Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 8


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
15-09-2012, 04:16 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện Lão Hạc




Nhà văn Nam Cao và Ngô Tất Tố là những nhà văn xuất sắc chuyên viết về những
người nông dân nghèo khổ trong thời thực dân nửa phong kiến. Tiêu biểu nhất là ở tác
phẩm Lão Hạc và đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong tiểu thuyết Tắt Đèn. Có
tác phẩm thì viết về một lão nông nghèo khổ, có tác phẩm viết về người phụ nữ nông dân.
Song ở họ đều có những điểm chung, đó là ở cuộc sống nghèo khổ của người nông dân
và tính cách với vẻ đẹp cao quý của họ.
Với Tắt Đèn, Tắt Đèn là một tiểu thuyết được ra đời trong sự mong mỏi của nhiểu
bạn đọc. Dưới chế độ cai trị thực dân nửa phong kiến, dưới sự áp bức cường quyền,
người đọc có thể hình dung ra được một bức tranh sầu thảm của người nông dân xã hội
cũ trong tác phẩm. Chỉ trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ được trích trong chương IV
tiểu thuyết Tắt Đèn, bức tranh đã hiện lên gần như rõ nét về số phận cay đắng của chị
Dậu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo nhất nhì rong làng. Một ngày lo ba bữa cơm đã
khó, bữa đói bữa no, lại phải chạy vạy khắp nơi lo suất thuế thuân cho chồng. Thuế người
sống đã đành bây giờ lại phải thêm suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái.
Chỉ là cái sự nhập nhằng giữa lịch Tây lịch Ta, chị Dậu đã phải chịu oan ức mà không thể
nào bày giải được. Nhà chẳng còn gì, chị đành phải bán đi giọt máu của mình - cái Tý,
chẳng có người mẹ nào lại chịu rời xa đứa con mà mình đứt ruột đẻ ra....nhưng chị Dậu lạ
phải chịu cảnh đắng cay ấy. Và rồi, chị đã bị dồn vào đường cùng, con đường hi sinh để
bảo vệ tính mạng gia đình.
Nghèo khổ cũng là một cái tội, nó đeo bám chị Dậu dai dẳng mà còn đeo bám cả
Lão Hạc - một lão nông nghèo goá vợ. Lão Hạc chỉ có một đứa con trai là độc nhất.
Nhưng rồi cái nghèo, cái khổ đã đem nó rời xa Lão. Sau khi vợ chết, hai cha con lão sống
lay lắt, bữa cơm, bữa cháo. Rồi khi cậu con trai đến tuổi lập gia đình, tưởng mọi chuyện
sẽ êm xui nhưng nào ngờ nhà gái thách cưới cao quá, mà Lão Hạc không thể lo nổi một
số tiền lớn để con cưới vợ. Phẫn chí, anh ta bỏ nhà đi đồn điền cao su xa, bỏ người cha
già cô độc ở nhà với "cậu Vàng". Lời của anh trước lúc đi làm xa đã nói lên suy nghĩ của
biết bao con người nghèo khổ "Không có tiền, sống khổ, sống sở trong cái làng này, nhục
lắm". Vì thế, anh ta quyết tâm "kiếm bạc trăm" mới trở về. Vẫn không tha, cái nghèo đã
cướp đi luôn nguồn an ủi, người bạn động viên cuối cùng của lão - cậu Vàng. Đó là kỉ vật
mà con trai lão đã để lại cho lão. Nhưng trớ trêu thay, sau một trận ốm dữ dội, lão mất đi
tất cả, từ sức khoẻ đến của cải. Cuộc đới của Lão Hạc bắt đầu khốn khổ dần từ đây.
Như vậy, chỉ với vài chục trang văn mà ta có thể hình dung khá rõ sự bần cùng,
khốn nạn về cuộc đời của người nông dân trước Cách Mạng tháng Tám. Tuy cuộc sống
khốn khổ đó đè lên đôi vai gầy guộc của họ nhưng ánh sáng le lói vẫn chiếu sáng tâm hồn
của họ, một tâm hồn cao quý, sự lạc quan và lòng tự trọng của chị Dậu và Lão Hạc luôn
toả sáng.
Tuy nhiên, dù rất đau xót và thương cảm với những mảnh đời cay đắng, căm ghét
tận xương tuỷ bọn lệ nhưng Nam Cao và Ngô Tất Tố vẫn không quên xâu dựng hình ảnh
nhân vật bằng cả trái tim yêu thương của chính mình. Cả chị Dậu và Lão Hạc đề là nhân
vật điển hình cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam. Chị Dậu tần
tảo, chu đáo lo cho cả gia đình mà chồng thì luôn đau ốm nên mọi việc trong nhà đều do
một tay chị quán xuyến. Trong khi Lão Hạc cố gắng kím thêm việc làm để có cái ăn, sẵn
sàng ăn củ chuối hoặc bất kì thứ gì mà lão có thể "chế biến". Miễn là không đụng vào tiền
của con. Sự hi sinh cao cả, chịu thương chịu khó đó là phẩm chất tốt đẹp của người nông
dân.
Như nhữn người nông dân khác, cả Lão Hạc và chị Dậu đều có lòng vị tha, trong
khi chị Dậu sẵn sàng hi sinh tấm thân để bảo vệ chồng trước sự nguy hiểm thì Lão Hạc
dành trọn cả một cuộc đời để lo cho đứa con trai mà mình hết mực yêu quý. Thậm chí,
nếu lão chết thì lão vẫn cam lòng miễn là con trai lão không phải cực khổ.
Ở Lão Hạc và chị Dậu đều ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đấu
tranh bảo vệ gia đình của mình. Chị Dậu dám đứng lên chống lại bọn cai lệ hách dịch vì
hắn quá nhẫn tâm và có ý định hãm hại chồng mình. Bằng nững hành động, cử chỉ ấy, chị
quyết tâm bảo vệ mái ấm bé nhỏ, hạnh phúc nhỏ nhoi ấy bằng cả tính mạng mình. Thế
nhưng, Lão Hạc không giống như thế. Nếu người phụ nữ làng Đông Xã vùng lên để được
sống thì Lão Hạc lại chấp nhận sự đấu tranh, sự vùng lên có thể cướp mất cả cuộc đời của
Lão để rồi lão chết - một cái chết đau thương và thật dữ dội. Một cái chết chỉ để giữ lấy
mảnh vườn cho con để khỏi phải làm phiền hà hàng xóm.
Nói tóm lại, số phận của người nông dân được tác giả Nam Cao và Ngô Tất Tố
miêu tả vô cùng sâu sắc. Mặc dù cả hai tác phẩm đều chưa được ánh sáng của Cách Mạng
chiếu rọi nhưng chúng vẫn sáng ngời, hình ảnh của chị Dậu và Lão Hạc luôn chói loá trên
cái tối trời tối đất. Lật từng trang giấy, đọc từng câu văn, người đọc có thể cảm nhận
được cuộc dời khốn khổ và phẩm chất của Lão Hạc và chị Dậu một cách chân thực nhất.



