Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 7


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
08-10-2016, 09:10 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Văn biểu cảm tả về cây mít




Trước nhà nội có cây mít thật to, nội trồng nó khi nào hay nó tự mọc lên tôi cũng chẳng biết. Nhưng có lẽ nội trồng thì đúng hơn, vì nó nằm ngay hàng thẳng lối với mấy cây còn lại. Dãy mít trước nhà nội non mươi gốc, tôi không nhớ chính xác nữa. Cây mít to ấy nằm ở cuối hàng. Cạnh đó còn có một cây ổi sẻ, cây bình bát với cây lêkima.
Hồi còn nhỏ, mấy anh em tôi hay ra gốc mít chơi. Tôi không biết vì sao mình lại hay chơi dưới gốc cây mít ấy, một gốc cây còn hằng lên những vết đạn chiến tranh. Và cả thảy mấy anh em đều ùa ra cây mít đó mỗi khi chơi trò. Anh hai Tí chuột, con Út và thằng Hải nhà cô Năm, con Linh lùn nhà cô Bảy đều khoái tung tăng dưới cây mít đó. Cây mít già cằn cỗi, gốc nó to đùng, ba bốn đứa ôm không hết. Rễ nổi ngồn ngộn lên trên mặt đất. Thân nó xù xì lốm đốm trắng trông như những đám mây bồng bềnh lơ lững trên bầu trời xanh. Gần dưới gốc có chỗ bị sâu ăn, da nó khô nức nẻ sần sùi. Ấy vậy mà tán lá mỗi mùa đều xum xuê mát rượi. Cành cây thấp đến nỗi con Linh lùn tịt cũng trèo lên được. Chỉ cần nắm một trong những cái cành nhỏ của nó, lấy trớn, nhảy một cái là tót lên được. Ranh giới trên cây mít được chia rạch ròi. Tí chuột là anh lớn, con cậu Hai nên anh ra vẻ là một “đại ca”. Anh chia mỗi đứa một nhánh mít. Lên cây là phải ngồi đúng “nơi quy định”. Anh lớn nên anh tự “chia” cho mình nhánh cây cao nhất. Như sợ chúng tôi phân bì, anh phân bua: -“Tụi bây còn nhỏ, trèo cao té chết queo!”. Mấy đứa còn lại mỗi đứa một nhánh dưới thấp. Đấy là nơi ngồi “hội họp” trước khi chơi trò. Nếu chơi “năm mười” thì khỏi chia đội. Cả bọn chọn cây mít này làm chủ. Đứa nào chăng thì úp mặt vào gốc mít chủ mà đếm năm, mười, mười lăm… cho đến một trăm. Mấy đứa còn lại túa ra chạy trốn, nấp dưới cây rơm gần đó, hoặc gốc mít khác, cây lêkima, hay phía bên kia cây ổi... chờ cho đứa chăng rời khỏi cây chủ đi tìm kiếm mọi người thì mình ùa ra, chạy đến và “binh binh” vào gốc mít để ra hiệu chiến thắng. Cứ mỗi lượt chơi, mỗi đứa “binh binh” vào cây mít năm bảy cái. Không biết cây mít có đau không?! Chắc nó cũng cười tươi vui cùng lũ nhóc. Còn khi chơi cướp cờ thì những cành lá mít dưới thấp bị bẻ làm cờ. Qua một bàn chơi, phải bẻ nhánh khác vì “lá cờ” bị hai đội giành giật tơi tả.
Có những buổi trưa hè, anh Tí chuột nhờ nội đâm lộp cộp cho một chén muối ớt để cả bọn cùng nhau “tàn sát” bông mít. Không đứa nào chịu ăn bông của mấy cây mít kia vì chát. Trong một hàng cây mít, bông của cây này chấm muối ớt ăn ngọt và tuyệt nhất. Lâu lâu, có người đến mua trái mít, nhưng nội không bao giờ bán cho ai cả. Trái của nó ngon, giòn và ngọt lịm, nội để giành bà cháu ăn và biếu hàng xóm.
Từ ngày nội mất, cây mít cũng khô héo dần đi, không biết vì quá tuổi hay nó buồn vì không có nội. Cây mít không còn, tuổi thơ tôi cũng qua đi. Bóng nội không còn nữa để che mát cuộc đời tôi. Tôi muốn đứng nơi gốc mít ngày xưa mà gào lên thật to, cho nội ở nơi xa xôi nào đó nghe thấy: “Nội ơi, con đã lớn”.



