Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > II - ♥ TTB ! Thảo Luận ♥ > 9 - CLb Học Tập ♥ Du Học Các Nước > Kế toán - Tài Chính

Kế toán - Tài Chính Thông tin kế toán - tài chính


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
30-08-2012, 06:16 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Default Kiểm toán nội bộ: Cần bịt “khoảng trống” pháp lý




Đến nay, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ ở Việt Nam vẫn còn rất sơ sài.

Trong khi kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước đã được điều chỉnh hoạt động bằng hệ thống văn bản pháp lý khá hoàn chỉnh, từ luật đến nghị định, hệ thống chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn, thì đến nay, hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) ở Việt Nam vẫn còn rất sơ sài.

Thực ra, từ thời điểm những năm 1997, 1998, Nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng bộ máy KTNB trong các doanh nghiệp (DN) nhà nước. Với việc ban hành Quyết định số 832/TC - QĐ-CĐKT ngày 28/10/1997; Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 14/6/1998 và Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998, Bộ Tài chính đã bước đầu tạo ra một hành lang pháp lý cho hệ thống KTNB trong các DN nhà nước.

Cụ thể, Thông tư số 171/1998/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện KTNB tại DN nhà nước đã quy định: “KTNB là công việc thường xuyên của DN, do DN tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo độ tin cậy của các số liệu kế toán và các thông tin trong báo cáo tài chính của DN... Tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thế và trình độ năng lực của đội ngũ kế toán…, DN có thể lựa chọn bộ máy KTNB cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực. Bộ máy KTNB chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc (giám đốc DN)”.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện, mô hình KTNB trong các DN nhà nước đã sớm “phá sản” bởi các DN nhà nước phản ánh, nếu thực hiện đúng quy định, biên chế sẽ tăng lên rất nhiều (!). Đây là nguyên nhân khiến đến tận hôm nay, hầu hết các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước vẫn chưa thành lập được bộ phận KTNB, hoặc nếu có thì cũng “gộp” KTNB vào ban kế toán tài chính.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước - lực lượng được coi là “đầu tàu” của nền kinh tế còn như vậy, nên thật dễ hiểu khi quy định về KTNB vẫn khá xa lạ với hầu hết DNNY. Thừa nhận hiện đang có “khoảng trống pháp lý” về KTNB trong công ty niêm yết, một chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán cho biết, Luật DN năm 2005 và Quy chế quản trị công ty niêm yết do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) ban hành, 2 văn bản điều chỉnh hoạt động của DNNY không có quy định bắt buộc phải thành lập bộ phận KTNB trong loại hình DN này.

Riêng với hệ thống ngân hàng, do mức độ nhạy cảm của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế, nên gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm đến việc thiết lập hệ thống KTNB, với việc ban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và KTNB của hệ thống tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thêm một văn bản nữa đề cập tới vấn đề KTNB, là Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012). Nhằm hỗ trợ cho kiểm toán độc lập hoạt động hiệu quả, Điều 57 của Luật này quy định về trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng như sau: “1. Xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và có hiệu quả.

Tổ chức KTNB theo quy định của pháp luật để bảo vệ an toàn tài sản; đánh giá chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính, việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của đơn vị”.

Tuy nhiên, từng đó quy định là chưa đủ để các DNNY có được nhận thức đúng đắn về KTNB, chưa nói tới việc thực hiện xây dựng, vận hành tổ chức này một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp. Theo ông Phan Lê Thành Long, Phó tổng giám đốc Công ty kiểm toán Mekong NAG, xuất phát từ việc khuôn khổ pháp lý không quy định, nên hiện nay, chưa có DNNY nào có uỷ ban kiểm toán đúng nghĩa, mà nếu có thì bộ phận KTNB lại thuộc ban kiểm soát chứ không phải chủ tịch HĐQT hay tổng giám đốc.

Bộ phận KTNB hiện cũng mới chỉ có tại một vài DN lớn, còn lại hầu hết các DNNY đều xa lạ với khái niệm trên. Đây là một trong những lý do khiến UBCK đang dự thảo thông tư về Quản trị công ty (corporate governance) dự kiến có những yêu cầu về vấn đề này.

Đối với mỗi DN, vai trò cụ thể của KTNB là đánh giá rủi ro gian lận, điều tra ban đầu hoặc điều tra toàn diện các trường hợp nghi ngờ có gian lận, khuyến nghị cải tiến các biện pháp kiểm soát gian lận, theo dõi đường dây nóng tố giác/báo cáo gian lận và tiến hành các buổi đào tạo về đạo đức trong DN.