Bài 2
Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.

Bài 3
Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích tắt đèn của Ngô Tất Tố ) và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao ta thấy hiện lên một bức tranh về những người nông dân sống trong trong xã hội thưc dân nửa phong kiến . Họ là những con người lao động nghèo khổ , bị đẩy vào con đường bế tắc nhưng vẫn ngời sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Trước hết , hai tác phẩm đã tái hiện cho người đọc cho thấy tình cảnh nghèo khổ , bắc tế của người nông dân bần cùng trong xã hội một cổ hai tròng áp bức . Chị Dậu nghèo thuộc hàng cùng đinh nhất nhì trong làng . gia cảnh đã nghèo lại phải đóng sưu cho cả người em trai đã chết từ năm ngoái khiến cho gia cảnh đã nghèo lại càng nhèo hơn . cái xã hội ấy đâu còn nhân tính , chỉ biết dồn con người vào chỗ chết , vào đường cùng chỉ biết bóc lột họ đến chết vẫn không tha .Còn lão Hạc cũng có hơn gì chị Dậu . sau đợt ốm số tiền dành dụm của Lão cũng tiêu hết làng mất mùa nên cả củ chuối , rau má sung luộc ... kiếm được gì , Lão ăn nấy . lão không muốn tiêu vào tiền của con . Và đến lúc , lão không còn đủ khả năng để nuôi nổi mình nữa , lão đành phải bán chó . cuộc sống của người nông dân nghèo trong xã hội lúc bấy giờ thật bế tắc . Để kiếm được miếng ăn nuôi sống mình qua ngày đâu có gì dễ dàng gì
cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai .
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn .
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
bờ, cách, cuộc, , dân, hạc, hội, lão, nông, người, nước, qua, tính, tức, trích, trong, truyện, , vỡ, , đời, đoạn
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.