Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 12


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
29-09-2012, 12:05 AM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao




Hơn ba nghìn câu Kiều xúc động cả tâm hồn nhân loại, là vì nhà thơ đã có con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời. Cho nên vấn đề “đôi mắt” luôn luôn được đặt ra với nhà nghệ sĩ, nhất là vào những giờ phút nghiêm trọng của lịch sử. Vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà văn cần có lập trường quân điểm đúng đắn về cuộc kháng chiến, về vai trò của nhân dân lao động trong công cuộc cứu nước. Với sự nhạy cảm và tài hoc của một nhà văn lớn, Nam Cao đã sáng tác truyện ngắn “Đôi mắt”. Tô Hoài coi đây là một tuyên ngôn nghệ thuật của thệ hệ nhà văn cùng lứa với Nam Cao trong những ngày đầu tham gia cách mạng và kháng chiến. Tài hoa của Nam Cao bộc lộ trong việc xây dựng nhân vật Hoàng. Tính cách của Hoàng được bộc lộ qua hai mối quan hệ: một công dân ở vào thời điểm trọng đại của lịch sử dân tộc và một nhà văn.

Nguyên mẫu của nhân vật Hoàng là một nhà văn đàn anh trong văn giới trước đây ở Hà Nội. Nhà văn này có thái độ ghen ghét, đố kị đối với đồng nghiệp, là người hay “đá bạn”, cũng là một tay chợ đên tài tình, một đại biểu giới trí thức lúc đó, chẳng yêu một cái gì chẳng làm gì..chỉ tài chửi đổng. Rồi Hà Nội bị giặc chiếm, Nam Cao đi kháng chiến, nhà văn nọ đi tản cư. Tình cờ Nam Cao gặp lại nhà văn đàn anh, thế là cuộc đụng độ tư tưởng đã xảy ra…Từ nguyên mẫu đó, Nam Cao đã hư cấu nên nhân vật Hoàng và Độ (Độ cũng là nhân vật tiểu thuyết chứ không còn là Nam Cao).

Hoàng đã xê dịch về không gian, từ Hà Nội nhà văn đã tản cư về miền quê, nhưng không xê dịch về tư tưởng. Dấu hiệu về hình thức cho thấy sự bất biến trong Hoàng. Chạy giặc mà Hoàng mang theo cả lối sống quý phái ở Hà Nội. Độ gần như kinh ngạc khi gặp lại Hoàng. “Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên..bộ áo ngủ màu xanh nhạt, phủ một cái áo len trắng nó nịt người anh đến nỗi không còn thở được”. Có một sự thay đổi đó là thêm “một cái vành móng ngựa ria, như một cái bàn chải nhỏ”. Hoàng vừa xuất hiện ta đã thấy đó là nhà văn xa lạ với làng quê kháng chiến. “Đôi mắt” của Hoàng cứ lộ dần ra trong quá trình tiếp xúc với Độ.

Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Hoàng đứng ngoài cuộc, Hoàng ghét những nhà văn tham gia phong trào cách mạng. Độ tuy bấy giờ tuy là nhà văn đàn em, nhưng đã tỏ thái độ khinh bỉ những hành vi đê tiện của Hoàng. Độ cho rằng cách nhìn của Hoàng cũ kĩ, lạc hậu.

Hoàng đi tản cư về thôn quê chỉ là “chạy loạn”. Vợ chồng Hoàng mang theo nếp sống từ Hà Nội về, không chịu hoà nhập với cuộc sống chung quanh, “bất hợp tác” với những người kháng chiến. Hoàng chỉ thích phê phán những hiện tượng bề ngoài của cuộc kháng chiến. Hoàng thiếu thiện chí. Hoàng không tham gia công tác kháng chiến mà chỉ đứng ngoài “chửi đổng”. Đôi mắt Hoàng sắc sảo ở khía cạnh phát hiện những cái ngố của người dân quê. Độ đã phê phán cái nhìn lệch lạc của Hoàng thật là sâu sắc. “Anh ta chỉ thấy cái ngố bề ngoài trong hành động nói năng như một con vẹt của người thanh niên khi đọc thuộc lòng bài “ ba giai đoạn” của cuộc kháng chiến mà không thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong. Nam Cao triết lí rất thấm thía: “ Vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”…

