Kỳ tất phức tạp nên cần phải sử dụng đội ngũ tư vấn luật pháp


-


Câu 18: Những mục tiêu và tình hình thực hiện chính sách viện trợ quốc tế của Hoa Kỳ
Mục tiêu: Thúc đẩy quan hệ thương mại kinh tế -chính trị giữa Hoa Kỳ với các quốc gia thông qua đó hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại toàn cầu của Hoa Kỳ.
Tình hình thực hiện:
Nguồn ODA chủ yếu của Hoa Kỳ danh cho khu vực Trung Đông, một phần nhỏ dành cho khu vực Châu Á . Theo như yêu cầu của Liên Hợp Quốc thì những nước phát triển phải dành 0,7% GNI cho viện trợ nhưng Hoa Kỳ sử dụng số tiền cho viện trợ rất thấp vả chủ yếu cung cấp cho Iseren và Ai Cập là những đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ ( Chiếm trên 50% tổng ODA vào khoảng 5 tỷ USD)
Năm 2004 ODA của Hoa Kỳ tăng vọt và cao nhất từ trước đến nay chủ yếu cho Apganistan và Irắc
ODA dành cho Châu A chếm 9%
Còn đối với Châu Phi thì LHQ đã khuyến cáco các quốc gia phát triển dành ODA cho khu vực này nhưng Hoa Kỳ chỉ dành 0,1% GDP và đây là mức thấp nhất
ODA thường đầu tư vào quân sự những nước được coi là đối tác đồng minh của Hoa Kỳ như Thái Lan, Indonexia, Philipin, Trung cận đông. Hoặc đầu tư phát triển cơ sở hạ tânf và dự án nông thôn. Viện trợ nhân đạo phòng chống dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt…
Trong số ủy ban viện trợ phát triển thì Hoa Kỳ là một trong 22 quốc gia viện trợ lớn nhất thế giới với mức bình quân 19tỷ USD/năm. Nhưng nếu tính theo GDP thì chưa đáp ứng được yêu cầu của LHQ là 0,7% GDP
Các lĩnh vực được viện trợ Mỹ là: Giáo dục, y tế và dân số (11%); nước và vệ sinh (4%); cơ sở hạ tầng xã hội (8,1%); giao thông, thông tin và năng lượng (5,4%); nông nghiệp (4,4%); sản xuất (4,2%); viện trợ chương trình (27,3%); giảm nợ (7%); viện trợ lương thực và cứu trợ khẩn cấp (18%) và các lĩnh vực khác (10,6%).
Đối với Việt Nam:
Các mục tiêu và ưu tiên của chương trình viện trợ ở Việt Nam đã định hình. Các chương trình của USAID được phân thành 3 nhóm lớn:
Nhóm thứ nhất tập trung vào việc bình thường hoá Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, bao gồm các chương trình Viện trợ nhân đạo và y tế.
Nhóm thứ hai, liên quan tới quá trình mở cửa của Việt Nam với thị trường thế giới.
Nhóm thứ ba là quản lý môi trường đô thị
Năm 1994 Hoa Kỳ nối lại viện trợ cho Việt Nam và số viện trợ đó lại tăng lên trong những năm gần đây. Năm 1996: 2 triệu USD thì 2005 là 25 triệu USD
Viện trợ chủ yếu thông qua cơ quan USAID là cơ quan phát triển quốc tế
Lập văn phòng đại diện tại Hà nội năm 2000
Cung cấp một số nguồn khác nhau thông qua Bộ lao đọng của Hoa Kỳ và Bộ nông nghiệp. Chính phủ không tham gia viện trợ trực tiếp mà thông qua các cơ quan
Lĩnh vực:
Tăng cường đầu tư vào thương mại
Cải thiện hệ thống dịch vụ cho các nhóm đối thượng chịu thiệt thòi được lựa chọn
Hỗ trợ thông qua một số chương trình: hỗ trợ thực thi Hiệp định thương mại 6 triệu USD năm 2002-2004
Chương trình phòng chống HIV-AID tại Việt Nam 2 triệu USD từ 2003-2008
Chương trình sữa học đường 9,2 triệu USD
Năm 2003 ký hiệp định hợp tác giáo dự và mỗi năm dành cho Việt Nam 5 triệu USD từ 2003-2013
Chương trình Fullbright 4 triệu USD/năm cho phép giáo viên đủ tiêu chuẩn của Việt Nam sang Mỹ giảng dạy.

