Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 7


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
30-03-2017, 11:01 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Suy nghĩ về câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn




Bài làm 1

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trình tìm hiểu, nhận thức, tích lũy và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phải học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống. Ông cha ta xưa kia đã nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong lũy tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng. Số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy mà trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp và khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được. Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn lóe lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần “đi một ngày đàng” (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được “một sàng khôn”. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ. Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: “Làm trai cho đáng nên trai – Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng”; “Làm trai đi đó đi đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích. Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều,con người càng có cách xử thế đúng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức và hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xóa bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: “Học, học nữa, học mãi” như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.

Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học… Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống”. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. “Học vấn làm đẹp con người” – đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là lời khuyên quý báu của người xưa đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

Bài làm 2

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ cha ông ta luôn đúc rút những kinh nghiệm sống, lời răn dạy có ý nghĩa đối với thế hệ mai sau. Cuộc sống này bao la, những kiến thức mà chúng ta biết so với thế giới bên ngoài còn rất ít, vì vậy cần không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa. Đó cũng chính là ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” gồm hai vế song song hỗ trợ lẫn nhau. Đây là lời khuyên, là bài học xương máu mà cha ông ta đã đúc rút để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày. Ý nghĩa của câu tục ngữ là khuyên chúng ta nên đi nhiều nơi,tìm hiểu kiến thức ở nhiều nguồn thì chúng ta mới hiểu biết được sâu rộng hơn, mới thu được kết quả tốt nhất. Không ngừng mở mang kiến thức, không ngừng học hỏi để có được kiến thức cơ bản và sâu xa nhất.

“Đi một ngày đàng” không phải là con số ước tính cụ thể cũng không phải một giới hạn cụ thể, nó mang ý nghĩa tượng trưng. “Ngày đàng” chính là nói khoảng thời gian ngắn, không gian ngắn ở xung quanh mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết tận dụng nó thì chúng ta sẽ nhận ra được rất nhiều kiến thức bổ ích. “Sàng khôn” ở đây cũng chỉ mang ý nghĩa ước lệ để chỉ kiến thức mà chúng ta thu được sau quá trình đi và tìm hiểu. Như vậy nội dung cụ thể của câu tục ngữ này là khuyên chúng ta nên đi ra ngoài, dù là chỉ xung quanh nơi mình sinh sống thì cũng đã đúc rút được nhiều kiến thức có ích cho xã hội.

Cuộc sống của chúng ta còn rất nhiều điều hay ý đẹp, nhưng nếu chúng ta không chịu đi tìm, không chịu học hỏi thì kiến thức không bao giờ tự đến. Chỉ khi bạn chủ động, bạn biết cách tìm tòi và chắt lọc kiến thức thì bạn mới thấy được nó thực sự đáng quý. KIến thức là biển cả bao la, điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ, nếu bạn không tìm thêm kiến thức thì bạn sẽ tự hòa tan bản thân mình.

Con đường học hành vất vả gian nan nhưng chúng ta biết vượt lên tất cả để tìm kiến thức thì cái mà chúng ta nhận lại thực sự đáng quý và mang ý nghĩa cực kỳ lớn lao. Bạn sẽ thấy quý trọng những gì mà mình học được, tìm tòi ra, bạn sẽ trân trọng và sử dụng nó có mục đích nhất.

Xung quanh chúng ta, còn nhiều thứ mà bản thân mình chưa biết, nếu như không tìm tòi học hỏi không ngững thì bạn sẽ trở thành người tụt hậu, bạn sẽ mãi chạy theo người ta mà không thể vượt lên trước được. Bởi vậy hãy rời bỏ tổ kén của bản thân, đến những vùng đất mới để khám phá, để tìm hiểu, để thấy kiến thức này mình còn biết quá nhiều.

Con người ta việc học chưa bao giờ là đủ, là thừa, vậy nên hãy không ngừng học hỏi, không ngừng vươn xa để trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, giúp bạn vững bước trên con đường tương lai về sau.