Đôi mắt của Hoàng cũng được bộc lộ rõ ràng trong cái nhìn đối với nhân dân. Hoàng nói với Độ: “Từ trước tới nay, tôi chỉ toàn ở Hà Nọi, thành thử chỉ biết những người nhà quê qua những truyện ngắn của anh. Bây giờ gần họ, tôi quả là thấy không thể chịu được”.Dưới mắt Hoàng họ toàn chỉ là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam và bần tiện cả. Hoàng hoài nghi khả năng đánh Tây của họ: “Tôi thấy có nhiều ông tự vệ hay cả vệ quốc quân nữa táy máy nghịch súng hay lựu đạn làm chết người như bỡn”. Hoàng còn hoài nghi khả năng lãnh đạo chính quyền của họ: “Nhưng tai hại là người ta lại cứ muốn cho họ làm uỷ ban nọ, uỷ ban kia, thế mới chết người ta chứ! Nói ví dụ ngay như cái thằng chủ tịch uỷ ban khu phố tôi ở Hà Nội, lúc chưa đánh nhau. Nó là một anh hàng cháo lòng. Bán cháo lòng thì nó biết đánh tiết canh, chứ biết nó làm uỷ ban thế nào mà bắt nó làm uỷ ban? Ông chủ tịch làng này, xem giấy của nhà tôi, thấy đề Nguyễn Thục Hiền, cứ nhất định bảo là giấy mượn của đàn ông.theo ông ấy thì đàn bà ai cũng phải là thị này, thị nọ”. Những điều của Hoàng nói cũng có cơ sở nhưng điều quan trọng là cái tâm. Hoàng chỉ đứng ngoài châm chọc, khinh bỉ, rẻ rúng, chứ không tìm hiểu họ kĩ hơn, do anh ta thiếu thiện chí và không muốn hiểu, không chịu hiểu. Ngày trước Cách mạng tháng Tám, khi đặt vấn đề đôi mắt, Nam Cao đã cho rằng phải có đôi mắt của tình thương mới nhìn thấy được bản chất tốt đẹp của con người. Ông đã dẫn ra một câu văn Pháp: “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ” và “nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ”(Nước mắt). Hoàng thiếu cái tình ấy nên chỉ thấy phía hài hước đáng khinh ghét của người nông dân mà thôi.

Hoàng chỉ còn một chút niềm tin thì niềm tin ấy lại rơi vào chủ nghĩa anh hùng cá nhân. “Ấy đấy, tôi bi lắm..nhưng tôi chưa nản có lẽ chỉ vì tôi tin vào Ông Cụ. Tôi cho rằng cuộc Cách mạng tháng Tám cũng như cuộc kháng chiến hiên nay chỉ ăn vì người lãnh đạo cừ. Hồ Chí Minh đáng lẽ phải cứu vãn một nước như thế nào kia, mới xứng tài…”. Sùng bái cá nhân như vậy là bệnh ấu trĩ không đáng có ở một bậc đàn anh trong văn giới.

Hoàng không tìm thấy cảm hứng sáng tác cho mình bởi vì anh ta thiếu hẳn sự gắn bó, lòng nhiệt tình và lương tâm của người cầm bút trước những biến cố vĩ đại của dân tộc. Anh ta mong sẽ viết một cái gì đó ghi lại cái thời này theo kiểu “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Hoàng không thể tìm thấy nhân vật của mình bởi anh quá xa lạ với hiện thực bấy giờ.

Nhân vật Hoàng bộc lộ tài hoa nghệ thuật của Nam Cao. Hoàng là một nhân vật tư tưởng nhưng không khô cứng mà vô cùng sống động. Nhân vật Hoàng có sức khái quát nhưng cũng có cá tính sâu sắc. Tác giả đã kết hợp miêu tả ngoại hình với nội tâm và đặt nhân vật trong mối quan tương quan đối lập (với Độ) và tương quan đồng loã (với vợ).

