Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 11


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


 
  #1  
13-09-2012, 12:57 AM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Giữa những bài thơ buồn của Xuân Diệu Trước Cách mạng tháng Tám hiện lên một Thơ duyên hồn nhiên, tươi mát, yêu đời. Vì sao Xuân Diệu lại đặt tên bài thơ là Thơ duyên? Phân tích bài thơ để l


Trả Lời Với Trích Dẫn

Giữa những bài thơ buồn của Xuân Diệu Trước Cách mạng tháng Tám hiện lên một Thơ duyên hồn nhiên, tươi mát, yêu đời. Vì sao Xuân Diệu lại đặt tên bài thơ là Thơ duyên? Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Bài Làm


Xuân Diệu là một hồn thơ mãnh liệt, sôi nổi, không bao giờ để lòng khép kín, luôn mở rộng với đất
trời, với cuộc đời. Đó là một tâm hồn đam mê sống, đam mê yêu, khát vọng được hòa hợp với đời,
với tạo vật và với con người. Giữa những bài thơ buồn của Xuân Diệu trước Trước Cách Mạng
Tháng Tám, hiện lên sáng chói một Thơ duyên ( Trích trong tập Thơ thơ -1938) hồn nhiên, tươi mát,
yêu đời và thể hiện được niềm giao cảm mãnh liệt ấy.

Bài thơ có nhan đề Thơ duyên. Thơ duyên chứ không hẳn là thơ tình vì tình yêu trong thơ của Xuân
Diệu bao giờ cũng đắm say, vội vàng, sôi nổi:

Trời ơi! Ta muốn uống hồn em
Hoặc:

Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào.

Còn bài thơ này, tuy có anh và em nhưng chỉ là vô tâm, đó đâu phải là tình yêu nhưng lại có duyên.
Duyên ở đây có nghĩa là sự giao hòa, là tương giao mầu nhiệm của vũ trụ, của cỏ cây và của con
người. Đối với nhà thơ, giao cảm với cuộc đời là niềm hạnh phúc tuyệt diệu mà con người được ban
tặng trong cuộc sống trần thế này.

Thơ duyên viết về cảnh thu dưới con mắt của một chàng trai vừa mới lớn lần đầu rung động nỗi
thương yêu, tâm hồn đang tràn ngập yêu thương, đôi mắt xanh non ấy nhìn đâu cũng thấy sức sống
hiện lên, bao trùm khắp cõi đời dưới mọi hình thức, đâu đâu cũng thấy thắm đượm tình yêu thương
đằm thắm, tươi tắn và hồn nhiên, tất cả như có duyên với nhau tự thuở nào.

Cảnh và tình trong bài thơ thật là đẹp, một chiều thu thơ mộng, trong mát, thật duyên dáng - tất cả
như có sự giao hòa nhịp nhàng và có duyên nợ với nhau:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền

Một sự hòa hợp tuyệt diệu. Một buổi chiều mộng mơ, bầu trời trong xanh và như có gió nhẹ nhàng
đung đưa, những cành cây mềm mại, có vẻ yếu ớt nhưng rất có duyên. Từng cặp chim ríu rít chuyền
trên những cành me, chúng quấn quýt bên nhau có đôi, có cặp trong yêu thương đầm ấm, vui tươi.
Thu đến, khắp nơi nhộn nhịp, rộn rã, không gian như vang lên khác nhạc của trời đất.

Chiều thu đó, không tàn tạ mà duyên dáng, không kiêu sa lộng lẫy mà quen thuộc, giản dị, dịu dàng
và rất gợi cảm. Ánh sáng đổ tràn xanh như ngọc lấp lánh qua muôn lá. Không khí ở đây không lạnh
như mùa động, không nồng như mùa hạ khiến tâm hồn con ngừời sảng khoái, dễ chịu.

Trước cách mạng tháng tám, thật hiếm có một chiều thu trong sáng, tươi tắn như thế ở trong thơ
Xuân Diệu mà chỉ có sự mông lung, xa xăm và buồn vắng:

Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều
Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn

Chiều Thơ duyên không vẫn một chút u sầu, ngược lại rất vui tươi, hồn nhiên, trẻ trung yêu đời.
Con đường mùa thu xinh xinh, nhỏ nhắn và gió hiện ra có ảnh có hình cùng sóng đối với nhau. Cành
vàng và nắng hiện lên như sự huyền diệu của đất trời, tất cả đi vào cõi thương yêu của nhà thơ tình
yêu:

Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.

Con đường và cả gió của đất trời là những hình ảnh có hồn, có tâm trạng. Mùa thu ở đây có vui, có
xôn xao, nhưng không ồn ào náo động mà rất hồn nhiên, dịu dàng, êm ái. Cảnh vật như tạo cho con
người một cảm giác lâng lâng, thích thú, vui tươi và rất dễ chịu. Phải chăng đó là nét đáng quý trong
Thơ duyên

Cảnh vật, trong mối giao hòa với nhau và con ngừoi cũng vậy Anh và em nào có quen biết nhau,
nhưng tự nhiên cứ đi sóng đôi với nhau như một cặp vần, không hẹn mà nên trong suốt bài thơ.

Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững thững chẳng theo gần
Vô tâm – những giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần.

Nhà thơ đi giữa đất trời mà như đi giữa chốn dịu êm – đi giữa một bài thơ dịu, không ồn ã, chỉ lững
thững, chỉ chầm chậm để có thể lắng nghe những bước đi rất nhẹ, rất khẽ và cũng rất lặng lẽ của
mùa tu và có lẽ, nhà thơ cũng đang nghe nơi lòng mình niềm cảm thông với vạn vật và nỗi khát khao
yêu thương, khát khao được cởi mở, được chia se với đời, với mọi người - nhất là đối với cô em nào
kia, ngẫu nhiên đang bước trên đường. Họ đi như cách xa nhau. Em thì điềm nhiên, còn anh thì lững
thững ấy đều có chủ định muốn hòa hợp với nhau. Tất cả đều sóng đôi, gắn quyện, tất cả như một
thư tình, với giai điệu nhịp nhàng, êm dịu - một bài thơ của tình yêu cuộc sống – trong cảnh vật đã
hòa với nhau, người với ngừơi, anh và em cùng ăn nhập với nhau như một cặp vần.

Tâm hồn nghệ sĩ khát khao, giao cảm với đời, yêu đời đến thiết tha, mặn nồng, đã giúp cho Xuân
Diệu khám phá được những nét tinh túy của thiên nhiên, con người để đọng lại trong cuộc đời những
vần thơ súc tích, hồn nhiên, tươi vui như vậy.

Cảnh vật trong Thơ duyên rất vui tươi huyền diệu, chẳng khác gì mùa xuân vì lòng người vui thì cảnh
cũng vui nên Xuân Diệu đã có Xuân không mùa, xuân như có cả trong năm, xuân từ trong lòng mà
tỏa ra đất trời:

Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm???
Mấy cành xanh, dăm bảy sắc yêu yêu
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.
(Xuân không mùa)
Mùa xuân thường là biểu tượng của cái đẹp, sự tươi tắn, trong trẻo. Còn mùa thu, Xuân Diệu đã
nhân ra cái đẹp, cái êm ả vốn có trong Thơ duyên có cao, có thanh trong xanh, có cả sự nhộn nhịp,
ríu rít của tình yêu đời, của tình yêu cuộc sống. Và khi nói đến con người, nói đến anh và em thì tâm
hồn của nhà thơ đã rung lên một cách nàn, say đắm:

Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trong thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em
Anh và em dẫu chưa hề quen biết nhau, chưa có một lời mai mối nào vẫn cứ cần mối sự kết đôi, vẫn
cháy khát một sự gắn quyện, hòa hợp, vẫn nghe ra một tâm hồn đồng điệu, có lẽ là phải lòng nhau.
Nhà thơ như lắng nghe được bước đi dịu nhẹ của mùa thu. Và tình người ở đây cũng dịu nhẹ của
mùa thu vậy, thắm sâu trong đó xôn xao một niềm khao khát.

Thơ duyên chưa hẳn là một bài thơ tình yêu, nhưng tình yêu trong thi phẩm vẫn đẹp như bài thơ
giữa không gian dịu êm của mùa thu đáng yêu ấy. Ta nghe ra như một đám cưới của lòng nhưng
rộng hơn là một điệu sống khát khao giao cảm với cuộc đời.

Cảnh trong Thơ duyên thì tươi vui, hiền dịu, ấm áp, còn tình trong thơ duyên thì hòa điệu nhịp nhàng,
êm ái, thanh khiết. Bức tranh thu ẩn chứa cái duyên của sự sống, ẩn chứa một tình yêu rạo rực, xôn
xao.

Tóm lại, thơ Xuân Diệu là rung động và từ những rung động như nhặt được của đời đã chất chứa
một nguồn sống dồi dào, rạo rực và ngân vang. Đọc Thơ duyên, ta thấy một Xuân Diệu hồn nhiên,
vui tươi, dào dạt niềm yêu say cuộc sống, khát khao giao cảm với thiên nhiên, tạo hóa. Vẻ đẹp của
canh chiều thu êm ả, trong trẻo, tươi mát trong bài thơ hiện ra trước mắt chúng ta như giúp chúng ta
hiểu được giá trị cuộc sống và phải biết yêu thương, quý trọng những cái gì mà cuộc đời ban tặng
cho mỗi chúng ta.

 

ADS
Tags
bài, buồn, cách, của, diệu, duyên, giữa, hồn, hiện, lên, mát, mạng, một, những, nhiên, sao, tám, tháng, thơ, trước, tươi, , xuân, yêu, đời
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.