Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 10


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
22-09-2012, 04:31 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Đọc hiểu bài thơ "Cảm hoài" của Đặng Dung




1. Tác giả

Đặng Dung (? – 1414) người huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh, con tướng quân Đặng Tất. Ông từng tham gia đánh quân Minh lớn nhỏ hơn trăm trận chưa từng nhụt khí. Năm 1414, Đặng Dung bị giặc Minh bắt đưa sang Trung Quốc, dọc đường ông nhảy xuống sông tự tử.

Sáng tác của Đặng Dung chỉ còn lại bài thơ Nỗi lòng, bài thơ từng được Tử Tấn (đời Lê) đánh giá : “phi kẻ sĩ hào kiệt thì không làm nổi”. Thơ ông toát lên vẻ đẹp bi tráng của bậc anh hùng.

2. Tác phẩm

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi bài thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ ; toàn bài chỉ gieo một vần và thường là vần bằng, gieo ở chữ cuối ; trừ hai câu đầu và hai câu cuối không nhất thiết đối nhau, bốn câu giữa đối với nhau từng cặp ; toàn bài chia làm bốn liên, mỗi liên gồm hai câu kề nhau, trong mỗi liên bằng trắc hai câu đối nhau, chữ thứ hai, bốn, sáu của câu hai ở liên trên và chữ thứ hai, bốn, sáu của câu thứ nhất của liên dưới bằng trắc giống nhau  tức là niêm.

Cảm hoài là nhan đề thường gặp trong thơ cổ dùng để biểu lộ cảm xúc, hoài bão. Cảm hoài là có cảm xúc trong lòng, tức nỗi lòng. Trong Tây sương kí có câu : "Tri âm giả phương tâm tự đổng, cảm hoài giả đoạn trường bi thống", nghĩa là "Kẻ tri âm lòng thơm tự hiểu, kẻ cảm hoài đứt ruột xót đau". Do vậy thi đề cảm hoài thường nói việc oán hận, bi thương. Bài thơ này làm vào lúc Đặng Dung ra sức tận tuỵ phù rập nhà Trần, đánh giặc cứu nước, nhưng vận nhà Trần đã tàn, cơ đồ đang đổ, khó lòng xoay chuyển. Cảm hoài là một bài thơ giãi bày gan ruột. (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn, NXB Giáo dục, 2001)

3. Đọc hiểu

Có thể dựa vào bố cục chung của bài thất ngôn bát cú nói trên để phân tích bài thơ Nỗi lòng.

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, gồm bốn phần : đề, thực, luận, kết. Trong hai câu đề, câu thứ nhất là phá đề, mở ra ý của bài thơ ; câu thứ hai là thừa đề, tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài. Hai câu thực giải thích ý của đề bài. Hai câu luận phát triển rộng ý của đề bài. Hai câu kết kết thúc ý của toàn bài.

3.1. Ngay từ hai câu đầu bài thơ, một tình thế bi kịch đã được nêu lên :

Việc thế lôi thôi tuổi tác này,
Mênh mông trời đất hát và say.

Việc đời còn rối bời, mờ mịt mà người thì đã già, biết làm sao ! Mâu thuẫn không thể giải quyết ấy là nguyên nhân dẫn đến tình thế bi kịch. Bi kịch lực bất tòng tâm. Nỗi buồn vì tuổi tác này còn được nhắc lại trong câu 7 : Quốc thù chưa trả già sao vội, đủ thấy đây là nỗi ám ảnh của nhà thơ. Hơn nữa, vũ trụ đang say sưa, mê mải, đắm chìm (hàm ca là đắm đuối vào chuyện uống rượu và ca múa) trong cuộc vần xoay muôn thuở của nó, như quay lưng lại với thế sự và con người : Mênh mông trời đất hát và say. Tình cảnh ấy khiến người anh hùng càng trở nên cô độc.

3.2. Từ tình thế bi kịch đã được nêu ra ở hai câu đầu, hai câu tiếp theo nêu lên cụ thể hơn nỗi niềm thời thế với tâm trạng oán hận của tác giả :

Gặp thời đồ điếu thừa nên việc,
Lỡ vận anh hùng luống nuốt cay.