Hồ Chí Minh là một con người hoàn toàn đúng cho câu tục ngữ này, Bác học tập ở mọi lúc, mọi nơi. Bác không ngần ngại gian khổ mà tìm tòi và khám phá những vùng đất mới để rút ra bài học kinh nghiệm cho đất nước mình.

Bạn sẽ trân quý những gì mà tự mình học được và bạn sẽ hình thành nó như một thói quen. Bạn sẽ thấy mình học tập không ngừng nghỉ thì sẽ mang lại một cuộc sống tốt đẹp về sau. Những người không chịu học hỏi sẽ là những người thất bại.



Có thể nói việc học tập là một quá trình lâu dài của cả một đời người, học ở trường, ở gia đình, ở xã hội. Và trong các môi trường đó thì môi trường xã hội là mái trường lâu dài bởi vì trường học theo tổ chức chỉ diễn ra ở một lứa tuổi nhất định nào đó còn trường gia đình cũng vậy nhưng ở góc độ khác. Và con người khi đã trưởng thành thì trường ngoài xã hội mới là mái trường quan trọng, bởi nơi đó chúng ta có thể học được nhiều điều. Bởi vậy theo em đây là câu nói đúng, bởi mỗi ngày khi được đi đến một nơi nào đó ta sẽ có thể học được nhiều điều cho nên người xưa có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Tuy nhiên có bạn lại có ý kiến nếu không không có ý thức học tập thì chắc gì đã có một “sàng khôn”. Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng.

Câu nói là một lời khuyến khích tinh thần học hỏi và học hỏi không ngừng, bởi khi đi ra ngoài chúng ta có thể bắt gặp được rất nhiều điều hay để từ đó chắt lọc được những cái hay, cái tốt để tạo thành một kho tàng kinh nghiệm riêng cho bản thân, Điều này có thể được minh chứng qua việc hàng ngày bước chân ra ngoài, trên con đường ta đi hiện thực cuộc sống thường phô bày ra hết sức chân thực nào là cảnh chợ búa, nào là cảnh người giúp người, nào là cảnh trộm cắp, tranh giành nhau. Cuộc sống bên ngoài đa màu đa sắc khi được tiếp xúc với nó chúng ta dễ dàng rút ra bài học cho mình.

Chẳng hạn, đi trên đường phố ta có thể bắt gặp một cụ già ốm yếu lẩy bẩy đi ăn xin và có cô bé đem đến cho cụ nghìn bạc ta sẽ nhận thấy rằng cuộc đời này còn có những người đáng thương vậy sao, già mà vẫn không hết khổ, với suy nghĩ đó ta sẽ tự hứa sẽ phải cố gắng học hành cho tốt để sau này phục dường cha mẹ thật chu đáo, đồng thời có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khổ. Và trước hành động của em bé ta cũng thấy con người quả thật luôn có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương người khác. Đó là hành động ta cần trân trọng và học tập.

Ở góc đường kia có những người tranh nhau mua mua bán bán và những tiếng cãi vã bắt đầu cất lên ta cũng cổ thể hiểu rằng cuộc sống thật phức tạp. Thế nhưng ở bên cạnh lại có một số người đang cố gắng đẩy một chiếc xe của bác xe thồ lên dốc… Tất cả những điều đó cho ta bài học về tình yêu thương, tình đoàn kết và cả những mặt trái của xã hội để lần sau ta có thể biết trước mà tránh đi. Những suy nghĩ đó chính là những cái khôn mà ta chi có thể học hỏi được khi được tiếp xúc với thực tế.