-----------



Trước cổng nhà ông ngoại em có một cây mít do ông trồng cách đây đã hơn chục năm.
Thân cây lớn bằng cả một vồng tay ôm, màu nâu sẫm. Cành lá sum suê, tỏa bóng rợp cả một đám đất rộng. Lá mít tròn, dày, xanh bóng. Lúc già lá đổi thành màu vàng tươi rồi màu vàng sậm. Từ thân và cành nảy ra những chùm trái non. Trái bằng ngón tay hoặc ngón cái, được bao bọc bởi lớp phấn trắng. Những trái mít lớn khá nhanh. Thâm thoắt chúng đã bằng chiếc ấm giỏ, rồi bằng chiếc thùng tưới nhỏ của em. vỏ trái căng ra, gai mít nỏ đều và màu trái chuyển dần từ xanh sang nâu.
Một chiều hè nắng vàng rực, trái mít đầu tiên đã chín, mùi thơm ngọt dậy cả một góc vườn. Bà ngoại vỗ vỗ vào trái nghe bồm bộp. Bà cười bảo: “Trái này chỉ một ngày nữa là vừa ăn cháu ạ!”. Bà cắt cuống rồi khệ nệ bưng trái mít để trên nóc hồ nước. Một ngày sau, trái mít đã mềm đều. Sau bữa cơm tối, cả nhà quây quần giữa sân, dưới ánh trăng sáng, bà bổ trái mít làm tư, lấy lá mướp lau cho sạch nhựa rồi cắt thành từng miếng nhỏ đưa cho mọi người. Múi mít vàng như màu nghệ mật đọng trong lòng múi ngọt đậm và sánh như mật ong. Ai cũng khen mít ngon. Ông em chỉ ăn vài múi rồi nhìn con cháu ăn, vẻ hài lòng lắm.
Gốc mít là nơi bọn trẻ chúng em tụ tập hàng ngày, chơi những trò thú vị: trôn tìm, bắn bi, đá cầu… Mỗi lần có cơn gió thổi qua, lá mít rào như thầm nói: các bạn ơi, cứ vui chơi đi! Đã có tôi che nắng cho các bạn.

Tả quả mít
Mùa hè là mùa của biết bao loại trái cây thơm mát, ngọt lành. Mùa hè tặng cho con người nhiều loại quả nhưng em thích ăn quả mít nhất. Quả mít khi chín chắc nịch, to, tròn như cái thúng. Lớp vỏ bên ngoài màu nâu sẫm với những cái gai chi chít. Trông xa, trái mít giống một con nhím lớn vậy. Bên trong lớp vỏ mít xù xì là những múi mít vàng ươm như mật. Mỗi khi mẹ bổ mít, hương mít thơm lừng tràn ngập cả căn nhà. Em thích ăn mít vì mít vừa ngon, vừa bổ.


Mùa mít chín

Những ngày này, dạo trên các miền đất vùng đồi gò, trung du Ba Vì, tới đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh cây mít sai chĩu quả, từ dưới chân gốc tỏa lên khắp các cành. Cây mít có ở rất nhiều nơi, có khi ở hai bên vệ đường, cũng có khi ta bắt gặp ở một ngã ba, ngã tư trên một con đường làng trung du. Mỗi khi nhìn thấy những cây mít ấy, trong kí ức tuổi thơ tôi lại ùa về hình ảnh cây mít trong vườn nhà ngoại.


Đậm hương vị quê hương

Mẹ tôi kể rằng, vào những năm đầu của thế kỉ XX, ông ngoại tôi đã khai hoang cả một quả đồi lớn, rộng chừng vài héc ta ở ven bờ sông Tích. Trong vườn, ông ngoại tôi trồng chủ yếu là mít, xung quanh bao bọc bởi những rặng tre. Đây là những loại cây hợp phù với thổ nhưỡng vùng trung du, chúng dễ thích nghi với vùng đất cằn cỗi này. Đất sỏi cằn cỗi là vậy nhưng cây mít vẫn vươn mình theo thời gian tỏa bóng mát trong vườn.