Bởi vậy, KTNB được coi là tuyến phòng thủ hàng đầu nhằm chống gian lận trong nội bộ DN. Mong rằng các quy định pháp lý về KTNB cần sớm được Nhà nước ban hành như một yêu cầu bắt buộc đối với DNNY nhằm góp phần minh bạch tình hình tài chính DN, hạn chế những “góc khuất” vốn tồn tại không ít trong công tác tài chính tại các DNNY hiện nay.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Lý do: update
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
10-11-2012, 09:48 AM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Default để ban kiểm soát doanh nghiệp hoạt động hiệu quả



Lý do: update
Trả Lời Với Trích Dẫn

ĐỂ BAN KIỂM SOÁT DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ

Ban kiểm soát (BKS) đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản trị tài chính của doanh nghiệp, nhất là tại các công ty cổ phần. Chức năng quyền hạn của BKS được quy định trong Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy ở nhiều doanh nghiệp, BKS chưa thực hiện đầy đủ chức năng quyền hạn của mình, từ đó chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng của đại cổ đông (ĐHĐCĐ). Bài viết dưới đây chỉ ra năm nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém của BKS trong các doanh nghiệp và đưa ra một số gợi ý.


Nguyên nhân 1: Thể chế của BKS không đủ mạnh

Đối với các công ty cổ phần, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, BKS có quyền hạn rất lớn. BKS do ĐHĐCĐ bầu ra để giám sát các hoạt động của hội đồng quản trị (HĐQT) và giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành. Trên thực tế, các cổ đông lớn có cổ phần chi phối tại ĐHĐCĐ thường nắm giữ hoặc cử người đại diện nắm giữ các chức vụ cao nhất tại HĐQT. Những người này phần lớn là những người có tiền (bản thân họ là cổ đông góp vốn) và quyền (do số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ). Trong khi đó, các thành viên của BKS về danh nghĩa là do ĐHĐCĐ bầu ra nhưng bản chất cũng là do các cổ đông có cổ phần chi phối quyết định. Do vậy, các thành viên của BKS rất khó có thể “kiểm soát” được các thành viên HĐQT vì đó là những người có tác động rất lớn đến việc bổ nhiệm họ.

Ở các tập đoàn kinh tế nhà nước, vai trò của BKS trong một chừng mực nào đó còn mờ nhạt hơn cả các công ty cổ phần. BKS của các tập đoàn này do HĐQT thành lập, trưởng BKS là thành viên của HĐQT được HĐQT phân công nhiệm vụ. Các thành viên của BKS do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và cả BKS cũng hoạt động theo quy chế do HĐQT ban hành. Ngoài ra, thù lao của các thành viên BKS cũng do chính các doanh nghiệp chi trả, nên tính độc lập của BKS bị ảnh hưởng rất nhiều.


Nguyên nhân 2: Nhận thức của các bên liên quan còn kém

Quy định hiện tại không nêu rõ trách nhiệm mà BKS phải gánh chịu nếu như không làm tròn vai trò của mình. Luật Doanh nghiệp chỉ đưa ra các trách nhiệm nếu các thành viên BKS vi phạm các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, khi có vấn đề xảy ra đối với các doanh nghiệp do HĐQT hoặc tổng giám đốc gây ra thì gần như các công ty, cổ đông không xem xét đến trách nhiệm của BKS.

Có vẻ như phần lớn các doanh nghiệp không xem trọng vai trò của BKS. Quan điểm của doanh nghiệp khi thành lập BKS là để tuân thủ pháp luật. Hoạt động của BKS phần lớn mang tính hình thức và chưa có thực chất. Do đó doanh nghiệp không đầu tư, trang bị đầy đủ cho BKS thực hiện tốt chức năng giám sát của họ.


Nguyên nhân 3: Thiếu nguồn nhân lực

Một nguyên nhân nữa giải thích lý do BKS không làm tròn chức năng của họ là do họ không có đủ nguồn nhân lực. Rất ít thành viên BKS làm việc toàn thời gian, phần lớn là làm việc bán thời gian, kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác ở nhiều tổ chức, công ty khác hoặc ngay chính công ty mà họ là thành viên BKS. Cá biệt có doanh nghiệp có BKS chỉ gồm toàn các thành viên làm việc bán thời gian. Những người này thậm chí không quen biết nhau. Trên thực tế, phần lớn các BKS chỉ gặp nhau định kỳ hàng quí hoặc thậm chí là ít hơn. Số lần đi kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp chỉ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với số lượng người và cách làm việc như vậy thì việc đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với BKS là gần như không thể.