Nghệ thuật xây dựng nhân vật mới mẻ hơn cả là Nam Cao đã phân tích để bộc lộ tư tưởng của thời đại và của chính mình. Nam Cao gửi vào Độ phần tích cực nhất của con người mình hồi ấy và đặt vào Hoàng một phần những ý nghĩ tiêu cực và hoài nghi của mình để mổ xẻ.

Nghệ thuật đối thoại của Nam Cao cũng đặc sắc. Nhân vật Hoàng thể hiện rõ cá tính và bản chất qua những đối thoại, Hoàng sắc sảo, thông minh, có tài diễn đạt hấp dẫn, có khả năng hài hước hoá, lố bịch hóa những gì mình không thích hay khinh ghét, như “ các bố tự vệ”, “các ông uỷ ban”. Họ “vừa ngố và nhặng xị”, “đàn bà chửa mà đến nỗi họ cho là có lựu đạn giắt trong quần”, “họ đánh vần xong một cái giấy ít nhất phải mất mười năm phút, thế mà động thấy ai đi qua là hỏi giấy…”

Qua đối thoại, ta thấy ngòi bút châm biếm của Nam Cao cũng thâm thúy, có một sự đối thoại ngầm trong những lời chế giễu của Hoàng. Đôi vợ chồng này chế giễu người nông dân là tệ, là ích kỉ thì chính họ ngay trong lời nói ấy lại bộc lộ cái tệ, cái ích kỉ của mình, và chính họ trở thành lố bịch và hài hước dưới ngòi bút của Nam Cao.

Hoàng là một nhân vật đặc sắc trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao. Hoàng vừa có những nét chung của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ trước những biến cố lớn của lịch sử và kháng chiến như sống xa rời nhân dân,hoài nghi khả năng cách mạng của quần chúng, ác cảm đối với người dân quê. Hoàng nhìn người và nhìn đời bằng đôi mắt như thế nên càng đi nhiều càng thêm chua chát và chán nản. Hoàng cũng là một nhân vật có tính độc đáo. Nét riêng của Hoàng được biểu hiện ở ngoại hình, ở ngôn ngữ, cử chỉ, sở thích, ở mộng văn chương. Hoàng đúng là “con người này” nói như Hêgel.

Đọc “Đôi mắt”, được tiếp xúc với nhân vật Hoàng, sau những chuỗi cười chảy nước mắt, ta lại thấm thía một điều, đây cũng là một triết lí mà Nam Ca tôn thờ: Phải có đôi mắt của tình thương mới thấy được bản chất tốt đẹp của con người.

Trong "Nhật kí ở rừng", Nam Cao đã tâm sự: "Trước đây tôi viết văn là để người ta biết đến cái tên của tôi… tôi không hề quan tâm đến người sẽ học đọc…”, nhưng sau Cách mạng tháng Tám sự biến đổi của lịch sử đã làm cho Nam Cao thay đôi cái nhìn. Ông tự ý thức được về thiên chức của người cầm bút. Vì vậy, ở thời kì này, một số nhân vật do Nam Cao sáng tạo đã gây được ấn tượng đối với người đọc. Truyện ngắn "Đôi mắt" là "đứa con tinh thần" đầu tiên của nhà văn cách mạng Nam Cao.Ông đã xây dựng nhân vật Hoàng theo kiểu điển hình hóa; cho nên Hoàng là loại nhân vật – tư tưởng, nhân vật – vấn đề, nhưng lại hiện lên sinh động, sống như con người thật.


