Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 12


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
13-09-2012, 04:55 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Nhà thơ Chế Lan Viên




Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan (còn có bút danh khác Chàng Văn), sinh ngày 14 tháng 1 năm 1920, tại Đông Hà, Quảng Trị. Mất ngày 24 tháng 6 năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam 1957.

Trước cách mạng Chế Lan Viên sống ở Quy Nhơn (do đó ông coi Bình Định là quê hương thứ hai của mình). Năm 1937 khi học ở trường Trung học Quy Nhơn. Chế Lan Viên đã sáng tác thơ. Năm 1939, Chế Lan Viên ra học ở Hà Nội, sau đó vào làm báo ở Sài Gòn, rồi dạy học ở Thanh Hóa và Huế. Cách mạng tháng Tám (1945), Chế Lan Viên tham gia cách mạng tại Quy Nhơn. Sau đó ra Huế làm báo Quyết Thắng của Việt Minh Trung bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên làm công tác báo chí ở Liên khu IV, khi ở Thanh Hóa, khi ở vùng bị chiếm Bình Trị Thiên.

Năm 1954, hòa bình lập lại, Chế Lan Viên về sống và hoạt động ở Hà Nội. Ông đã đảm nhiệm nhiều công việc; ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, Đại biểu Quốc Hội các khóa 4, 5, 6 và 7, ủy viên Ban Thống nhất của Quốc Hội khóa 4 và 5, ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc Hội các khóa 6 và 7, ủy viên Ban Thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

Sau khi đất nước thống nhất. Chế Lan Viên vào công tác và hoạt động văn học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm:

THƠ:

Điêu tàn (1937)
Gửi các anh (1954)
Ánh sáng và phù sa (1960)
Hoa ngày thường
Chim báo bão (1967)
Những bài thơ đánh giặc (1972)
Đối thoại mới (1973)
Hoa trước lăng người (1976)
Hái theo mùa (1977)
Hoa trên đá (1985)
Tuyển tập Chế Lan Viên (2 tập, 1985)
Di Cảo I (1994)
Di Cảo II (1995)

VĂN XUÔI:
Có các tập ký: Vàng sao (1942)
Thăm Trung Quốc (1963)
Những ngày nổi giận (1966)
Giờ của số thành (1977)

Chế Lan Viên cũng là tác giả của những tập tiểu luận, phê bình trao đổi nghề nghiệp đặc sắc: Nói chuyện văn thơ (1960); Phê bình văn học (1962); Suy nghĩ và bình luận (1971); Bay theo đường dân tộc đang bay (1976); Nghĩ cạnh dòng thơ (1981); Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).

Chế Lan Viên đã được tặng Huân chương Độc Lập hạng hai (năm 1988). Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I-1996), Giải A giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1985 (tập thơ Hoa trên đá) và giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 1994 (Di cảo I và Di cảo II).
ST

Đọc thêm bài này nữa :
Những ai có dịp tiếp xúc với nhà thơ Chế Lan Viên đều dễ dàng nhận thấy ông là người rất sắc sảo, thông minh song tính khí cũng có phần... nóng nảy. Ông sẵn sàng nói mất mặn mất nhạt với những người có hành động, lời nói mà ông xem là "chướng tai gai mắt"

Chính đặc điểm này đã khiến lúc sinh thời, nhà thơ của chúng ta có không ít kẻ thù. Một số người tốt không phải ai cũng hiểu và "chia sẻ" với ông

Nhưng nói nhưư nhà phê bình văn học Mai Quốc Liên, thời gian càng lùi xa càng thấy những đặc tính trên của Chế Lan Viên thật đáng yêu, thật thi sĩ: "Cãi nhau cái gì ảnh cũng tranh phần thắng, vậy là không phải ảnh có ý xem thường, không như người khác tỏ vẻ... không chấp". Cũng theo nhận xét của Mai Quốc Liên, đằng sau sự nóng nảy kia, Chế Lan Viên lại là người "dễ mủi lòng, dễ xúc động, dễ tha thứ"...

Là một trong những thi sĩ trẻ nhất có thơ được tuyển trong "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh - Hoài Chân, song cứ theo những gì hai nhà biên soạn này cho biết, ta có thể thấy, Chế Lan Viên cũng thuộc diện... khó chiều.


Nếu như nữ sĩ Tương Phố từng có lần lên tiếng trách nhẹ nhà văn Vũ Ngọc Phan khi ông cho in trong bộ sách "Nhà văn hiện đại" bức ảnh chân dung của bà mà bà chưa thực sự ưng ý, thì ở cuốn "Thi nhân Việt Nam", trong thư mục về Chế Lan Viên, các nhà làm sách đã phải chua thêm một dòng: "Chế Lan Viên không ưng cho chúng tôi đề tên thật và in ảnh của người". Có thể nói, lúc bấy giờ, ngoài Chế Lan Viên ra, không ai dám đặt vấn đề với người làm sách như vậy.

Một nhà khoa học đã tổng kết: Tính cách con người được định hình rất sớm. Từ lúc rất ít tuổi, Chế Lan Viên đã ưa sử dụng một cách nói "rắn rỏi", thẳng băng như vậy, thì cứ thế, đến chót đời, ông vẫn duy trì đặc điểm ấy.

Chuyện kể rằng: Quãng những năm 60 của thế kỷ trước, sau thời gian dài dưỡng bệnh, Chế Lan Viên quyết định đi "thực tế". Nhận thấy Hưng Yên là nơi có phong trào làm thủy lợi khá nhất miền Bắc, ông xin về một xã ven thị, ăn ở tại nhà anh Lê Hồng Thiện - bấy giờ là một nhà thơ trẻ.