Câu 19 – CSKTĐN: Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ
- Mục tiêu:
o Khai thác các nguồn đầu vào với chi phí thấp của nước ngoài.
o Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại nói chung và mở rộng thị trường xuất khẩu nói riêng cho các doanh nghiệp trong nước.
o Kéo dài chu kỳ sống của công nghệ, tăng thu lợi nhuận.
o Mở rộng thêm ảnh hưởng với các nước.
- Nội dung chính sách:
o Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách đầu tư ra nước ngoài thông qua việc đưa ra những biện pháp với các công ty đầu tư ra nước ngoài. Những chính sách này chủ yếu thực hiện thông qua cơ quan đầu tư tư nhân hả ngoại ( Hỗ trợ vốn, cung cấp thông tin).
o Bảo hiển đầu tư: thực hiện những bảo hiểm rủi ro, chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm tước đoạt ( Bồi thường cho cac doanh nghiệp khi bị nước bản địa quốc hữu hoá tài sản).
o Bảo hiểm chính trị: do cơ quan OPIC bồi thường ( rủi ro do nạn khủng bố).
o Cung cấp thông tin chủ yếu do OPIC cung cấp về 160 nước và cùng lãnh thổ trên thế giới.
o Chính phủ Hoa Kỳ tiến hành ký kết các hiệp định song phương và đa phương nhằm tạo khung pháp lý thuận lợi cho đầu tư ra nước ngoài, đến nay Hoa Kỳ đã ký hiệp định song phương với khoảng 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 60 quốc gia Hoa Kỳ đã ký hiệp định chống đánh thuế hai lần. Đặc biệt Hoa Kỳ đã ký hiệp định đa phương thông qua ký với WB thành lập tổ chức đầu tư đa phương.
- Các ngành công nghiệp được chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài là: Công nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp ráp, ngân hàng tài chính – đây được coi là những ngành tiêu chuẩn hoá cao.

Các biện pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam:
- Tình hình đầu tư vào Việt Nam của Hoa Kỳ:
o Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tư rất lớn vào Việt Nam:
§ Về FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại (không kể đầu tư qua nước thứ 3), Hoa Kỳ có 289 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, vốn thực hiện đạt khoảng 777 triệu USD.
§ Riêng 8 tháng đầu năm 2006, đã có 25 dự án đầu tư mới được cấp phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký 444,2 triệu USD, đứng thứ 3 trong tổng số 33 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
§ Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng những con số nêu trên chưa phản ảnh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Nếu tính cả đầu tư thông qua nước thứ ba, thì tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD, đứng thứ 7 trong tổng số 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
o Các ngành Hoa Kỳ đầu tư chủ yếu là: công nghiệp, dầu khí, một phần nhỏ vào nông – lâm – ngư nhiệp.
o Hình thức đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài, theo hình thức liên doanh khoảng 18,7% số dự án, với hình thức BCC thỉ chủ yếu là đầu tư thăm dò địa khí.
- Giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong chu chuyển vốn FDI trên thế giới. Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ coi những ưu đãi về thuế là yếu tố cần thiết; nhưng điều họ quan tâm nhất là thị trường, chi phí đầu tư, lao động có tay nghề, kết cấu hạ tầng, tính minh bạch và ổn định của pháp luật và thủ tục hành chính đơn giản. Vì vậy, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp hợp lý theo hướng sau:
· Thực hiện triệt để các chính sách như : xoá bỏ các quy định đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá, giá trị công nghệ chuyển giao, nguyên tắc nhất trí trong hội đồng quản trị trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo lộ trình Việt Nam đã và đang cam kết cho các nhà đầu tư nước ngoài...
· Các nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư mà VN phải nhắm tới, đó là:
· Tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
· tuyên chiến và có biện pháp hữu hiệu đẩy lùi nạn tham nhũng;
· cải thiện tốt hơn nữa hạ tầng cơ sở bằng việc khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư;
· cải thiện hệ thống giáo dục đại học và sau đại học;
· hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội (luật pháp, chính sách liên quan đến các đối tượng thụ hưởng)...


