Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 6


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
02-10-2013, 02:58 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default soạn bài em bé thông minh




I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - Kiểu nhân vật rất phổ biến trong cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái ăm...) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN

Câu 1. Dùng hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

+ Dùng câu đối để thử tài nhân vật là hình thức phổ biến trong các truyện cổ tích.

+ Tác dụng:

- Tạo nên sự hấp dẫn; cuốn hút người đọc.

- Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện từ đơn giản đến phức tạp.

- Bộc lộ phẩm chất, trí tuệ của nhân vật.

Câu 2. Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó khăn hơn lần trước không?

+ Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần.

- Lần thứ nhất: khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được bê con.

- Lần thứ ba: một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.

+ Những thử thách càng ngày càng khó:

- Lần thứ nhất: là lời đố của viên quan chỉ liên quan đến hai bố con.

- Lần thứ hai: lời đố của nhà vua liên quan đến cả dân làng.

- Lần thứ ba: cũng là của vua, có mục đích khẳng định thực tài của cậu bé.

- Lần thứ tư: là của viên sứ thần, nó không chỉ là thách đố với bản thân mà còn danh dự của cả dân tộc.

Câu 3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái ăm? Theo em những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Những cách vượt qua thử thách của cậu bé thông minh:

+ Lần thứ nhất: Cậu đã hóa giải lời đố của viên quan bằng chiêu thức “gậy ông lại đập lưng ông” bằng cách hỏi lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”, dồn đối phương vào thế bí. Sự đối vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vị, khiến viên quan phải há mồm sửng sốt.

+ Lần thứ hai: Cậu bé đã hóa giải bằng cách “tương kế tựu kế” đưa nhà vua và cận thần vào “bẫy” của mình để cho ra sự vô lí: giống đực thì không thể đẻ con.

+ Lần thứ ba: Cậu đã hóa giải lời thách đố của nhà vua bằng cách đưa ra điều kiện phải rèn chiếc kim thành dao xẻ thịt thì mới có thể làm thịt một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn; dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng không thực hiện được.

+ Lần thứ tư: Trong lúc các đại thần vò đầu suy nghĩ không ra thì cậu bé vừa đùa nghịch, vừa đọc bài đồng dao để chỉ ra cách giải bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân gian - (kiến mừng thấy mỡ).

- Đây là lần giải đố thú vị nhất, vì câu đố oái ăm, sự đấu trí không phải ở phương diện cá nhân mà là uy tín danh dự cho cả dân tộc, một lời giải có thể “cứu nguy cho cả hàng ngàn người” - Thế nhưng thái độ của người giải đố lại hết sức nhẹ nhàng tỉnh bơ, mà lời giải rất độc đáo bất ngờ.

Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích “Em bé thông minh”

+ Ngợi ca trí thông minh của em bé bình dân —> ngợi ca tài trí của dân gian, của người lao động.

+ Câu chuyện đã đem lại cho cuộc sống tiếng cười hồn nhiên vui vẻ.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Kể diễn cảm câu chuyện

+ Giọng kể phải hồn nhiên, trong sáng để thể hiện được tính chất của câu chuyện và tính cách của nhân vật chính chỉ là một cậu bé.

+ Trong truyện có khá nhiều nhân vật và lời đối thoại, chú ý thể hiện lời thoại cho phù hợp với đặc điểm của từng nhân vật:

- Viên quan: giọng hóm hỉnh.

- Cậu bé: lém lỉnh, hồn nhiên, tinh nghịch.

- Ông bố: Sợ hãi lo lắng.

- Nhà vua: oai nghiêm.

IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Truyện Em bé thông minh là kiểu truyện về trí khôn trong truyện cổ tích sinh hoạt. Nó ít có hoặc không có yếu tố kì ảo, các tình tiết và cách xử lí rất gần gũi với đời thường nhằm khẳng định trí tuệ, và mơ ước về người tài của nhân dân.

(Theo ôn tập ngữ văn 6 - Nguyễn Văn Long chủ biên)

Truyện đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.

(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - SĐ D)

CHỮA LỖI DÙNG TỪ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Muốn có kĩ năng diễn đạt tốt, khi diễn đạt chúng ta phải chú ý cách dùng từ, tránh những lỗi thường mắc phải sau đây:

- Lặp từ

- Lẫn lộn các từ gần âm

- Dùng từ không đúng nghĩa.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Câu 1. Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

+ Lỗi dùng từ sai trong các câu trên:

- “yếu điểm”: là điểm chính, quan trọng nhất => vậy dùng từ yếu điểm là sai.

- “Đề bạt”: là đang giữ một chức vụ nào đó, được cử giữ chức vụ cao hơn => Dùng từ “đề bạt” là sai

- “Chứng thực”: là xác nhận cho để làm bằng là đúng sự thật => vậy dùng từ chứng thực là sai.