Nhân vật – tư tưởng, nhân vật – vấn đề là nhân vật thay mặt tác giả phát ngôn cho một vấn đề, tư tưởng. Hoàng đã thay mặt Nam Cao thể hiện vấn đề – tư tưởng mà ông đang băn khoăn trăn trở. Đó là vấn đề sống và viết. Ngay từ nhan đề của truyện, Nam Cao đã nêu lên vấn dề cách nhìn đời, nhìn người; vấn đề nhân sinh quan, thế giới quan, tình cảm, lương tâm của người cầm bút. Có nhiều yếu tố Nam Cao sử dụng, tạo nên nhân vật Hoàng, nhưng một yếu tố đặc sắc, chủ yếu nhất là tài năng xây dựng nhân vật Hoàng của Nam Cao. Vì vậy, Hoàng trở thành nhân vật sinh động, độc đáo đạt tới mức điển hình nhờ yếu tố này. Hoàng sống như một con người thật, từ ngoại hình đến tính cách của anh đã đem đến cho người dọc cái cảm giác đây là con người ở ngoài đời.

Cốt truyện được xây dựng rất giản dị – Truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ, trò chuyện của hai người bạn văn – Hoàng và Độ. Nhận lời mời của bạn, Độ đến thăm Hoàng, nhưng mục đích trong cuộc viếng thăm của Độ là vận động Hoàng tham gia công tác kháng chiến, đem văn chương phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Độ thực sự mong muốn cho Hoàng trở thành người chiến, sĩ trên mặt trận văn hóa. Sau khi đến nhà Hoàng, Độ được vợ chồng bạn đón tiếp hết sức nhiệt tình, vồn vã, thân mật. Nhưng sau một ngày sống bên Hoàng, trò chuyện với anh, Độ thật sự thất vọng trước lối sông, lối suy nghĩ lệch lạc của bạn. Đặc biệt, cách nhìn đời, nhìn người và quan điểm về văn chương, nghệ thuật của Hoàng quá lạc hậu; Hoàng sẽ chẳng bao giờ làm được gì cho cách mạng, thậm chí anh có thể gây bất lợi. Vì vậy, Độ đã cất giữ ý định tốt đẹp ban đầu. Qua đó, ta khẳng định: cá tính của Hoàng bắt nguồn từ hoàn cảnh. Từ cử chỉ, lời nói đến hành động của Hoàng đều thể hiện bản chất của anh. Trong cái nhìn của Độ, so với trước kia, Hoàng không khác chút nào, "vẫn bước khệnh khạng, thong thả, bởi vì người khi to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra trông tủn ngủn như ngắn quá"; Hoàng vẫn giữ cái giọng dậm dọa khi nói với con… Nam Cao đă tập trung xây dựng bức chân dung Hoàng từ lúc Độ gặp Hoàng cho đến khi Hoàng khen Tào Tháo. Vấn đề mà Nam Cao muôn nhấn mạnh trong cá tính của Hoàng là cách nhìn đời, nhìn người bằng con mắt phiến diện. Nhiều bạn đã coi Hoàng là nhân vật “đáng ghét", "đáng chê", thậm chí một tên phản bội. .Nhưng đối với Nam Cao, không có nhân vật hoàn toàn tốt, càng không có nhân vật hoàn toàn xấu. Tuy Hoàng bộc lộ nhiều cá tính tiêu cực: như lối sống tiểu tư sản, chủ nghĩa sùng bái cá nhân…

Nhưng xét về lập trường chính trị, Hoàng vẫn có những cá tính tích cực có thể chấp nhận được. Trước hết, Hoàng là người nghệ sĩ có nhiều ước mơ, khát vọng trong văn chương. Sự biến cố của dân tộc đã làm ước vọng Hoàng trỗi dậy, anh muốn “viết được một cái gì ghi lại cái thời này”. Chưa một lần gặp Hồ Chí Minh, chưa hiểu về Người, nhưng anh vẫn tỏ lòng kính phục, ca ngợi tài năng của Cụ. Điều đó chứng tỏ Hoàng là người có tinh thần dân tộc. Anh tỏ thái độ khinh bạc tên tướng Đờ-Gôn, nhưng lại gọi Hồ Chí Minh bằng cái tên thân thiết, kính trọng nhất: Ông Cụ. Chứng tỏ Hoàng không phản bội, không chống đối Cách mạng. Anh sẵn sàng nhận quyết định đi tản cư theo lời kêu gọi của Chính phủ; thà đi tản cư chứ không ở lại làm tay sai cho giặc Pháp. Nhiều người cho rằng, Hoàng hay có tính đố kị, đá bạn… nhưng đó là chuyện trước kia, giờ đây việc Độ đến chơi, Hoàng đã tỏ ra là một người hiếu khách, chủ động mời bạn đên chơi, đón tiếp Độ một cách nhiệt tình, lịch sự, chu đáo. Những cá tính tích cực còn sót lại trong Hoàng, chi cần anh mở rộng tầm nhìn, nó sẽ được phát huy một cách mãnh liệt và sâu sắc hơn.

