Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > II - ♥ TTB ! Thảo Luận ♥ > 9 - CLb Học Tập ♥ Du Học Các Nước > Du học các nước > Du học Đức


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
18-12-2009, 12:01 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Đường đến nước Đức




Khi đặt chân đến Ðức bạn không bị bắt buộc phải nói tiếng Ðức như Goethe (một nhà thơ Đức nổi tiếng). Tuy nhiên để có thể học được ở đại học Ðức bạn phải thi đậu trước tiên “Kỳ thi Ðức ngữ để vào đại học cho các ứng viên ngoại quốc” viết tắc là DSH. Các đại học tổ chức các kỳ thi nầy cũng như xác định ngày thi – các “ngành học quốc tế (tiếng Anh)” tại Âu châu và một vài học trình cao học không bị ước thúc theo qui luật nêu trên.

Sự khó khăn của ngôn ngữ …

Có một vài khả năng khác có thể miễn thi:

· Bạn đã thi đậu tú tài tại một trường dạy bằng Ðức ngữ.
· Bạn có bằng Ðức ngữ tương đương của viện Goethe hay đã đậu kỳ thi cao cấp (Oberstufenprüfung) tại đây.
· Bạn có bằng Ðức ngữ của Hội Đồng Bộ Văn Hóa bậc II.
· Bạn chỉ muốn học một học kỳ tại Ðức (một vài đại học nhân nhượng cho học hai học kỳ mà không cần DSH).

Bạn có thể hỏi thêm tin tức về DSH tại phòng đối ngoại của mỗi đại học(Akademischen Auslandsamt). Bạn nên nhớ rằng, bạn sống có thoải mái và nhanh có bạn bè người Ðức hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng Ðức ngữ của bạn.

hay là đã thi trước tại xứ mình …

Bạn có thể chứng minh rằng, khi còn ở trong xứ sở bạn có đủ năng lực Ðức ngữ cần thiết cho học trình ở Ðức nếu bạn thi đậu một kỳ thi gọi là “TestDaF” (Trắc nghiệm Ðức ngữ dành cho ứng viên đại học ngoại quốc). Cuộc trắc nghiệm được tổ chức mỗi năm ba lần (vào đầu năm và vào mùa thu) tại một hay nhiều trung tâm trắc nghiệm trong xứ sở của bạn.

Quá trình nhập học

Mặc dù bạn đã theo học đại học tại xứ sở bạn đã lâu, bạn vẫn phải nộp đơn xin giấy phép nhập học tại Phòng Quan Hệ Quốc Tế của trường ĐH (Akademischen Auslandsamt) của một đại học Ðức mà bạn muốn học.

Có hai trường hợp ngoại lệ:

Nếu bạn là người nhận học bỗng của DAAD thì đơn của bạn đi qua DAAD, bạn không cần phải tự lo giấy phép tiên khởi của đại học
Nếu bạn đậu bằng tương đương tú tài tại Ðức (Hochschulreife), hoặc là dân của các nước trong khối Âu châu hoặc đậu bằng tú tài Ðức tại các trường của Ðức ở ngoại quốc và muốn học các ngành chỉ cấp giấy phép học giới hạn (các ngành phải thi tuyển) thì bạn tự nộp đơn như một sinh viên Ðức tại:

Trung tâm phân phối chỗ học (ZVS)
Sonnenstraße 171
D-44128 Dortmund
Tel. +49.231.1081-0
Fax +49.231.1081-227
www.zvs.de

Tất cả các sinh viên ngoại quốc khác nộp đơn tại „Phòng Quan Hệ Quốc Tế của trường ĐH“ (Akademischen Auslandsamt) tại nơi học.Có một số ngành học được nhiều người chọn nên không đủ chỗ học, vì vậy các sinh viên Ðức cũng như sinh viên ngoại quốc phải qua một kỳ tuyển chọn, trong đó điểm trung bình của bằng tú tài hoặc của bằng ngoại quốc tương đương được xét để cho giấy phép vàp đại học. Có những ngành ở khắp nước Ðức phải qua kỳ tuyển chọn NC (Numerus clausus) như Y khoa hay Dược khoa, cũng như có các ngành chỉ bị giới hạn giấy phép nhập học trong một vài trường đại học mà thôi. Các trường đại học Ðức đánh giá cao các học trình của sinh viên ngoại quốc, cho nên trong các ngành bị NC đều để dành một số phần trăm chỗ học nhất định cho sinh viên ngoại quốc nhằm khuyến khích các sinh viên nầy mạnh dạn nộp đơn cho các ngành bị NC.