Một vấn đề khác cũng đáng quan tâm là kiến thức và kinh nghiệm của các thành viên BKS. Theo thông lệ quốc tế, để thực hiện công tác giám sát hoạt động của doanh nghiệp, thường các thành viên trong BKS phải hỗ trợ nhau để đảm bảo có ít nhất bốn kỹ năng chính. Đó là năng lực quản lý rủi ro, năng lực chuyên môn về kế toán kiểm toán, năng lực về hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp và năng lực giám sát sự tuân thủ pháp luật. Thực tế rất ít doanh nghiệp ở Việt Nam có một đội ngũ BKS hội đủ bốn yếu tố này.


Nguyên nhân 4: Thiếu bộ máy giúp việc

Hiện tại, ngoại trừ lĩnh vực ngân hàng, BKS ở các doanh nghiệp đều không có bộ máy giúp việc. Nếu như trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có quy định cụ thể về chức năng kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc BKS và báo cáo lên cho BKS thì trong các lĩnh vực khác, không có một quy định cụ thể về một bộ máy giúp việc cho BKS. Kết hợp với việc phần lớn BKS chỉ làm việc bán thời gian thì việc BKS không thể hoàn thành tốt chức năng của mình là một điều dễ hiểu.


Nguyên nhân 5: Thiếu công cụ, phương tiện làm việc

Ngoài việc thiếu bộ máy giúp việc, BKS còn thiếu công cụ thu thập thông tin phục vụ chức năng giám sát. Họ không được trang bị một hệ thống thông tin quản lý đặc thù cho công việc giám sát. Thông thường BKS chỉ dựa vào các báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và chỉ tiếp cận được những thông tin chung mà doanh nghiệp cung cấp cho họ. Thậm chí có những thông tin BKS được nhận cho mục đích công việc giám sát công việc của họ là những thông tin mà một cổ đông thông thường cũng có được. Do đó, việc này ít nhiều ảnh hưởng đến công việc của BKS.


Để BKS hoạt động hiệu quả
Ban kiểm soát đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp, vì vậy cần có quy định rõ về thể chế của BKS để đảm bảo chức năng, quyền hạn và tính độc lập của BKS, không chịu ảnh hưởng của HĐQT hay ban điều hành. Ở các quốc gia theo hệ thống quản trị Anh và Mỹ, không tồn tại BKS mà chỉ tồn tại ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT.
Bên cạnh việc đề ra thể chế BKS một cách rõ ràng, cũng cần đưa ra các chế tài về việc thực hiện hoặc không thực hiện các chức năng quyền hạn của BKS để từ đó đảm bảo BKS thực hiện đúng và hiệu quả chức năng của họ.


ĐHĐCĐ và các bên có liên quan cần thay đổi nhận thức, nên coi BKS là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các hoạt động của mình. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nên chỉ định thành viên BKS là những người có đủ năng lực và kinh nghiệm chuyên môn về việc giám sát tài chính, bao gồm các năng lực chủ yếu như quản lý rủi ro, năng lực chuyên môn về kế toán, kiểm toán, quản lý tuân thủ, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, có đủ khả năng thẩm định, đánh giá các báo cáo rà soát.

Để BKS hoạt động hiệu quả, bên cạnh các giải pháp trên doanh nghiệp cũng cần thiết kế một hệ thống thông tin đặc biệt cho BKS, thành lập một bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập trực thuộc BKS để giúp ban thực hiện chức năng của mình. Bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cần am hiểu hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp từ đó xác định ra các rủi ro có thể phát sinh, các kiểm soát cần phải thiết lập để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro, hiểu các yêu cầu, quy định doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, có kinh nghiệm thực hiện các công việc rà soát, kiểm toán. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) ghi nhận các nghiệp vụ tài chính, sử dụng ERP làm công cụ quản lý tự động cho một số các quy trình như quy trình mua/ bán, quản lý tài chính, ngân sách. Do đó, bộ phận kiểm toán nội bộ độc lập cũng cần có kiến thức công nghệ thông tin để có thể thực hiện công việc rà soát, kiểm toán số liệu tài chính một cách hiệu quả.
Trả lời

ADS
Tags
“khoảng, bịt, bộ, cần, kiểm, , nội, pháp, toán, trống”
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.