Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 9


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
21-12-2016, 04:46 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Ý nghĩa nhan đề bài thơ Thuật hoài




- Thuật hoài” (thuật: kể lại, bày tỏ; hoài: nỗi lòng) được hiểu là sự thổ lộ khát khao, mong muốn, bày tỏ hoài bão lớn lao và quan điểm riêng của tác giả – một dũng tướng tuổi trẻ tài cao. (Phạm Ngũ Lão sáng tác bài thơ trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần II giai đoạn 1284-1285, nhà thơ khoảng 30 tuổi)
- Trước hết là nhan đề bài thơ: Thuật hoài 述 懷, theo từ điển Từ Hải 辭 海, thuật 述 là “bày ra, bày tỏ”, hoài 懷, có rất nhiều nghĩa như “nhớ nhung, lo nghĩ, buồn thương, ôm ấp…”. Thuật hoài được dịch là “Tỏ lòng” như trước đây là tạm ổn, cách dịch này phản ánh được tương đối nghĩa gốc của từ, nhưng chúng ta cần thuyết minh thêm ý nghĩa sâu xa, ẩn hàm giúp giáo viên và học sinh có thể tiếp cận thi phẩm tiêu biểu này tốt hơn. Thuật hoài là sự giãi bày những tâm sự, nghĩ suy, hoài bão to lớn của một võ tướng trước thời cuộc.
- Thứ hai, về ý nghĩa của câu thơ cuối trong bài thơ, “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” 羞 聽 人 間 說 武 侯 (Hổ thẹn khi nghe nhân gian nói về chuyện ông Vũ Hầu), các soạn giả cho rằng đây “thực chất là một lời thề suốt đời tận tuỵ với chủ tướng Trần Hưng Đạo..” (Sách giáo viên Ngữ văn 10 (nâng cao), tr.188), “có thể hiểu “thẹn” là cách nói thể hiện khát vọng , hoài bão muốn sánh với Vũ Hầu…”(Sách đã dẫn, tr.188). Từ trước đến nay, Vũ Hầu Gia Cát Lượng luôn được nhắc đến với tư cách là bậc tuyệt trí mưu đồ nghiệp lớn, góp phần khôi phục giang sơn nhà Thục Hán (lời bình của Kim Thánh Thán). Thẹn ở đây là trạng thái tình cảm, thái độ nhận thức của Phạm Ngũ Lão, ông muốn học tập người xưa, hết lòng phụng sự triều Trần, bảo vệ giang sơn Đại Việt trước hoạ xâm lăng của Nguyên – Mông. Hơn nữa, đây cũng là phương thức thể hiện đặc điểm sùng cổ, ước lệ và tổ chức thế giới nghệ thuật thi phẩm theo đặc trưng thi pháp văn học trung đại, điều đó cũng tương tự như Nguyễn Khuyến tự thẹn với “ông Đào” trong bài Thu vịnh sau này.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.