Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Địa Lý > Giải bài tập địa lớp 9


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
22-09-2016, 10:21 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Địa lí 9 bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quẩn cư




I. GỢl Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
Trả lời:
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).
2. Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ như nhà cửa được xây theo kiểu hình ống, nhà cao tầng, đường làng được đổ bê-tông,...
3. Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích vì sao?
Trả lời:
Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở đồng bằng và ven biển. Đây là những nơi có lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, nguồn nước,...), các nhân tố kinh tế - xã hội.
4. Dựa vào bảng 3.1, hãy:
- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
- Cho biết sự thay đổi ti lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
Trả lời:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995 - 2003.
- Tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp. Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở quá trình đô thị hoá thấp, kinh tế nông nghiệp vẫn còn vị trí khá cao.
5. Hãy lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng quy mô các thành phố.
Trả lời:
- Có 2 đô thị với quy mô dân số trên 1 triệu người, 3 đô thị với quy mô dân số từ 350 nghìn đến 1 triệu người, nhiều đô thị có quy mô dân số từ 100 nghìn đến dưới 350 nghìn người.
- Một số đô thị từ loại 3 lên loại 2, từ loại 2 lên loại 1.
- Việc mở rộng quy mô đô thị đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về xã hội và môi trường do dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn (Hà Nội, TP. HỒ Chí Minh).

II. GỢI Ý THực HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI
Giải bài tập 1 trang 14 SGK địa lý 9: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.
Trả lời:
Dân cư nước ta phân bỗ không đều.
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về điều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vì ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).
Giải bài tập 2 trang 14 SGK địa lý 9: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
Trả lời:
- Quần cư nông thôn:
+ Tên gọi điểm quần cư: làng, ấp (người Kinh); bản (người Tày, Thái, Mường,...); buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); phum, sóc (người Khơ-me).
+ Các điểm quần cư phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
+ Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi.
- Quần cư thành thị:
+ Ở nhiều đô thị, kiểu "nhà ống" san sát.
+ Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều.
+ Có nhiều kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...
Giải bài tập 3 trang 14 SGK địa lý 9: Quan sát bảng 3.2 trang 14 SGK (Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ)ị nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.
Trả lời:
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng, vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Bắc. Chênh lệch giữa vùng cao nhất với thấp nhất đến 17,8 lần.
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp hơn cả là Tây Bắc, tiếp đến là Tây Nguyên.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.