Nhưng Nam Cao không tập trung đề cập đến cá tính ấy của anh, sự thành công về mặt nghệ thuật của Nam Cao chính là ở vấn đề – tư tưởng, đôi mắt, sùng bái cá nhân, đang tồn tại trong Hoàng, chiếm lĩnh lương tâm của người nghệ sĩ Hoàng. Cá tính tiêu cực bộc lộ rất rõ trước hết qua thói quen và lối sinh hoạt của anh. Trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ nhưng Hoàng vẫn không thay đổi lối sông trước kia, anh vẫn sống đàng hoàng ở cái dinh cơ "ba gian nhà ngói sạch sẽ, sán gạch tường hoa", vẫn nuôi chó Tây, ăn mía ướp hoa bưởi, và mỗi buổi tối, khi buông "màn tuyn trắng toát" đi ngủ, đắp cái chăn bông "thoang thoảng mùi nước hoa", vừa hút thuốc thơm, vừa nghe vợ đọc Tam Quốc .. Tất nhiên cung cách, thói quen sinh hoạt của anh chẳng có gì tội lỗi, nhưng chúng ta thấy con người của anh giữa đất nước sao mà lạc lõng quá, Hoàng đáng thương hơn đáng trách. Dường như anh không thấy cuộc sống của dân tộc lúc bấy giờ, chỉ thỏa mãn với sự sung sướng, no đủ của bản thân. Hoàng có ích kỉ không?

Cá tính của Hoàng không chỉ dừng ở nếp sống mà cao hơn nữa, điển hình hơn là cách nhìn, cách quan sát của anh trước cuộc sống kháng chiến. Nếu Hoàng đề cao vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh bao nhiêu thì anh càng bộc lộ thái độ, hạ thấp vai trò của quần chúng bấy nhiêu. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng, những gì anh quan sát, anh cảm nhận được đều là sự thật. Dưới con mắt Hoàng, tất cả những người nông dân – những người đang tích cực tham gia kháng chiến đều "ngu đần, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả". Điều đó chứng tỏ anh thiếu thân ái, thiện cảm đối với quần chúng, hơn nữa, tầm nhận thức của anh về nhân dân còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đã thế, Hoàng không hoàn toàn tin tưởng vào nhân dân, vào cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: "Nước mình như vậy, suốt đời không mó đến súng thì làm gì biết bắn, họ đánh mãi rồi cũng biết. Thì cứ để họ đánh Tây đi. Nhưng tai hại là người ta cứ để cho họ làm ủy ban nọ, ủy ban kia mới chết người ta chứ". Từ chỗ, không tin, Hoàng phủ nhận năng lực của quần chúng, đau đớn hơn, anh vô tình phủ nhận lòng yêu nước của nhân dân. Hoàng chỉ thấy anh thanh niên đáng buồn cười kia đọc thuộc lòng bài “ba giai đoạn" như một con vẹt, nhưng anh không nhìn thấy bó tre anh ta vác trên vai hăng hái đi ngăn quân thù. Hoàng đã phủ nhận cái nguyên cớ đẹp đẽ của quần chúng để giao du với những cặn bã bị sa thải trong xã hội. Hoàng có ý thức được không? Tất nhiên, Hoàng hiểu rõ điều đó, nhưng anh thà quan hệ với "bọn người dốt nát, ngu đần, ngẩn ngơ, dởm đời" của tầng lớp trên còn hơn sống chung với những người nông dân "vừa nhố vừa nhặng xị". Cái sai lệch và cái đáng chệ trong cá tính của Hoàng chính là ở chỗ đó. Vì vậy, anh thật hơn con người thật. Tiếp cận với "Đôi mắt", ta không thấy một Hộ dằn vặt, ân hận, một Chí Phèo khát khao hoàn lương, chỉ thấy một anh Hoàng đầy cá tính kiêu căng, ích kỉ. Không biết Hoàng cố tình không hiểu quần chúng hay anh vô tình chỉ biết rằng, cùng là người nghệ sĩ, nhưng cái mà Độ có, Hoàng lại không có, Độ hiểu thì Hoàng phủ nhận. Hoàng chỉ hiểu một cách nhỏ giọt về quần chúng.