Câu 20 (C/s KTĐN): Những nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO. Cho ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
1. Nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của VN từ năm 1986 đến nay.
Từ năm 1986, ĐH VI của Đảng đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của TMQT do đó đã đề ra chính sách TMQT như sau:
- Phải đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
- Áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các nước XHCN cũng như các nước khác trên thế giới
- Tiến hành các hoạt động TMQT theo quan điểm mở cửa (đa dạng hoá thị trường, từng bước gắn liền nền kinh tế nước ta với thị trường quốc tế theo nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi)
- Nghị quyết cảu Hội nghị TW VI của ban chấp hành TW đã khẳng định:
ØPhải dứt khoát chuyển các hoạt động sang hạch toán kinh doanh trên cơ sở Tỷ giá hối đoái thống nhất và linh hoạt, hình thành theo cơ chế kinh doanh.
ØChính sách thuế phải thực sự khuyến khích và phát triển có định hướng các hoạt động kinh tế đối ngoại, khuyến khích các cơ sở làm hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm thị trường ổn định, lâu dài, có hiệu quả cao.
- Đầu thập kỷ 90, khi hệ thống XHCN xụp đổ và hội đồng tương trợ kinh tế không còn tồn tại, những hạn chế đối với TMQT càng được nới lỏng (phần lớn các hạn ngạch XNK được bãi bỏ):
Ø Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được xuất khẩu trực tiếp mà không còn thông qua các công ty thương mại của Nhà Nước.
Ø Hệ thống giấy phép XNK được nới lỏng, phạm vi hàng hoá phải xin cấp giấy phép xuất khẩu giảm mạnh.
Ø Thuế quan và các loại thuế thương mại ngày càng được tính toán hợp lý hơn.
Ø Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế hoàn thuế nhập khẩu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu.
Ø Cho phép các doanh nghiệp tư nhân được phép tham gia vào hoạt động XNK trực tiếp.
Tất cả các cải cách trên nhằm hướng tới tự do hoá thương mại trong lĩnh vực kinh tế Nhà Nước, giúp các doanh nghiệp nhạy cảm hơn với các tín hiệu thị trường đồng thời có tính chủ động hơn trong việc đề ra quyết định sản xuất kinh doanh XNK.
- Chính phủ đã tiến hành các bước cải cách theo xu hướng tự do hoá thương mại đặc biệt là trong những năm gần đây thông qua việc tham gia một cách tích cực vào các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế.
2. Các giải pháp chủ yếu nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.
2.1.Giải pháp từ phía Nhà Nước
- Mở rộng và phát triển các quan hệ KTQT, quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.
- Đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động XNK theo hướng minh bạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh có hiệu quả. Mặc dù luật thương mại đã thực thi nhưng Việt Nâm cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản dưới luật cho việc thực thi luật được thuận lợi hơn đặc biệt là các quy định về Hải quan.
- Phải có chiến lược quy hoạch, xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu có giá trị cao thông qua phát triển công nghệ chế biến, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh việc mở rộng thị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là những thị trường có sức mua tương đối lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận lợi hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn. Mặt khác tránh hiện tượng chạm chán trên sân nhà và giảm uy tín của hàng Viêt Nam.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt cần đào tạo đội ngũ cán bộ ngoại thương chuyên nghiệp và hiểu biết luật pháp và thông lệ quốc tế.
2.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp
- Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thuỷ sản, dệt may...
- Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng, tăng cạnh tranh, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành và giá xuất khẩu. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay nên tập trung vào công nghệ bảo quản và công nghệ chế biến.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinh doanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần. Các doanh nghiệp có thể nghiên cứu chính sách thương mại, mở văn phòng đại diện, thành lập cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường XNK lớn, đào tạo đội ngũ nhân viên Marketing giỏi.
- Tăng cường công tác quảng cáo và khuyếch trương các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp.
- Thúc đẩy liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường tiềm lực xuất khẩu, thành lập các hiệp hội xuất khẩu.
- Tiếp cận tốt các kênh phân phối ở các thị trường khác nhau. Ví dụ đối với EU cần thông qua các tập đoàn, đối với Mỹ cần thông qua các hiệp hội.