Câu 2. Thay các từ đã dùng sai bằng những từ khác.

a) Mặc dù còn một số khuyết điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề cử làm lớp trưởng.

c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

III. HƯỚNG DÂN LUYỆN TẬP

Câu 1. Gạch một gạch dưới các từ kết hợp đúng

Bản tuyên ngôn

Tương lai sáng lạng

Bôn ba hải ngoại

Bức tranh thủy mặc

Nói tăng tùy tiện

Bảng tuyên ngôn

Tương lai xán lạn

Buôn ba hải ngoại

Bức tranh thủy mạc

Nói năng tự tiện

Câu 2. Chọn từ thích hợp để điền vào ô trống

a) khinh khỉnh, khinh bạc

Khinh khỉnh tỏ ra kiêu ngạo và lạnh nhạt, ra vẻ không thèm để ý đến người đang tiếp xúc với mình.

b) khẩn thiết, khẩn trương

Khẩn trương, nhanh, gấp và có phần căng thẳng

c) bâng khuâng, băn khoăn

Băn khoăn không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ lo liệu

Câu 3. Chữa lỗi dùng từ trong các câu sau

a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

Cú đá thì không thể dùng là tống mà phải là tung.

Sửa lại: Hắn quát lên một tiếng rồi tung một cú đá vào bụng ông Hoạt.

b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi không nên bao biện.

Sửa lại: Làm sai thì cần thành thực nhận lỗi không nên ngụy biện.

c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.

Sửa lại: Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những tinh hoa của văn hóa dân tộc.

LUYỆN NÓI, KỂ CHUYỆN

I. KIẾN THÚC CƠ BẢN

- Tự giới thiệu về bản thân

- Mở bài: Lời chào và lí do tự giới thiệu.

- Thân bài:

+ Tên, tuổi;

+ Gia đình gồm những ai;

+ Công việc hàng ngày;

+ Sở thích và nguyện vọng.

- Kết bài: Cảm ơn mọi người chú ý nghe.

- Giới thiệu về gia đình

- Mở bài: Lời chào và lí do kể.

- Thân bài:

+ Giới thiệu chung về gia đình;

+ Kể về bố;

+ Kể về mẹ;

+ Kể về anh, chị, em.

- Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN NÓI TRÊN LỚP

Đề bài chuẩn bị

1. Tự giới thiệu về bản thân.

Kính chào cô và các bạn!

Tôi tên là Nguyễn Hoài Chương, học sinh lớp 6E trường THCS Lê Lợi, quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà tôi ở số 18/24D đường Trần Quang Diệu phường 14, Quận 3. Gia đình tôi có bốn người bà nội, bố, mẹ và tôi.

Tôi rất thích đọc sách (vì vậy còn có biệt danh là mọt sách) và chơi bóng đá. Tôi ước mơ sau này trở thành cầu thủ bóng đá xuất sắc. Vua bóng đá Pê lê là thần tượng của tôi, và nếu không đủ năng khiếu thì tôi mong trở thành một luật sư giỏi, để đem đến sự công bằng cho mọi người. Tôi tự đến trường bằng xe đạp, về nhà khi ăn cơm xong tôi giúp mẹ dọn dẹp và lau nhà cửa. Tôi rất thích lớp 6E của chúng mình, vì tất cả mọi người ai cũng rất thân thiện, dễ mến.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

2. Kể về gia đình mình.

Chào các bạn

Tôi tên là Lê Hoàng Tâm học sinh lớp 6B trường THCS cầu Kiệu, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà tôi ở cách trường chỉ có mười mét - một khoảng cách mà tất cả mọi người đều ao ước. Gia đình tôi gồm có bốn người: ba, mẹ, em trai và tôi. Ba tôi là một kĩ sư cầu đường, thường đi làm việc xa nhà, bởi vậy ngày chủ nhật là ngày vui nhất của gia đình tôi, vì có mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình. Mẹ tôi là cô giáo dạy toán. Mẹ rất thương yêu anh em tôi, nhưng rất nghiêm khắc trong việc học tập của hai anh em. Em trai tôi năm nay mới vào lớp một. Tính em hiếu động nhưng rất dễ thương. Hằng ngày tôi giúp em học bài, sau đó hai anh em cùng xem phim hoạt hình. Tôi mong ước gia đình tôi tất cả mọi người đều mạnh khỏe tràn ngập tiếng cười hạnh phúc.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.




Tham khảo thêm
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Sọ Dừa).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1*. Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.
2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
3. Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố.
Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
4. Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt:
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
2. Lời kể:
Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ.
Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau.
- Viên quan có giọng hống hách: "Này lão kia, trâu của lão một ngày cày được mấy đường?".
- Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.
- Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: "Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!".
3*. Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết.

Gợi ý: Kể một câu chuyện hoặc một tình huống ứng xử thông minh của một em bé mà em được chứng kiến hoặc được xem trên vô tuyến, đọc trên báo chí. Có thể tham khảo thêm các sách như: Thần đồng xưa của nước ta của Quốc Chấn, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (tập 2), Truyện Trạng Quỳnh, Truyện Trạng Lợn,…
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.