Nổi bật trong hai câu thơ này là sự đối lập giữa đồ điếu và anh hùng. Đồ điếu nghĩa là mổ thịt, câu cá ; tác giả có ý ám chỉ Phàn Khoái bán thịt chó và Hàn Tín câu cá sau giúp Hán Cao Tổ làm nên sự nghiệp lớn. Tác giả đối lập đồ điếu và anh hùng không phải nhằm xem thường, coi Phàn Khoái và Hàn Tín là bất tài mà chủ yếu để bày tỏ cảm khái thời vận lỡ dở. Bi kịch của một vị tướng già trở nên sâu sắc, thấm thía là bởi nó mang tính phổ quát nhân sinh.

3.3. Tình thế bất lực, cảm giác bi kịch được tiếp tục trong những hình ảnh khoáng đạt, đượm màu bi tráng ở hai câu 5 – 6 :

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,
(Giúp chúa những lăm giằng cốt đất)
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
(Rửa đòng không thể vén sông mây)

Về hai câu này, GS Trần Đình Sử cho rằng : “Trí chủ” là báo đáp ơn vua. “Phù địa trục” là nâng đỡ trục đất, ý nói nâng đỡ giang sơn đang nghiêng đổ.

“Tẩy binh” có nghĩa là xuất binh gặp mưa. Vũ Vương xuất binh phạt Trụ gặp mưa, có người cho là không lợi, nhưng Vũ Vương nói Trời giúp rửa binh khí, có thể xuất chinh. “Tẩy binh” cũng có nghĩa là rửa binh khí để cất đi, ý nói đình chiến. Lúc này Đặng Dung đang đem quân đánh quân xâm lược Minh tham tàn, bạo ngược, chưa phải lúc đình chiến, cho nên chỉ hiểu theo nghĩa thứ nhất. Nhiều sách giải thích câu thơ này là muốn đem lại hoà bình cho đất nước mà không được, e không hợp. Bởi vì tại câu kết bài thơ tác giả vẫn mài gươm dưới trăng để đánh giặc, chứ đâu phải để cất gươm vào kho ! Cho nên câu này nên hiểu : Không có cách gì kéo sông Ngân hà xuống để rửa giáp binh mà làm cuộc xuất chinh.

Mặc dù hình ảnh “kéo sông thiên hà” là lấy từ bài Tẩy binh mã của Đỗ Phủ, nhằm rửa binh khí để cất đi không dùng nữa, nhưng ở đây Đặng Dung đã vận dụng sáng tạo thể hiện ý rửa binh khí để ra trận.

Hai câu trong bài Tẩy binh mã của Đỗ Phủ :

An đắc tráng sĩ vãn thiên hà,
Tận tẩy giáp binh trường bất dụng.
(Ước gì có tráng sĩ kéo nước sông Ngân xuống,
Rửa sạch khí giới, mãi mãi không dùng nữa)

3.4. Mặc dù trong tình thế bi kịch, thế sự bời bời, bản thân lại chưa tìm được hướng đi, song đến cuối bài thơ, tác giả đã thể hiện chí khí quật cường và tinh thần kiên trì chiến đấu :

Quốc thù chưa trả già sao vội,
Dưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy.

Hình ảnh vị tướng đầu bạc với mối thù nước đau đáu trong lòng, nung nấu mài kiếm dưới trăng bao phen là hình ảnh mang vẻ đẹp bi hùng, giàu tính biểu tượng. Vẫn không ra ngoài cảm giác bi kịch, trong khi mối thù nước chưa trả đang thôi thúc thì tuổi đã cao, sức lực không còn sung mãn, tâm ấy với lực ấy trong một con người sinh ra bi kịch, nhưng cũng tâm ấy lực ấy mà toát lên vẻ đẹp của chí khí, sự bền bỉ, nhiệt huyết anh hùng, vẻ sáng láng của kẻ lỡ vận, âm thầm mà tâm tráng.

3.5. Anh hùng có làm nên sự nghiệp lớn hay không còn tuỳ thuộc vào thời vận. Đó là quan niệm của người xưa về thành bại của những kẻ có tài năng và chí khí hơn người. Anh hùng có thể xoay chuyển thời thế, nhưng thời thế cũng tạo nên anh hùng. Lỡ vận nên thất bại là mối hận của nhiều bậc anh hùng bao đời. Đặng Dung viết “Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” cũng là tỏ lòng mình, một bậc anh hùng lỡ vận đành ôm hận trong lòng.

Với những hình ảnh có sức diễn tả mạnh mẽ tình cảm, khát vọng, bài thơ Nỗi lòng thể hiện tấn kịch bi tráng của người anh hùng.

(Nguồn: Đọc hiểu Ngữ văn 10, NXB GD, 2006)
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
bài, cảm hoài, của, dung, hiểu, thơ, Đặng, Đọc, đặng, đọc
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.