Anh tôn sùng, ngợi khen Tào Tháo, phải chăng Tào Tháo cũng như anh? Tại sao Hoàng chỉ có thể tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật của truyện cổ Trung Quốc mà không tìm thấy niềm vui trong đời thường? Tại sao anh lại tỏ ra coi trọng văn học phê phán mà không biết nhìn vào biến cố của lịch sử đế ghi nhận, Báng tao? Tất cả,., tất cả những điều đó đều bát nguồn từ sự không tin tưởng vào nhân dân, vào dân tộc. Nếu không cải tổ tính cách, tư tưởng, Hoàng dễ lâm vào tình trạng khủng hoảng, mất phương hướng về tinh thần. Hoàng thật hơn con người ,thật vì cá tính của anh tiêu biểu cho cá tính của lớp nhà văn lúc bấy giờ trưởng thành từ thời tiến chiến – trong đó có Nam Cao, Cá tính của Hoàng cũng có một phần cá tính của Nam Cao, ở Hoàng cổ nhiều điều đã làm Nam Cao phải trăn trở. Bởi vậy, "Nam Cao viết nhân vật Hoàng để nói lên những cái mình tự ruồng rẫy tự lên án trong mình" (Tô Hoài).

Sự thành công vệ mặt nghệ thuật của Nam Cao được ghi nhận qua bút pháp điển hình hóa. Nhân vật Hoàng được đánh giá từ nhiều phía, đa dạng từ nhiều góc độ khác nhau. Nam Cao đã thể hiện tài năng xây dựng nhân vật bậc thầy của mình. Hoàng là nhân vật – tư tưởng, nhân vật – vấn đề; nhưng Hoàng không được tạo nên bằng một cách khô cứng sơ lược mà Nam Cao tái hiện rất sinh động như con người sống thật ở ngoài đời. Nam Cao không chỉ biết theo dõi, quan sát, miêu tả Hoàng, ông còn có con mắt rất "duyên" khi quan sát cái hay của nghệ thuật. Từ ngoại hình đến nội tâm, từ tư tưởng, tình cảm đến cách nhìn lối sống của Hoàng đều được Nam Cao khắc họa bằng nhiều phương diện, nhiều phía khác nhau. Khi thì ông tự khẳng định: "Hoàng háy có tính ghen ghét, đố kị với bạn". Lúc bàn luận về quần chúng, Nam Cao rất chú ý đên cá tính của Hoàng: "Không còn lời nào để Hoàng đưa ra theo cái bĩu môi dài thườn thượt, mũi nhăn lại như ngửi phải mùi xác thối. Thái độ Hoàng cười gằn, chê bai, thậm chí còn dành cho những trí thức cặn bã mà anh gần gũi nhất. Hoàng là nhân vật giàu cá tính. Vì vậy, khi khắc họa cá tính của Hoàng, Nam Cao không thể bỏ qua những tình tiết có vẻ như tình cờ, vu vơ (Hoàng nuôi chó béc giê, thích ăn khoai lùi, mía ướp hương bưởi, thích nghe đọc Tam Quốc…). Nếu bỏ qua các chi tiết đó, cá tính Hoàng sẽ không gây được sự hấp dẫn đối vớỉ người đọc. Tuy nhiên, đôi lúc Nam Cao cũng giao cây bút cho nhân vật tự bộc lộ (Nếu khéo làm còn có thể hay bằng mấy cái "Sô đỏ" của Vũ Trọng Phụng. Phụng nó mà còn sống lúc này phải biết). Hoàng quen nhìn thấy những điều xấu nên khi khen một siêu nhân, anh cũng tỏ thái độ mỉa