Ngoại tôi đã mất từ lâu, khi tôi chưa chào đời. Nhưng cho đến nay, những cây mít ấy vẫn hiện diện trong vườn nhà ngoại và lại còn xanh tốt, tỏa bóng thời gian sum suê trái chín theo chu kì thời gian mỗi năm một lần. Mỗi mùa mít chín, bao giờ mẹ tôi cũng hái những quả mít to nhất, ngon nhất, rồi đem vào nhà, dùng dao nhỏ tách đôi quả mít ra, dùng lá mướp lau nhựa mít bên trong chiếc cuống vừa lột bỏ, rồi bóc tách những múi mít to bằng cái chén hoa hồng thủa trước, sắp xếp từng lượt vào một chiếc đĩa men to để dâng lên bàn thờ ngoại thắp hương. Đó là một cách giáo dục của mẹ tôi về đạo lí uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây. Tôi hiểu lắm cái chân lí ấy. Bởi một đời cây phải đổi bằng đời người. Cây cho ta hoa trái ít nhất cũng phải dăm chục năm trở đi.

Mùa mít chín lại đến, phiên chợ quê lại họp đông vui, tấp nập kẻ bán người mua. Ở đó tôi như gặp lại dáng mẹ năm nào gánh mít đem bán, đã cho tôi đi cùng. Một mùa mít chín nữa lại về, mẹ tôi tuy đã mất, nhưng mỗi khi nhìn thấy những bóng dáng quen thuộc của các bà các chị trên vai quang gồng quang gánh với dăm ba quả mít chín trong đôi thúng tre, mùi thơm lan tỏa khắp chợ, trong lòng tôi lại dưng dưng, ngân ngấn nước mắt nhớ về dáng mẹ ngày xưa.

Mới đó thôi, những cây mít đã qua đi hơn ba thập kỷ, bằng số tuổi tôi hiện nay. Nhưng nhiều lúc ngồi buồn nhớ mẹ, tôi cảm thấy đời người còn ngắn hơn cả đời cây. Sống trên đồi cao chon von chót vót đất càng đỏ càng khô bao nhiêu mít càng tăng tuổi thọ bấy nhiêu. Cây mít trong vườn ngoại, nếu theo lời mẹ kể thì đã sống trên 100 tuổi, được xếp diện "mít trưởng lão", còn những cây mít sau này thì xếp vào loại mít 50 tuổi thuộc lớp hậu sinh. Trong số những cây mít còn lại ở vườn mít nhà ngoại thì có 2 loại mít: mít mật và mít dai. Ngoài ra còn có một cây mít khi chín múi trắng như mỡ mà mẹ tôi vẫn thường đặt tên cho nó là Cây Mít Mỡ .

Trên khắp nước Việt Nam, quanh năm chúng ta được thưởng thức bao loại hoa trái, nhưng trong số những hoa quả ấy, tôi vẫn nhớ nhất mùa mít chín. Bởi cây mít đã gắn bó với gia đình ngoại tôi từ rất xưa, từ khi mẹ tôi còn bé, đến nay cả ông ngoại và mẹ đã mất, bản thân tôi đã gần bốn mươi tuổi đời. Cây mít sẽ mãi là hình ảnh thân thương, gần gũi, bình dị trong vườn nhà ngoại.



-----------------
Nghỉ hè em về thăm quê nội, thú vị nhất là được ăn mít trong vườn nhà vì cứ đầu hè là cây mít ngon nhất.
Có lẽ cây mít này đã trồng được nhiều năm. Cây cao vượt mái nhà, xanh um những lá và rất sai quả. Gốc cây to, có nhiều rễ mọc lên trên mặt đất, vững chãi. Thân cây tròn, vỏ nhẵn màu nâu nhạt có loang lỗ màu xám mốc. Cành thì không to nhưng mọc nhiều. Tán cây không rộng lắm, càng lên cao càng thu nhỏ lại tạo cho cây một dáng vẻ cân đối. Lá mít dày và cứng hình bầu dục, mặt trên của lá nhẵn hơn mặt dưới và có màu xanh đậm. Ngắt một chiếc lá, lập tức có một thứ nước hơi sánh màu trắng sữa ứa ra gọi là mủ, có thể dán được như keo.
Những quả mít to và dày như những chú lợn con nghịch ngợm đeo bám quanh thân nhưng không dễ gì rơi vì cuống to và chắc. Vỏ quả mít dày đầy gai nhọn. Bổ quả mít ra em thấy múi nào cũng dày cơm vàng rực được bọc xen kẽ nhau với những tép sơ mít có màu vàng nhạt hơn. Hạt mít thì nhỏ bằng ngón tay màu nâu. Khi ăn múi mít vào có vị ngọt đậm và thơm lừng rất đặc biệt.
Mỗi khi đi đâu chỉ nghe mùi hương ấy là em nhớ đến cây mít của nhà nội. Nó đã cùng lớn, cùng chia sẻ những buồn vui trong những kì nghỉ hè đầy ắp tình thương mến của họ hàng nơi quê nội.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.