Các thời hạn quan trọng: trên nguyên tắc thời hạn chót nộp đơn cho ZVS và cho các văn phòng sinh viên ngoại kiều là ngày 15 tháng 7 cho học kỳ mùa đông và ngày 15 tháng 1 cho học kỳ mùa hè. Ðơn của bạn dù tới trễ chỉ có một ngày thôi cũng không được cứu xét. Bảng kê các thời hạn quan trọng (Bảng kê các thời hạn quan trọng)

Ghi danh nhập học (Einschreibung)

Khi bạn có tờ „giấy phép cho học“ (Zulassungsbescheid) trong túi cũng như được hên đậu luôn kỳ thi sinh ngữ thì bạn có thể ghi danh nhập học tại trường bạn đã xin học. Thông thường bạn phải tự có mặt tại trường. Vì vậy bạn phải kịp thời xin tấm „chỉ dẫn ghi danh nhập học“ (Informationsblatt zur Immatrikulation) tại văn phòng sinh viên. Trong đó có kê thời hạn cũng như các hồ sơ cần thiết bạn phải đem theo, ví dụ như các chứng chỉ... Nhìn chung trong mọi trường hợp bạn cần đem theo:

- giấy cho phép nhập học
- tùy từng trường hợp chứng nhận thi đậu DSH (kỳ thi Ðức ngữ để vào đại học)
- chứng nhận đủ điều kiện vào đại học (bản chính hoặc bản chụp có thị thực và một bản dịch ra Ðức ngữ có thị thực)

Xin các bạn đừng bao giờ gởi bản chính qua đường bưu điện và sau khi bạn tự trình bản chính ra xong thì nhớ thu lại ngay!

- thẻ căn cước, và các tấm ảnh kèm theo(ảnh căn cước)
- Chứng nhận có bảo hiểm bệnh tại Ðức hoặc chứng nhận được miễn nếu hãng bảo hiểm ở xứ bạn được công nhận
(có thể) hóa đơn đã đóng các lệ phí xã hội (xem ở dưới), mẫu đơn nầy bạn lấy ở trường
- Cho đến bây giờ các trường đại học chính qui không thâu học phí (hiện tại các bang đang thông qua các điều luật mới để tăng học phí :( ). Các sinh viên chỉ trả một chút lệ phí xã hội (còn gọi là tiền nộp cho học kỳ: Semesterbeitrag) để tài trợ cho các cơ sở như quán ăn sinh viên, các cư xá. Ða số các đại học còn thâu thêm tiền cho „vé học kỳ“(Semesterticket), tùy theo thành phố giá vé từ 50 Euro trở lên. Với cái vé nầy bạn được sử dụng miễn phí trong học kỳ đó các phuơng tiện chuyên chở công cộng trong và quanh vùng bạn ở như xe buýt, xe lửa, phà...

Berlin / Baden-Württemberg: hai tiểu bang Berlin và Baden-Württemberg còn thâu thêm lệ phí ghi danh (Einschreibgebühr) hay lệ phí điều hành (Verwaltungsgebühr) cho mỗi học kỳ là 51 Euro. Giá chính xác tùy từng trường hợp cá biệt, phải hỏi tại đại học. Hiện tại bang Baden-Württemberg ngưng thâu tiền nầy (??? không chắc lắm, hình như đang tăng thêm).

Tất cả đã xong rồi chứ? Tốt lắm, bây giờ bạn là một sinh viên chính thức tại Ðức. Bạn nhận được một thẻ sinh viên và một sổ học bạ. Thường thì thẻ sinh viên và các chứng chỉ học kỳ được in bằng Computer, sau đó bạn sẽ nhận được thẻ căn cước dạng giống như thẻ tín dụng. Bạn có thể hoàn thành các công việc như tái ghi danh, ghi danh cho vài buổi nghe giảng nhất định nào đó, mượn sách ở thư viện v.v... một cách đơn giản bằng thẻ nầy và các máy tự động. Còn các chứng chỉ học kỳ được dùng để nộp cho hãng bảo hiểm bệnh, hoặc là dùng để mua vé xe tàu được giảm giá nếu ở nơi bạn học không có vé học kỳ.

Tái ghi danh (die Rückmeldung)

Việc ghi danh tại đại học Ðức chỉ có giá trị cho một học kỳ. Cho mỗi học kỳ kế tiếp bạn phải “tái ghi danh” như sau.

Ðiều nầy đủ cho vài trường đại học, các trường khác còn cần thêm:

Tái ghi danh bằng thẻ căn cước qua Computer hoặc nộp trở lại mẫu đơn tái ghi danh mà phòng sinh viên vụ đã gởi cho bạn.
Bằng chứng bạn có bảo hiểm bệnh cho học kỳ tới.
Chú ý: thường các thời hạn tái ghi danh cho học kỳ tới lại nằm trong học kỳ đang học. Người nào lỡ hạn sẽ bị cho thôi học! Các thời hạn nầy có ghi trong quyển “Mục lục các buổi giảng” và trong phòng sinh viên vụ.

Các cơ sở để học và nghiên cứu

Các ngành đơn độc họp lại thành các phân khoa hay chuyên khoa, chẳng hạn như “phân khoa triết” hay “y khoa”. Mỗi ngành có một học viện hay huấn viện, các viện nầy tùy theo đại học nằm trong những tòa nhà khác nhau hoặc nằm trong các từng lầu của tòa nhà chính. Cho dù học viện hay huấn viện của bạn như thế nào chăng nữa thì bạn nên hài lòng với nó vì phần lớn thời giờ bạn sẽ học tại đây. Bạn sẽ gặp ở đây các giáo sư, các bạn sinh viên và các khoa học gia đồng nghiệp, một thư viện chuyên ngành và nhiều cơ hội để trao đổi sự hiểu biết cùng những vấn đề cá nhân.

