Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 11


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
14-09-2012, 05:05 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Vẻ đẹp của mây và sóng trong thơ Ta-Go




Ta go là nhà thơ nổi tiếng Ấn Độ Ông là người châu Á đầu tiên được giải nô ben văn học . Gia tài ông để lại vô cùng đồ sộ và phong phú . Trong đó bài thơ mây và sóng được xem là 1 kiệt tác được in bằng tiếng anh trong tập in măng non.

Bài thơ gồm có 2 phần đó là rủ rê em bé sống trên mây và rủ rê em bé sống trên sóng . Qua đó thể hiện được vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

Đây là bài thơ trữ tình nó như 1 khúc hát đồng dao và qua đây ta bát gặp câu chuyện kể của em bé đối với mẹ về người trên mây và người trên sóng đã mời mọc rủ rê em bé đi chơi

Trước hết là lời của người trên mây : “ bọn tờ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà . Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vần trăng bạc “

Tác giả hình dung ra em bé ngước mặt lên bầu trời cao và em bé lắng nghe lời nói trên 9 tầng mây cao vời vợi ấy . Mây đã được nhân hóa ta tưởng tượng ra lời nói rủ rê mời mọc rất thân tình . Và mây đã trờ thành đối tượng giao tiếp lúc này . Lời rủ của mây hết sức là hấp dẫn “được chơi từ sáng sơm cho đến chiều tà . Lời rủ quá lôi cuốn khiên cho cậu bé phải hỏi lại : Nhưng làm thế nào mình lên đó đươc ! Người sống trên mây đã bày vẽ em bé hãy đi đến tận cùng của thế giới . đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên 9 tầng mây . Chúng ta gặp cả 1 bức tranh thiên nhiên đẹp nào là bình minh vàng trăng bạc>>> là nơi tận cùng trái đất . Đưa tay lên sẽ có người nhấc bổng lên 9 tầng mây . Qua bức tranh này chúng ta cảm nhận được cả 1 không gian bao la của trời cao đối với trẻ thơ . Ko gian ấy là thế giới thần tiên thường chỉ gặp trong truyện cổ tích hay nó chỉ ở trong mơ của trẻ thơ . Lời rủ đầy hấp dẫn của mây có phải chăng là ước muốn của trẻ em được đi đến tận cùng trái đất được bay bổng lên trời được khám phá thiên nhiên đầy bí ẩn . Qua những vần thơ ta thấy Tago phải là nhà thơ rất yêu thiên nhiên rất yêu trẻ em và có tâm hồn rất trẻ thì mới thể hiện được những ước mơ diệu kì đến như vậy. Thơ tago là bài ca về tình nhân ái thể hiện khát vọng hạnh phúc tự do Không chỉ có vậy em bé không chỉ có ước mơ được bay lên tận cùng trái đất mà muốn chu du khắp dại dương Lời rủ của người sống trên song còn hấp dẫn hơn : Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nào “ Ta hình dung em bé đang đứng trước bờ biển đại dương .với em bé là vô cung bao là vô tận

Cho nên em bé đã hỏi làm thế nào mình ra ngoài ấy được . Đại dương đã trả lời “ hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi . Chúng ta lại thấy cả 1 thế giới cổ tích đầy hấp dẫn. Đứng ngoài biển nhắm mặt lại thì sóng sẽ nâng đi Tago dẫn chúng ta bước vào thế giới cổ tích thế giới của thiên nhiên đây kì lạ Và ta thấy được sự giao cảm của tâm hồn trẻ thơ với bức tranh thiên nhiên . Ko chỉ cả trời rộn rã còn có đại dương mêng mông Tất cả đều hấp dẫn và ta tưởng tượng rằng em bé sẽ quên tất cả sau lưng mình và đi theo người sống trên mây người sống trên song Thế nhưng làm sao có thể rời mẹ mà đi được Mẹ đã níu chân em ở lại bằng “ buổi chiều mẹ luôn một mình ở nhà làm sao rời mẹ mà đi được “ Thế giới thiên nhiên bí ẩn hấp dẫn thật đấy ! nhưng còn 1 thứ hấp dẫn hơn nữa là mẹ . Chúng ta thấy thế giới thiên nhiên đầy hấp dẫn nhưng vẫn không bằng thế giới tình mẹ con . Để từ

đó trong bài thơ Mây và sóng Ta go dẫn chúng ta đến giấc mơ tuyệt vời của tuổi thơ đó là sự sáng tạo trong trò chơi của em bé. Trước hết con là mây và mẹ sẽ là trăng . Con là sóng mẹ sẽ là bến bờ kì lạ . Cái độc đáo trong trò chơi này là có mây là có trăng . Trăng và mây chung 1 bầu trời . Mây và trăng luôn kề cận bên nhau . Có sóng là có bờ sóng vỗ về vào bờ như mẹ vỗ về con vào lòng mẹ . Em bé gọi đây là trò chơi nhưng thật ra không phải là trò chơi đây chính là tình cảm của con đối với mẹ , ước mơ được ôm ấp trong lòng mẹ và mẹ không bao giờ rời xa