- Đa dạng hoá thị trường và trong một thị trường cần đa dạng hoá mặt hàng (tránh tình trạng khi hàng xuất khẩu của nước ta tăng lên đạt đến một quy mô nhất định thì các nước nhập khẩu lại dựng lên hàng rào kỹ thuật).
3. Ví dụ minh họa: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
a.Thực thi chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Phần lớn hàng may của Việt Nam xuất khẩu trong thời gian qua là hàng gia công cho các nước, vì vậy các doanh nghiệp đơn vị gia công chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp may Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn và đầu tư thích đng cho hoạt động này.
b. Làm tốt công tác đào tạo các nhà thiết kết mẫu sản phẩm may có trình độ quốc tế để có thể sáng tạo và chủ động tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng, có tính khác biệt và hấp dẫn người tiêu dùng, tránh thụ động làm theo các đơn đặt hàng của các hãng lớn ở các nước hoặc bắt chước mẫu của người khác. Một hạn chế lớn của hàng may Việt Nam là thường làm theo kiểu dáng của các sản phẩm mà các nước khác đã làm, ít có tính sáng tạo và độc đáo.
c. Nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành sản phẩm. Ngành may mặc Việt Nam có ưu thế là giá nhân công rẻ nhưng tổng chi phí cho một đơn vị sản phẩm lớn hơn so với nhiều nước khác. Lợi thế giá nhân công rẻ sẽ mất đi khi chúng ta gia nhập WTO và Chính phủ cải cách tiền lương. Để hạn giá thành sản phẩm, ngoài việc hiện đại hoá công nghệ thì điều quan trọng là phải nâng cao tay nghề và kỹ năng của công nhân để nâng cao năng suất lao động ngành.
d. Giữ gìn chứ tín trong kinh doanh. Chữ tín ở đây không chỉ giới hạn trong vấn đề chất lượng, giao nhận và thanh toán mà còn trong việc kinh doanh theo thông lệ và cam kết quốc tế.
e. Đẩy mạnh nghiên cứu các thị trường trọng điểm, các thị trường ngách, vì khả năng các doanh nghiệp Việt Nam giữ và tăng thị phần ở các thị trường trọng điểm và truyền thống là rất thấp. Đặc biệt cần quan tâm đến thị trường Nga và các nước Đông âu.
f. Đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở phát triển vững chắc thị trường trong nước. Thị trường trong nước là nơi có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng và lợi thuận hơn so với thị trường ngoài nước, giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn đầu tư phát triển, là nơi bắt đầu của quá trình xây dựng thương hiệu và uy tín của sản phẩm.


Câu 21: Những nội dung chủ yếu trong chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay. Các giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện hôi nhập kinh tế quốc tế
1. Những nội dung chủ yếu trong chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam từ 1986 đên nay
Chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam
Mô hình chính sách: Từ năm 1986 đến nay, Việt nam đã thực hiện chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước trong đó ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, khai thác hiệu quả nguồn lực trong nước.
Các biện pháp thực hiện
1. Trong quá trình thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài ngày càng được hoàn thiện thông qua việc ban hành các văn bản bổ sung và tiến tới ban hành luật đầu tư chung nhằm khắc phục những hạn chế của Luật đã ban hành đồng thời đưa ra những điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi của mục tiêu phát triển trong nước và bối cảnh thế giới. Tiến tới xây dựng một khung pháp luật về đầu tư thống nhất phù hợp với thông lệ quốc tế.
- 1987: Việt nam ban hành luật đầu nước ngoài, luật này khá thông thoáng , cởi mở có nhiều ưu đãi nhất so với các nước trong khu vực.Tuy nhiên do ban hành lần đầu tiên nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết và còn chứa đựng những điều trái với thông lệ quốc tế.