mai. (Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!). Ngoài ra, Nam Cao còn sử (dụng một cách triệt để nghệ thuật miêu tả chân dung kết hợp với hành vi, lời nói, cử chỉ của nhân vật Hoàng (Ối! giời ơi! anh quí hóa quá!). Đặc biệt, nét độc đáo, mới lạ nhất mà Nam Cao sử dụng để xây dựng nhân vật là việc dùng ngôn từ – thứ ngôn ngữ giản dị, nhưng rất sắc sảo, chính xác. Có lúc, ngôn từ biểu hiện sự mỉa mai, giễu cợt, khinh bỉ (Họ vừa ngố, vừa nhặng xị. Tôi quả là thấy không chịu được! không chịu được). Lúc khen tài thì bằng cái giọng kính phục, tôn nghiêm (Bằng thế nào được Hồ Chí Minh), nhưng khi chê bai tướng giặc lại tỏ thái độ khinh ghét (mà cũng chỉ có đến thằng Đờ-Gôn). Quả thực, Nam Cao đã thâu tóm và thể hiện một cách có ý thức để nhằm mục đích khắc họa cá tính nhân vật. Nam Cao không hề lựa đặt hay gán ghép cho Hoàng một cá tính xấu nhất, ông thật sự hiểu nhân vật, vì hơn ai hết, Nam Cao hiểu giá trị lớn lao của nghệ thuật đối với cuộc sống. Ngược lại, với Hoàng, nghệ thuật cao hơn cuộc sống, đứng ngoài cuộc sống. Do đó, Hoàng rất điển hình cho số ít những nhân vật trong văn xuôi thời kì kháng chiến chông Pháp.

Từ trang sách của Nam Cao, Hoàng bước ra ngoài cuộc đời, sống như một con người thật, đem đến không chỉ cho Nam Cao mà tất cả trí thức tiểu tư sản Việt Nam những suy nghĩ, băn khoăn trăn trở về thiên chức của nhà văn và cuộc kháng chiên của dân tộc. Họ không khỏi tự hỏi xây dựng nhân vật Hoàng, Nam Cao đã tự dựng lên một cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt trong tâm hồn mình. Hoàng đã lùi vào quá văng nhưng cá tính con người anh và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình của Nam Cao đã làm cho người đọc suy nghĩ và khâm phục. Liệu rồi đây Hoàng có ý thức, nhận ra sai lầm của mình không? Anh có chấp nhận làm một anh tuyên truyền trong quần chúng như Độ không? Thực tế đã trả lời câu hỏi này.

Bình luận về "Đôi mắt" Nguyễn Đình Thi đã khẳng định: "Đôi mắt" của Nam Cao là một tác phẩm nghệ thuật góp phần tích cực vào việc xác định những quan điểm cần thiết. Không chỉ có vậy, "Đôi mắt" còn là lẽ sống cần thiết cho muôn đời – BẤT TỬ. Hơn thế nữa, Nam Cao rất thành công khi sử đụng nghệ thuật điển hình hóa để xây dựng một nhân vật có xương thịt, có cá tính như Hoàng. Vì vậy Hoàng xứng đáng là nhân vật văn học sinh động, sống như một con người thật.

Nguyễn Thị Thu Hà PTTH Hàm Rồng
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
cao, của, hoàng, mắt, nam, ngắn, nhân, phân, tích, trong, truyện, vật, Đôi, đôi
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.