>>>> cả bài thơ cho ta thấy sự giao cảm thần tiên của em bé với thiên nhiên tuyệt đẹp Cả bài thơ ta thấy được bức tranh về thiên nhiên . Cả bài thơ ta thấy được sự sáng tạo của em bé trong trò chơi để vừa được chơi vừa được gần mẹ . Từ vẻ đẹp mộng mơ ấy bài thơ đã có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc Trước hết là tác giả đã ca ngợi tình mẹ bao la vĩ đại . Nét độc đáo thứ 2 là Tago đã dẫn ta đến thế giới thần tiên với những ước mơ bay bổng kì diệu với tuổi thơ



"Mây và sóng" – một bài thơ hay và đặc sắc, bởi tiếng thơ ngọt ngào đầy xúc động. Bài thơ có một hình thức kết cấu rất mới lạ và độc đáo. Với hình thức thơ như vậy, Ta-go đã thể hiện được tình yêu thương trẻ em sâu sắc, một tấm lòng nâng niu trìu mến đối với trẻ thơ. Bài thơ được rút ra trong tập "trăng non", một tập thơ dành cho trẻ em được xuất bản năm 1909.
Toàn bộ bài thơ là lời của em bé kể lại câu chuyện của em với ''mây" với "sóng". Trước lời mời gọi đầy hấp dẫn của "mây và sóng", trước sự hấp dẫn của thiên nhiên, em rất thích đi chơi, nhưng tình yêu và lòng thương mẹ đã giúp em vượt qua sự cám dỗ đó. Em đã nghĩ ra những trò chơi hay, hấp dẫn để mãi mãi được ở bên mẹ. Qua trò chơi mà em nghĩ ra, chúng ta thấm thía được tình mẫu tử thiêng liêng cao cả. Bài thơ là một triết lý sống đầy vẻ đẹp nhân văn sâu sắc.
Bài thơ được chia làm hai cảnh thơ đầy sáng tạo, đó là hai bức tranh thiên nhiên, là hai trò chơi thú vị đầy sáng tạo, với trí tưởng tượng tuyệt vời. Giọng thơ, nhịp thơ, hình ảnh thơ rất phù hợp với tâm lý trẻ thơ, nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng thiết tha, giàu cảm xúc.
1. Mây và trò chơi của bé với mẹ về mây:
Mở đầu bài thơ là lời mách của bé với mẹ về những người trên mây rủ em đi chơi, với sức hấp dẫn lôi cuốn. Bằng trí tưởng tượng kỳ diệu, em bé đã vẽ ra một cảnh tượng thần tiên, huyền diều:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc".
Câu thơ như tiếng lòng ngọt ngào trìu mến, cách cấu tạo lời thơ như lời mời gọi thân tình, tha thiết. Thiên nhiên ở đây thật hấp dẫn, đẹp đẽ, kỳ ảo, tạo nên cuộc du ngoạn đầy ấn tượng biết chừng nào. Cảnh thiên nhiên vẽ ra trong sáng, hồn nhiên rất phù hợp với nét tâm lý trẻ thơ. Một cuộc sống vui vẻ thoải mát, tha hồ mà đùa vui, tha hồ mà nhảy múa từ sáng đến tối, tha hồ mà thưởng thức với bình minh vàng, với vầng trăng bạc. Câu thơ được nhấn mạnh bằng cách lặp lại cấu trúc, tạo nên một cuộc sống tràn đầy sắc đẹp, đầy niềm vui. Cuộc sống rất thoải mát chẳng có gì sánh nổi đã đánh thức được trí tò mò của bé: ham vui ham chơi là đặc tính của trẻ thơ mà!
Phải am hiểu tâm lý của trẻ, Ta-go mới có lời thơ mở đầu như vậy. Trước lời mời gọi của mây, bé rất thích thú, rất muốn đi, nên em đã hỏi: Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" Bé hỏi thật tự nhiên, thoải mát, không một chút băn khoan, nghĩ ngợi. Câu hỏi của em bé thể hiện sự khao khát được khám phá những thế giới thần tiên, kì diều. Và họ trả lời cách đi cũng rất dễ dàng:
Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây". Nhưng em không đi, em không muốn rời xa mẹ. Em từ chối cũng rất hay, rất khéo:
"Mẹ mình đang đợi ở nhà", "Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?"
Câu trả lời của bé được cấu tạo bằng hai nửa, nửa đầu là nhận định về một sự thật: "buổi chiều mẹ hay đợi ở nhà", mẹ đang trông mong con trở về; nửa thứ hai là một câu hỏi tu từ nhằm khẳng định lý do chính đáng thiết thực của bé. Câu thơ là một lời từ chối thật khéo léo, tế nhị, sắc sảo. Như vậy, tình yêu mẹ và lòng mong đợi của mẹ đã chiến thắng sự cám dỗ, lời mời gọi, rủ rê của những người sống trên mây.