- 1990: Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã qua sửa đổi và bổ sung. Luật này cho phép các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được trực tiếp hợp tác đầu tư với nước ngoài
- 12/1992: Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi và bổ sung, Luật này cho phép các công ty tư nhân được hợp tác đầu tư với nước ngoài, hình thức đầu tư cũng được mở rộng thêm đó là Khu chế xuất và hơp đồng xây dựng - kinh doanh- chuyển giao
- 11/1996: Quốc hội Việt nam đã ban hành luật sửa đổi và bổ sung nước ngoài lần thứ 3 với mục đích xem xét và điều chình một cách đồng bộ với hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng cái gì quy định “quá lỏng” thì xiết lại và cái gì quá chặt thì xiết ra như: Mở rộng thêm một số hình thức đầu, rút ngắn thời gian thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án nước ngoài từ 90 xuống còn 60 ngày
- 1/1998: Chính phủ đã ban hành nghị định 10/CP về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định cho phép các DN 100% vốn nước ngoài được chuyển lỗ tối đa không quá 5 năm; cho phép các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư được hưởng mức thuế lợi tức ưu đãi trong suốt thời gian hoạt động
- 11/2005 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư chung, Lụât này đã có những chính sách ưu đãi phù hợp hơn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như: Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế; Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư...
2. Chủ động tham gia có hiệu quả vào cơ chế song phương, khu vực và trên thế giới để điều chỉnh hoạt động FDI theo hướng mục tiêu chung: tự do hoá hoạt động đầu tư.
Thể hiện: Việt nam đã ký hiệp định khuyến khích đầu tư với 147 nước
3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường thể hiện: Bên cạnh luật đầu tư, luật doanh nghiệp đấu thầu được ban hành và một số đạo luật khác được sửa đổi, ban hành một số đạo luật còn thiếu..
4. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng một cửa, gọn nhẹ, đầy đủ
5. Về đầu tư kết cấu hạ tầng, trong những năm gần đây Nhà nước chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các dự án FDI
6. Trong thời gian vừa qua Chính phủ sử dụng nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư: Giới thiệu hình ảnh của Việt Nam ra thị trường thế giới, tham gia các cuộc hội thảo đầu tư mang tính chất quốc tế, thực hiện các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo tới các nước trên thế giới...
Hiện nay Việt Nam có khoảng 16 trung tâm xúc tiến đầu tư
Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác
2. Các giải pháp chủ yếu để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong điều kiện hôi nhập kinh tế quốc tế
2.1 Giải pháp từ phía nhà nước
- Nhà nước tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư theo hướng đồng bộ và hấp dẫn; Thực hiện có hiệu quả công tác phân cấp quản lý về các Tỉnh, Thành phố; Đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội; Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết của Việt nam với các tổ chức quốc tế; thực hiện chống tham nhũng một cách hiệu quả...
- Hoàn thiện công tác quy hoạch ở tất cả các ngành kinh tế trọng điểm nhằm tránh tình trạng cùng một thời điểm có quá nhiều dự án được cấp giấy phép dẫn đến hiện tường đầu tư tràn lan kém hiệu quả... Trong đó xác định các ngành, lĩnh vực, địa bàn ưu tiên đầu tư, các lĩnh vực và địa bàn đầu tư khó khăn có sự khuyến khích và ưu tiên đầu tư của Chính phủ
- Thực hiện tốt chính sách giải phóng mặt bằng gắn với tái định cư, giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động....
- Tiếp tục đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại kết cấu hạ tầng ngày hiện đại, đạt trình độ quốc tế. Chú trọng đến kết cấu hạ tầng xã hội như hệ thống giáo dục, y tế, bảo hiểm...
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư và cung cấp thông tin giúp cho việc lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với đặc điểm của từng dự án
- Cải cách bộ máy hành chính theo hướng gọn nhẹ, có hiệu lực.Tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng phân cấp quản lý đầu tư cho các UBND tỉnh và thành phố trực thuộc . Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý dự án sau cấp phép
- Cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn giải quyết các thủ tục đầu tư và quản lý dự án để đảm bảo đội ngũ cán bộ này vừa có đức lại vừa có tài.
- Chính phủ cần nâng cao các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư, tạo sự an toàn khi họ đầu tư vào Việt Nam.
2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc xúc tiến thu hút vốn FDI như: Xây dựng các trang Web riêng giới thiệu về công ty; Tham gia các hội chợ và diễn đàn doanh nghiệp quốc tế; Nắm bắt kịp thời các chủ trương và chính sách của nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI..
- Các doanh nghiệp cần chủ động đầu máy móc, công nghệ nhằm nâng cao năng sức lao động, tạo nên những sản phẩm có chất lượng tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Lao động là một trong những nhân tố rất quan trọng quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để tăng thêm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn