Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 12


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
15-10-2012, 09:30 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Phân tích và chứng minh nhận định sau đây:Văn học thời kỳ 1945-1975 biểu tượng tinh thần yêu nước,khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nhân nghĩa của nhân dân ta




Đền bài:Phân tích và chứng minh nhận định sau đây:Văn học thời kỳ 1945-1975 biểu tượng tinh thần yêu nước,khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nhân nghĩa của nhân dân ta

Bài làm
Chặng đường văn học ba mươi năm (1945-1975) tuy ngắn nhưng thật sự
là một thời kì văn học sôi động. Vượt qua nhiều trở ngại lớn lao tưởng như
không thể vượt qua nổi của chiến tranh, văn học đã đạt những thành tựu cao
quý. Đặc biệt “văn học đã biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên
cường, dũng cảm và lối sống nhân ái nghĩa tình của nhân dân ta”.
Qua thơ văn thời kì 1945-1975, ta hãy phân tích và chứng minh nhận
định trên.
Trước hết, ta thấy rõ tinh thần yêu nước thể hiện ở những người chiến sĩ.
Dẫu từ mọi phương trời lạ, chẳng hẹn quen nhau, họ có cùng chung lí tưởng
đánh giặc cứu nước và trở thành đồng chí. Dù chịu đựng mọi gian khổ, họ
vẫn lạc quan, cầm chắc tay súng diệt thù:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
… Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu)
Văn học “biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường” bằng
những vần thơ sinh động, như một đoạn phim ngợi ca:
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm,
cơm vắt,
Máu trộn bùn non
Gan không súng, chí không mòn.
Nhà thơ Nguyễn Đình Thi còn ghi lại hình ảnh lớp lớp đoàn đoàn quân
như nước vỡ bờ, đem lại chiến thắng vinh quang rực rỡ cho đất nước:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
(Đất nước)
Trong một tác phẩm văn xuôi, chúng ta cũng thấy rõ tinh thần yêu nước,
khí phách kiên cường dũng cảm, của nhân dân ta. Chiến, Việt trong tác
phẩm Những đứa con trong gia đình đã quyết tâm cầm súng đánh giặc để
trả thù nhà. Tnú yêu thương, gắn bó với bản làng, dẫu thương tật đôi tay vẫn
tham gia lực lượng chiến đấu, giết giặc thù (Rừng xà nu).
Lòng yêu nước còn thể hiện chân thành cảm động qua sự hi sinh cao cả,
người chiến sĩ vẫn sẵn sàng chấp nhận, hi sinh tuổi trẻ vì tổ quốc:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Quang Dũng)
Có khi tình cảm yêu nước thể hiện qua lòng yêu quê nghèo với hình ảnh
người vợ hiền lam lũ:
Ba năm rồi gửi lại quê hương
Mái lều tranh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
(Hồng Nguyên)
Lòng yêu nước còn thể hiện qua nỗi thương xót cảnh quê hương bị thiêu
hủy dưới gót giặc hung tàn:
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Cho nên bộc lộ nỗi căm hờn:
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn.
(Hoàng Cầm)
Đó là lòng yêu nước sáng ngời của quần chúng cách mạng: người em liên
lạc, bà mẹ chăm sóc người chiến sĩ, cô gái Tây Bắc nuôi quân (Tiếng hát
con tàu – Chế Lan Viên). Đó là khí phách kiên cường, lòng thủy chung với
cách mạng và mảnh đất quê hương như ông Tám Xẻo Đước (Đất – Anh
Đức), anh Ba Hoành (Quán rượu người câm – Nguyễn Quang Sáng), Cụ
Mết (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).
Xuất phát từ tình yêu nước, những tình cảm cao đẹp khác thể hiện trong
“lối sống nhân ái, nghĩa tình của nhân dân ta”. Trước hết, đó là tình quân
dân thắm thiết:
Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
… Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong.
(Hoàng Trung Thông)
Đó là sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân đối với người chiến sĩ cách
mạng hoạt động trong thời kì đen tối qua hình ảnh bà Bủ, bà Bầm, mẹ Tơm,
mẹ Suốt (Tố Hữu), bà mẹ đào hầm:
Đất quê ta mênh mông
Quân thù không xăm hết được
Lòng mẹ rộng vô cùng
Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.
(Dương Hương Ly)
Trong chiến đấu gian khổ, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào càng phát huy
cao độ (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Bức thư Cà Mau – Anh Đức).
“Lối sống nhân ái nghĩa tình” còn thể hiện sâu sắc qua nhiều khía cạnh
tình cảm gia đình: tình vợ chồng, tình mẹ con, tình anh em, nghĩa láng giềng
(Những đứa con trong gia đình, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi). Lối
sống nhân ái nghĩa tình còn thấy rõ ở lối sống đùm bọc, thương yêu, cùng
xây dựng cuộc đời mới của những con người lao động ở nông trường Điện
Biên như Đào, Huân, Duệ… (Mùa lạc – Nguyễn Khải).
Ngoài ra trong các tác phẩm văn học thời kì 1945-1975, tình yêu lứa
đôi cũng được soi rọi và sáng ngời dưới ánh sáng của tình yêu tổ quốc.
Những người trẻ tuổi tạm thời đặt tình cảm riêng sau sự bức thiết của sự
nghiệp chung:
Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau.
(Nguyễn Mĩ)
Có khi giữa gian khổ, tình yêu càng trong sáng, thơ mộng, thật cảm động
(Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu).
Văn học cũng phản ánh chân thực những hoàn cảnh hội ngộ, sinh li cũng
như tử biệt hết sắc khắc nghiệt:
Mới đến cầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông
… Anh đi bộ đội, sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
(Vũ Cao)
Tình yêu quê hương cũng không kém phần thống thiết khi người em nhỏ
du kích đã bị giặc bắn rồi quăng mất xác:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn, roi…
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi
(Giang Nam)
“Lối sống nhân ái nghĩa tình” còn là những nét đẹp truyền thống mà nhân
dân ta luôn phát huy trong hình ảnh vẹn tròn của Đất Nước:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Tóm lại, “tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống
nhân ái nghĩa tình” là hai nội dung chủ yếu của văn học thời kì 1945-1975,
mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cả đã trở thành tài sản quý về tinh thần,
tình cảm, đạo đức của nhân dân ta, thể hiện sâu sắc trong nền văn học dân
tộc trong thời kì hiện đại.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.