Bằng trí tưởng tượng tài tình, em bé kể lại với mẹ thật hồn nhiên, thú vị. Qua lời kể của em cho thấy tình mẫu tử là tình cảm chân thành trong sáng, và bền chặt không có gì lay chuyển được. Cũng bằng trí tưởng tượng tuyệt vời vô biên ấy, em bé đã nghĩ ra được trò chơi với mẹ:
"Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm."
"Mây", "trăng" đã trở thành nhân vật trữ tình, để em bé và mẹ hóa thân vào trong trò chơi của bé. Thật hấp dẫn và ấm áp khi bé hóa thân mình vào mây để được ôm ấp mẹ, để tận hưởng những phút giây hạnh phúc nhất, sung sướng nhất. Mà theo bé đó là "trò chơi thú vị hơn" những trò chơi mà mây rủ bé đi chơi.
Sức hấp dẫn của trò chơi mà bé nghĩ ra cũng giàu ý nghĩa triết lý nhân sinh. "Mây" bao giờ cũng mềm mãi, nhẹ nhàng như tâm hồn tình cảm của bé, cũng như tình cảm của mẹ dành cho bé. Còn mẹ là mặt trăng dịu hiền, tỏa sáng cho con. Và dưới "bầu trời xanh thẳm" có cả mẹ và con đang nô đùa thoải mái trong niềm vui hạnh phúc trào dâng. Như vậy, "mây", "trăng", "bầu trời" trở thành hình ảnh biểu trưng cho ước mơ của bé, của mẹ và hơn thế là của tác giả dành tình cảm và ước mơ cho trẻ. Đó là nét đẹp trong tâm hồn Ta-go.
Nhịp bốn câu thơ cuối cảnh một nhẹ nhàng mềm mại như những áng mây trôi trôi, như vầng trăng hiền dịu tỏa sáng, câu thơ như dòng sữa mẹ rót vào trái tim non tơ, đầy ước mơ và hi vọng.
2. Sóng và trò chơi của bé với mẹ về sóng:
Theo mạch cảm xúc của bài thơ, phần thứ hai của lời đối thoại với mẹ là câu chuyện về "sóng". Sóng không chỉ là biểu tượng của tự nhiên đại dương sâu thẳm, sóng rủ bé đi du ngoạn, thật ấn tượng làm cho bé phải thốt lên:
Trong sóng có người gọi con:
"Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao".
"Sóng" đã vẫy chào, kể cho bé nghe nhưng cuộc vui chơi suốt ngày. Với lời ca hát rì rào của sóng như âm thanh thủ thỉ mời gọi, "sóng" cuốn ra xa, rồi cứ xô vào bờ, trông thật đẹp mắt. Hình tượng con "sóng" gợi nên một đại dương mênh mông vô tận, một cuộc sống đi khắp đó đây, khắp mọi nơi. Câu thơ tả lại những con sóng vỗ vào bờ rồi lại rút ra xa, cứ như thế như thế, tác động vào tâm hồn bé một lòng ham muốn, thích thú được đi chơi cùng "sóng". Cũng mô tuýp cấu trúc giống với cảnh một, Ta-go đã tạo nên một cảnh thiên nhiên huyền ảo, một không gian bao la, rộng lớn. Con người như đắm mình vào thiên nhiên vũ trụ. Từ trời cao cho đến biển cả bao la... tạo nên cái nhìn say đắm, lưu luyến của bé.
Em liền hỏi:
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?"
Họ nói: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làm sóng nâng đi".
Cách đi đến với "sóng" cũng nhẹ nhàng, giản đơn như đến với "mây", nhưng bé vẫn trả lời một cách khéo léo tế nhị:
Con bảo: "buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".
Vậy là sức cám dỗ của "sóng" cũng không thể làm cho bé bỏ mẹ mà đi được, em không đi du ngoạn cùng "mây" nên cũng không đi chơi cùng "sóng", với "sóng" em cũng từ chối thật hợp lý. Em không muốn làm cho mẹ buồn, mẹ phải lo lắng. "Với em, chỉ có mẹ, nguồn vui cao cả thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử". Lời từ chối của bé cũng thật nhẹ nhàng, thoải mát nên sóng cũng chỉ "mỉm cười, nhảy múa lướt qua".
Với bé, thiên nhiên trở nên thân thiết, cảm thông, bé từ chối cả "mây", và cả "sóng" nhưng họ - những người sống trên mây, trong sóng chỉ "mỉm cười", im lặng và quay đi. Nụ cười của mây, sóng phải chăng ẩn chứa một nụ cười của tác giả dành cho trẻ em. Và bé cũng tự mình nghĩ ra trò chơi hay hơn, hấp dẫn hơn, còn có cả mẹ mình:
"Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
Con là sóng và mẹ là bến bờ kỳ lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào"
Lời thơ hay, hấp dẫn; nhịp thơ, giọng thơ đều đều như nhịp sóng vỗ vào bờ, nhẹ nhàng, mềm mãi và thiết tha. Con là “sóng” cứ vỗ vào bờ như con đang “lăn lăn” nhẹ nhàng vào trong vòng tay âu yếm, vào lòng mẹ hiền. Sóng cứ vỗ, biển cứ hát là những lúc con vui chơi, ngoan ngoãn cũng là lúc lòng mẹ hạnh phúc. Câu thơ nói đến sóng mà gợi ra bao nhiêu điều thú vị, bao suy ngẫm. "Sóng" không bao giờ ngừng vỗ, biển không bao giờ cạn, "tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ" sẽ không bao giờ vơi, cũng như tình cảm mẹ con sẽ không bao giờ mất.
Tình yêu mẹ là tình cảm sâu sắc, rất đẹp của con người, đó là điều mà thi hào Ta-go muốn tâm sự cùng tất cả trẻ em trên trái đất. Vì thế không chỉ riêng nhân dân Ấn Độ mà cả thế giới yêu Ta-go, xem ông như là "bậc thánh sư"(Gurudeva) trong "Tam vị thánh thể". Bài thơ vượt không gian và thời gian là vậy.
3. Sự tưởng tượng kỳ diệu:
Toàn bộ bài thơ là một sự tưởng tượng thật kỳ diệu, tài tình. Em bé đã tưởng tưởng ra cuộc sống của "mây", của "sóng", tưởng tượng ra những lời mời gọi của họ, gợi về cuộc sống thần tiên, huyền thoại. Đồng thời em bé tưởng tượng ra cả những gương mặt của các nhân vật trong đó "mỉm cười", hành động của họ "nhảy múa, lướt qua", cả những sinh hoạt "ca hát".... Không dừng lại ở đó, em còn tưởng tượng ra cách em đi theo mây, theo sóng:
- "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".
- "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làm sóng nâng đi".
Ngay trong sự tưởng tượng đó, bé cũng được du ngoạn cùng mây, cùng sóng. Sự tưởng tượng vừa tự nhiên, thơ ngây, vừa phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
Theo mạch tưởng tượng tài tình đó, em bé đã nghĩ ra trò chơi rất "thú vị", "hay hơn". Đó là đặc sắc nhất của sức tưởng tượng. Nó vừa gần gũi thân quen vừa bay bổng diệu kỳ, vừa thân thiết ruột thịt lại vừa mới mẻ lạ lùng. Sức hấp dẫn của trò chơi cũng chính là sức hấp dẫn của sự tưởng tượng. Đây là một trong những đặc điểm thi pháp thơ Ta-go.
Đến câu thơ cuối cùng bài thơ, ý thơ khẳng định sự kỳ diệu của trò chơi: "không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào". Khi con người ta mơ mộng, khi ta tưởng tượng thì mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh, có thể đang là "con", là "mẹ" bổng trở thành "mây", "trăng", là "sóng", "bến bờ"... trên vũ trụ bao la, và cũng thoắt một cái là có thể trở về nhà. Chính sự tưởng tượng cho phép em bé đi đây đi đó. Hơn thế nữa, tình mẫu tử thiêng liêng, vô tận, không thể đo bằng khoảng cách nên dù ở đâu em cũng có mẹ, ở đâu em cũng có thể chan hoà với thiên nhiên, với vũ trụ.
Như vậy, bằng sự tưởng kỳ diệu, phù hợp với cách tư duy hình tượng, với thế giới trẻ thơ kỳ lạ, kết hợp với nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, dùng hình ảnh tượng trưng. Đặc biệt là thi pháp kết cấu sóng đôi trong cấu trúc câu thơ, cấu trúc bài thơ... đã góp phần khẳng định giá trị cao đẹp của văn bản.
Bài thơ không chỉ là một lời tâm sự của Ta-go dành cho trẻ, một bài học cho trẻ em, mà còn nhắc nhở chúng ta về ý thức vai trò của cha mẹ đối với con cái. Đó là niềm tin, ước mơ khao khát sống chan hoà với thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên chan hoà với tình yêu thương cha mẹ. Bao trùm lên trên là ý nghĩa nhân văn cao cả, trái tim và tấm lòng của nhà thi hào Ta-go. Đó là nét đẹp riêng, độc đáo trong hồn thơ Ta-go.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
của, mây, sóng, tago, thơ, trong, , vẻ, đẹp
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.