Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 10


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
02-11-2013, 05:13 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Soạn bài Hàn nho phong vị phú




I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời làm quan của ông tuy lúc thăng lúc giáng thất thường, nhưng ông luôn vui vẻ, một lòng vì dân, vì n­ước. Các sáng tác: 53 bài thơ Nôm luật Đường, 1 bài thơ chữ Hán, 1 bài phú Nôm, 21 câu đối Nôm, 8 câu đối Hán, 62 bài ca trù,… Nguyễn Công Trứ có vai trò đặc biệt trong thể thơ hát nói. Bài phú Hàn nho phong vị phú cũng là một sáng tạo đặc sắc của ông. “Thơ văn Nguyễn Công Trứ nhất là ca trù ngân lên một giọng điệu mới, phản ánh một khuynh hướng t­ư tưởng khác với tr­ước đó, tập trung vào một số chủ đề gắn bó với con người và cuộc đời tác giả.”
2. Phú có bốn loại chính: cổ phú, bài phú, luật phú và văn phú. Hàn nho phong vị phú thuộc loại luật phú, chú trọng đối, vần.
3. Qua miêu tả hết sức cặn kẽ cảnh nghèo, tác giả bộc lộ quan niệm về thú vui sống, thanh thản, nhàn nhã của một nhà nho tài tử.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Các vế sóng đôi, đối nhau, với những hình ảnh cường điệu, cực tả cái nghèo, thể hiện cái nhìn trào lộng, hóm hỉnh.
2. Ngôn ngữ văn xuôi, dân dã được sử dụng với mật độ dày: chém cha, nó, ấy ấy, đầu kèo, tr­ước sân, ống nứa, đầu gi­ường tre, thằng bé tri trô, rọi trứng gà bên vách, xoi hang chuột trong nhà, ngấp ngó, trong cũi, đầu giàn, lợn nằm gặm máng, chuột cậy khua niêu, vỗ bụng rau bình bịch, ngáy kho kho, áo vải thô nặng trịch, khăn lau giắt đỏ lòm,… Qua đó, cảnh nghèo của nhà nho được miêu tả sinh động, chân thực đến suồng sã.
3. Tác giả đã đặt vấn đề gì ở bốn vế đầu của đoạn trích?
Gợi ý: Ở bốn vế đầu, tác giả nói đến cái nghèo vừa như muốn vạch trần lại vừa như chữa “tội”, đùa giỡn. Thái độ tr­ước cái nghèo thể hiện ở bốn vế đầu được cụ thể hoá bằng việc tả cảnh nghèo và bộc lộ bản lĩnh sống, thái độ tr­ước cuộc sống nghèo khó của nhà nho ở 16 vế tiếp sau.
4. Nhận xét về cái nhìn của tác giả đối với cảnh nghèo.
Gợi ý: Nửa như ca thán, chán ngán cảnh nghèo, nửa như bông đùa, bất chấp cái khó khăn để tìm vui thú, tác giả đã có cái nhìn vừa hết sức thực tế đối với cuộc sống, xót xa tr­ước cảnh nghèo hèn vừa như bỡn cợt, “ngông”. Tác giả đứng ở t­ư thế của người trong cảnh nghèo, nếm trải mọi điều đồng thời cũng là người vượt lên trên hoàn cảnh, tìm lẽ tự tại cho mình

Câu 5: cụm từ "kìa ai" nhằm vào đối tượng nào? Cách nó đó có dụng ý gì?
Gợi ý trả lời:
- Cụm từ "Kìa ai" nhằm vào bản thân tác giả và các vị "hàn nho" khác.
- Dụng ý: mang hàm ý mỉa mai, tự giễu. Vừa như thích thú lại vừa như xót xa. Thể hiện tâm trạng của tác giả đối với cảnh nghèo của bản thân cũng như của tất cả các vị " hàn nho" khác. Đó là tâm trạng đồng cảm, ca ngợi, xót thương cho số phận của các nho sĩ lúc bấy giờ.
Câu 6. Cảnh nhà nho nghèo được tác giả tả trên ba phương diện: nhà cửa, đồ ăn và thức mặc.
- Hãy cho biết cảnh sống của " hàn nho" như thế nào?
Gợi ý trả lời:
-Bằng những từ ngữ hàm ý tác giả đã thể hiện cuộc sống khó khăn cơ cực của " hàn nho":
+ Cách diễn đạt độc đáo không dùng chữ nghèo mà vẫn thấy nghèo. Về nhà cửa: bên ngoài thì tường mo, nhà cỏ ---> căn nhà tồi tàn, đơn giản. Kèo mọt, nhện giăng ----> cột nhà bị mọt đục khoét, sân thì nhện giăng tơ nhiều như màn gió----> nhà dột, cột xiêu, hoang tàn.
- Bên trong: giường tre mối dũi - không những căn nhà mà vật dụng bên trong cũng tồi tàn không kém. Giường tre đã là thứ giường nhỏ, yếu ấy thế mà còn 'mối dũi quanh co' ----> không những yếu mà còn hỏng nặng, dường như có thể đổ sập bất kỳ lúc nào. Giun đùn, nắng rọi, mưa xoi ----> nhà đất, dột nát. Cả bên trong và bên ngoài căn nhà đều rách nát, tồi tàn. Lợn đói, chuột buồn: không có thức ăn cho gia súc, ngay cả chút cơm thừa chuột cũng không kiếm được.----> cảnh sống thiếu thốn, đói nghèo.
- Đối lập với cảnh nghèo là phong thái của " hàn nho". " hàn nho" ở đây có thực sự xem cảnh nghèo là phong vị của mình không? Vì sao?
Gợi ý:
- Đối lập với cảnh nghèo là phong thái lạc quan yêu đời của " hàn nho". Và hàn nho ấy thực sự xem cảnh nghèo là phong vị của mình.
+ " Ngày ba bữa...chẳng cầu no" dù nghèo nhưng vẫn giữ được cốt cách cao đẹp.
+ "Đêm...bỏ ngỏ" điển tích vua Nghêu, Thuấn. Dù nhà dột cột xiêu nhưng luôn lạc quan.
+ " Ấm trà...chua chua" vẫn giữ thú vui của nhà nho. Tự tìm niềm vui trong cảnh nghèo.
+ "Áo...bấy nhiêu" sống đạm bạc, không oán trách cái nghèo.
+ " Khăn...quá thú" tự hào. Thái độ lạc quan, vui thú.
- Phân tích giọng điệu mỉa mai của tác giả?
Gợi ý:
Giọng điệu mỉa mai thể hiện qua sắc thái của tiếng cười:
+ khi thì đùa cợt: ngày ba bữa... Chẳng cầu no. Đêm năm canh... Bỏ ngõ.
+ khi thì cay đắng: chém cha...
+ khi thì tự hào: áo vải thô... Bấy nhiêu.
Qua sắc thái tiếng cười, giọng điệu mỉa mai càng nổi rõ hơn. Từ đó thể hiện nỗi trăn trở của tác giả đối với cuộc sống chật vật của những hiền tài - những "nguồn nguyên khí" của quốc gia
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.