Như vậy, mỗi điều ta trông thấy, nghe thấy ở ngoài xã hội là bài học bổ ích vẻ trí tuệ cũng như vẻ đạo dức. Đó là những bài học thực tế mà một phần ta đã dược học hỏi trong nhà trường phổ thông. Tất nhiên để có thể tạo thành “sàng khôn” của mình thì đi đâu làm gì ta cũng phải biết quan sát và tìm ra những kinh nghiệm, bởi học cho mình. Khái niệm ý thức học tập không chỉ dành cho việc học ở trường lớp mà ý thức ham học hỏi còn phải được tận dụng trong cuộc sống thường ngày, có điều khác là ý thức học tập ở trường lớp thường phải là sự ghi chép, làm bài tập tức là mang tính lí thuyết thì việc học tập ở thực tế thường giúp người ta dễ nhớ và nắm bắt hơn cho nên câu này muốn nói đến một cách học thông qua thực tế. Đây là một cách học cần thiết đối với một con người muốn hoàn thiện. Nếu ai đó chỉ bo bo trong bốn bức tường với sách vở thì chắc chắn người đó sẽ thiếu những kiến thức về thực tế. Và lí thuyết mà không được đem ra thực hành thì sẽ trở thành lí thuyết suông. Ví như bạn luôn được cô giáo dạy rằng phải biết giúp đỡ người già, những người khó khăn nhưng vì chẳng bao giờ bạn đi ra ngoài quan sát nên bạn chẳng thể nào thực hiện được lòng tốt của mình, có khi bạn chẳng để ý xem ai là người khó khăn để bạn thể hiện lòng tốt của mình. Vậy thì việc học ở trường bạn có học tốt đến mấy thuộc bài đến mấy cũng trở thành vô nghĩa vì tựu chung lại nhà trường là nơi chỉ bảo cho ta biết nhận thức biết làm những điều hay cho xã hội cho mọi người.

Và có một điều nữa nếu bạn chỉ đọc những bài văn bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam nhưng chẳng bao giờ bạn ghé chân đên những nơi đó dù bạn có điều kiện thì việc bạn biết cũng bằng thừa. Bởi đã là người được sinh ra trên mảnh đất này thì phải biết về đất nước của mình. Hành trình đến với các danh lam thắng cảnh cũng là hành trình giúp bạn đi qua bao vùng miền của đất nước để từ đó hiểu hơn về đất nước về con người ở mỗi vùng quê. Đó chính là một việc làm giúp cho kho tàng kiến thức của chúng ta thêm phong phú và sinh động. Mỗi một con người đã là một thế giới có biết bao điều bí ẩn và mỗi một vùng miền cũng là nơi đem lại cho ta bao thứ mới lạ, bởi vậy mỗi bước chân của ta, mỗi một người bạn mới sẽ đem lại cho ta những điều bất ngờ và thú vị và đó chính là điều bổ ích. Ví như sau mỗi đợt đi du lịch ở đâu đó về ta có thể viết một bài văn thật hay để miêu tả một phong cảnh đẹp của đất nước ta hoặc có thể viết về một người bạn mới quên mà đã để lại trong ta ấn tượng sâu sắc khó quên. Bằng việc áp dụng lí thuyết mà cô giáo đã dạy và cộng với kiến thức thực tế đã được trông thấy chắc chắn bài văn của ta sẽ dễ viết, sẽ hay và sinh động hơn một bài văn của ai đó không bao giờ đặt chân đến bất cứ một nơi nào.

Và có một điều quan trọng nhất là khi được tiếp, xúc và va chạm nhiều với cuộc sống thực tế ta có thể phân biệt được việc làm, hành động nào là sai là xấu để từ đó có thể học tập và sẽ tránh. Chẳng hạn, trước những hành động cao cả, nhân ái thì ta sẽ học tập nhưng trước những việc làm xấu thì ta phải lên án hoặc tránh để không bị rơi vào con đường xấu.

Bởi vậy câu nói Đi một ngày đàng học một sàng khôn có thể xem là chăn lí, là lời khuyên rất bổ ích cho ai đó muôn mình có nhiều cơ hội học tập. Tuy nhiên, việc đi đó phải luôn cân nhắc suy nghĩ để tìm ra cái tốt cái xấu, tạo thành những kinh nghiệm cho bản thân thì việc đi đó mới có ý nghĩa, bổ ích.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.