Donatella Fossella đến từ Sizilien nhận xét: “Các sinh viên Ðức luôn thích thảo luận về một vấn đề gì đó. Cho đến 7 giờ tối rồi mà họ còn đến các buổi hội thảo chỉ để thảo luận”.

Ghi danh tại học viện

Nếu chỉ ghi danh nhập học tổng quát vào danh sách sinh viên không thôi thì chưa đủ. Thường thường bạn phải nộp đơn vào học viện của bạn như viện văn chương Ðức, viện hóa học, hay vào nhiều viện thì bạn mới được sử dụng các thư viện chuyên ngành hoặc được dự thi. Sau khi ghi danh bạn sẽ nhận được một “thẻ hội học” (Seminarkarte), mỗi học kỳ thẻ nầy phải được làm lại. Ghi danh cho các khóa học riêng: còn gọi là các khóa hội học (buổi học riêng với phần thực tập và thuyết trình) thường quá đông nên có giáo sư bắt các sinh viên phải ghi danh nơi họ trước khi học kỳ bắt đầu. Khi danh sách tham dự viên đạt đến một số hạn nhất định thì họ khóa sổ. Ðức có câu ngạn ngữ “Ai tới trước, ăn trước”. Trong trường hợp nầy có nghĩa là bạn phải hỏi thăm sớm trong học viện coi có danh sách để ghi danh cho các buổi thuyết giảng của bạn hay không.

Thẻ sinh viên quốc tế

Bây gìờ, sau khi bạn đã chạy từ chỗ ghi danh nầy tớ chỗ khác thì bạn có thể ghé ban đại diện sinh viên (còn gọi là AstA, UstA hay StuRa) một chút để chỉ tốn một ít tiền mà làm được các thẻ sau đây:

Thẻ sinh viên quốc tế (ISIC, International Student Identity Card). Khi bạn du lịch với thẻ nầy bạn sẽ được giảm giá khi mua vé vào các nơi giải trí, mua vé xe và bạn còn được bảo hiểm tai nạn (trong đó có phần cứu hộ, phí tổn chuyên chở vào bệnh viện cũng như phí tổn đi trở về lại Ðức).
Thẻ FIYTO (Federation of International Youth Travel Organisation): các sinh viên dưới 26 tuổi khi đi du lịch ra ngoài nước Ðức hưởng nhiều sự giảm giá và được danh sách các nhà trọ giá phải chăng.
Thẻ xã hội Ðức-Pháp (Deutsch-Französischer Sozialausweis): trong các kỳ nghỉ hè, các bạn thích nước Pháp có thể dùng thẻ nầy để dùng bữa trong các quán ăn sinh viên của Pháp và nếu có phòng trống trong cư xá bạn được ở luôn.
Sơ lược các kỳ hạn quan trọng

Tháng tư tới tháng chín: học kỳ mùa hè tại các đại học (Uni) (thời hạn có thể thay đổi).

Cuối tháng bảy tới tháng chín: Nghỉ hè (thời gian không có buổi giảng)

Tháng ba tới tháng tám: học kỳ mùa hè tại các trường cao đẳng chuyên nghiệp (FH)

Tháng mười tới tháng ba: học kỳ mùa đông tại các đại học (Uni) (thời hạn có thể thay đổi tùy theo trường).

Cuối tháng hai đến giữa tháng tư: Nghỉ đông

Tháng chín tới tháng hai: học kỳ mùa đông tại các cao dẳng chuyên nghiệp (FH)

15 tháng 4: trên nguyên tắc bắt đầu các buổi giảng của học kỳ mùa hè (Uni)

15 tháng ba: ở tại các cao đẳng chuyên nghiệp (FH).

15 tháng 10: trên nguyên tắc bắt đầu các buổi giảng của học kỳ mùa đông (Uni)

15 tháng 9: ở tại các cao đẳng chuyên nghiệp (FH) (thời hạn chính xác có đăng trong quyển “mục lục các buổi giảng)

15 tháng 1: hết hạn nộp đơn tại văn phòng sinh viên ngoại kiều và tại ZVS (trung tâm phân phốI chỗ học) để xin giấy phép nhập học cho học kỳ mùa hè tới.

15 tháng 7: hết hạn nộp đơn tại văn phòng sinh viên ngoại kiều và tại ZVS để xin giấy phép nhập học cho học kỳ mùa đông tới.

Hạn tái ghi danh: các thời hạn tái ghi danh cho học kỳ tới nằm ở cuối học kỳ đang học. Ai trễ hạn sẽ bị cho thôi học hoặc phải trả tiền phạt! Các thời hạn chính xác có ghi trong quyển “Mục lục các buổi giảng hay trong quyển “Hướng dẫn các ngành học” của đại học của bạn

Liên hệ: xuanthu
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
nước, Đức, Đường, đến, đức
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.