Nhà thơ Lê Hồng Thiện nhớ lại: Anh về xã, giản dị đến nỗi không ai bảo anh là nhà thơ. Anh vận bộ bà ba đen, đội mũ lá gồi, đeo xà cột bằng vải xanh giống như một cán bộ nông thổ sản. Không có một buổi họp mặt nào của xã mà anh không có mặt...

Lần ấy, Chế Lan Viên ngồi dưới chiếu cùng bà con xã viên nghe ông Bí thư Đảng ủy xã nói chuyện. Nói dở dang, ông ta nhìn đồng hồ, hẹn mọi người đúng hai giờ chiều sẽ nói chuyện tiếp, còn bây giờ ông lên huyện họp. Đúng hai giờ chiều, chấp hành tuyệt đối lệnh của ông Bí thư Đảng ủy xã, hàng trăm xã viên có mặt đông đủ. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng không chậm nửa phút. Mọi người ngồi chờ đợi. Hai giờ ba mươi, rồi ba giờ chiều, vẫn chưa thấy ông Bí thư Đảng ủy xã đâu cả. Hàng trăm con người phải chờ đợi một người, Chế Lan Viên cảm thấy rất sốt ruột.

Chợt bác bưu điện bước vào. Thấy có một tập báo Nhân Dân, Chế Lan Viên mượn một tờ, liếc qua trang nhất có bài của Bác Hồ: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nhà thơ nhìn lên chủ tịch đoàn, vị Bí thư xã vẫn chưa về. Chế Lan Viên bèn vẫy một thanh niên lại chỗ mình và nhờ anh ta đọc bài báo đó cho mọi người nghe.

Anh thanh niên đọc to tát, mạch lạc. Chưa hết một phần ba trang báo thì vị Bí thư Đảng ủy xã về. Mọi người sợ sệt, im lặng. Chế Lan Viên ra hiệu cho anh thanh niên kia tiếp tục đọc. Vị Bí thư Đảng ủy xã liền quát: "Cất báo đi, cậu kia!". Chế Lan Viên đáp: "Đây là bài báo của Bác Hồ, đề nghị đồng chí thanh niên cứ đọc. Bài của lãnh tụ, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng cũng phải đọc để học tập".

Vị Bí thư Đảng ủy xã đỏ mặt, liền để cho anh thanh niên đọc tiếp. Cuối buổi họp, ông ta đã phải xin lỗi nhà thơ và thanh minh về thiếu sót vừa rồi của mình. Chế Lan Viên đã cho vị quan liêu này một bài học về sự khiêm tốn, đức độ.

Nghe nói chỉ chưa đầy một năm sau, vị Bí thư Đảng ủy xã đã bị hàng trăm đơn thư tố cáo về tội quan liêu, hống hách, tham ô, hủ hóa và cuối cùng ông ta đã bị Tòa án tỉnh xét xử với mức án ba năm tù giam.

Không chỉ thể hiện sự nóng nảy, gay gắt trong những vấn đề thuộc phạm vi ứng xử, Chế Lan Viên còn đặc biệt không khoan nhượng với những trường hợp mà ông xem là lệch lạc về quan điểm chính trị cũng như học thuật.

Theo nhà văn Nguyễn Huy Tưởng kể lại trong nhật ký ngày 2-9-1956, khi lão nhà văn Phan Khôi "gọi vợ Chế Lan Viên lên, bảo bây giờ lãnh đạo thua rồi, tốt hơn hết là Chế Lan Viên nên trung lập" thì ngay tức thì, Chế Lan Viên lên mắng cụ này là "hèn", là "không trong sạch gì đâu", bất chấp việc về tuổi tác, Chế Lan Viên thua cụ Phan Khôi tới 33 tuổi.

Nhà thơ, dịch giả Đào Xuân Quý cũng cho hay: Tại một hội nghị dành cho các nhà văn đảng viên, tổ chức ở hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam hồi trung tuần tháng 6-1979, trong khi hầu hết các đại biểu tán thành bản đề dẫn thì có một đại biểu tỏ thái độ bất ưng. Nhưng khi vị này "vừa mới hé ra một vài luận điệu xuyên tạc muốn chống lại đã bị Chế Lan Viên đập ngay tại chỗ, và đã được hội nghị hoàn toàn tán thưởng".

"Lỗi to" thì vậy, mà "lỗi... vừa vừa" Chế Lan Viên cũng vẫn róng riết. Nhà thơ Ngô Văn Phú kể: Lần ấy, Ban chấp hành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo về thơ trào phúng. Tại cuộc hội thảo này đã nổ ra tranh luận giữa Chế Lan Viên và Tú Mỡ.

Theo quan điểm của Chế Lan Viên thì thơ trào phúng có hai dòng: Một dòng trào phúng kiểu Tú Xương, Tú Mỡ và một dòng trào phúng trữ tình kiểu Maiacốpxki, Aragông. Tú Mỡ thì lại cho rằng, trào phúng phải mang được cốt cách dân tộc, và "trào phúng Tây thì chưa chắc đã được thích bằng trào phúng ta".

Chuyện có vậy mà rốt cục Chế Lan Viên nóng nảy bỏ hội nghị ra ngoài. Nhà phê bình Hoài Thanh là người chủ trì hội nghị phải chạy theo dàn hòa mãi, Chế Lan Viên mới chịu trở vào.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
chế, lan, nhà, thơ, viên




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.