Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > II - ♥ TTB ! Thảo Luận ♥ > 9 - CLb Học Tập ♥ Du Học Các Nước > Du học các nước > Du học New Zealand


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
19-11-2012, 05:15 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Default Du học New Zealand - Hướng dẫn du học sinh trước khi xuất cảnh




Du học New Zealand - Hướng dẫn du học sinh trước khi xuất cảnh

Du học New Zealand - Có rất nhiều hãng hàng không có tuyến bay đến New Zealand như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Cathay, Thai, Malai... Học sinh có thể mua vé máy bay trực tiếp từ các hãng hàng không hoặc các văn phòng đại lý vé.

VÉ MÁY BAY
Có rất nhiều hãng hàng không có tuyến bay đến New Zealand như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Cathay, Thai, Malai... Học sinh có thể mua vé máy bay trực tiếp từ các hãng hàng không hoặc đăng ký vé máy bay qua Văn phòng đại lý vé của các hãng hàng không.
NƠI Ở
Bạn phải có chi tiết người liên lạc, địa chỉ và số điện thoại nơi bạn sẽ đến ở tại New Zealand trước khi bay.


TIỀN

Bạn cần mang theo khoảng 2.000 Đôla New tiền mặt để lo cho việc chi tiêu trong những tháng đầu. Hải quan New Zealand cho phép bạn mang vào tối đa 10.000 Đôla New (bằng khoảng 6.400 Đôla Mỹ). Sau đó gia đình bạn có thể xin phép Ngân hàng Nhà nước để chuyển tiền sang cho bạn (mất khoảng 3-4 ngày) hoặc bạn có thể mua thẻ tín dụng từ Việt Namđể mang sang New Zealandsử dụng.

SỨC KHOẺ

Hãy hỏi bác sĩ của bạn tại Việt Nam thật kỹ về những loại thuốc bạn đã được dùng trong qúa khứ và trong những trường hợp đặc biệt, nhất là những loại thuốc tiêm ngừa mà bạn được phép sử dụng. Bạn hãy yêu cầu bác sĩ ghi hết tất cả những thông tin trên vào giấy trong trường hợp bị bệnh ở New Zealand.

Lưu ý: Bạn nên đi khám răng và mắt trước khi khởi hành đến New Zealand vì bảo hiểm sức khoẻ (UniCare) không trả cho khoản này. Bảo hiểm sức khoẻ cũng không trả các khoản thuốc men và tiền xe cứu thương; Bảo hiểm sức khoẻ sẽ trả cho bạn hầu hết các chi phí khám chữa bệnh và toàn bộ các chi phí nằm bệnh viện công.

TRANG PHỤC TẠI NEW ZEALAND.

· Mùa xuân (tháng 9, 10, 11) và mùa thu (tháng 3, 4, 5): áo lạnh hoặc áo khoác nhẹ.

· Mùa đông (tháng 6, 7, 8): áo len, áo khoác dầy, áo khoác có mũ, găng tay, khăn quàng cổ, áo mưa, ô (dù) che mưa

· Mùa hè (tháng 12, 1, 2): quần áo nhẹ, áo thun, quần short, áo phông, đầm, đồ bơi, đồ vải.

HÀNH LÝ

Một người lớn được phép mang theo 7 kg hành lý xách tay và 20 kg hành lý ký gửi, nhưng riêng hãng Vietnam Airlines cho phép bạn mang 30 kg hành lý ký gửi. Nếu có hành lý quá cước thì bạn sẽ phải trả tiền theo biểu giá cho hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, giá cả thay đổi tuỳ theo hãng hàng không mà bạn sử dụng. Hãng hàng không Vietnam Airlines phạt hàng hoá quá cước.

Ở New Zealand, phần lớn đồ điện gia dụng tương đối rẻ. Trừ những trường hợp cần thiết, bạn nên cố gắng mang theo càng ít vật dụng điện càng tốt để tránh trả tiền cho hành lý quá cước. Dòng điện ở New có hiệu điện thế 230 - 240 Volt. Bạn nhớ mang theo nắn dòng (Adapter) và loại phíc cắm điện phù hợp với phích cắm 2 hoặc 3 chân dẹt của vật dụng và ổ cắm tại New

Lưu ý: Hải quan Việt nam yêu cầu tất cả các băng, đĩa có ghi thông tin phải được kiểm duyệt trước khi mang ra khỏi Việt Nam. Tất cả các loại vũ khí, thuốc phiện, trên 1 lít rượu hoặc trên 250gr thuốc lá đều bị cấm mang theo trong hành lý.

Hải quan New Zealand nghiêm cấm không được mang vào New Zealand thực phẩm, động vật và các sản phẩm thực vật, ví dụ như sữa, đồ hộp, hoa quả tươi. Nếu có, hãy khai báo cẩn thận, nếu không sẽ bị phạt.

THỰC PHẨM
Bạn nên học nấu một số món ăn Việt Nam đơn giản để có thể tự nấu ăn tại New Zealand vì bạn có thể không thích hợp với món ăn New Zealand. Bạn có thể mua gia vị và các thực phẩm châu Á dễ dàng tại các cửa hàng Á châu ở mỗi thành phố.

LÁI XE

Bằng lái xe Việt Nam cũng có thể lái xe bên New nếu bạn mang bằng lái dịch sang tiếng Anh ở công ty dịch thuật nào đó rồi đến sở giao thông của bang đóng dấu là có thể dùng lái xe được. Bằng lái có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày bạn đặt chân đến New Zealand. Hoặc có một cách khác là nếu muốn đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng của New Zealand thì thường chỉ phải thi lại bài Luật, sau đó thi luôn bằng thực hành sau khi vượt qua bằng Luật, điều này không quá khó và không tốn nhiều thời gian. Bạn cũng có thể đăng ký thi lấy bằng lái xe của New Zealand nếu chưa có bằng lái. Tuy nhiên quá trình này sẽ lâu hơn vì bạn sẽ phải thi bằng Luật (sẽ được cấp bằng Learner), rồi thi bằng thực hành có giới hạn (sẽ được cấp bằng Restricted) và cuối cùng là thi bằng thực hành tuyệt đối (sẽ được cấp bằng Full).
Lưu ý: Luật giao thông của New Zealand áp dụng tay lái nghịch, khác với luật Việt Nam.

SAU KHI TỚI NEW ZEALAND
ĐÓN TẠI SÂN BAY
Bạn nên sắp xếp để có người đón tại sân bay. Trong trường hợp không may không có ai đến đón bạn thì điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, hãy đến bàn dịch vụ của hãng hàng không hoặc sân bay nhờ họ liên lạc với người nhà hoặc trường học cho bạn, hoặc gọi điện trước đến nơi ở và tự đi taxi về nhà.
CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN CHO SINH VIÊN QUỐC TẾ
Những chương trình hướng dẫn này được các trường thiết kế nhằm mục đích:
· Giảm những khó khăn bạn có thể gặp phải
· Giúp bạn thích ứng với cuộc sống tại New Zealand, cách học tập tại trường
· Giới thiệu cho bạn các thiết bị và dịch vụ trong trường và các khu vực lân cận

Chương trình hướng dẫn này rất quan trọng để bạn có thể chuẩn bị tốt cho năm học. Tham gia các chương trình hướng dẫn này cũng là cách để bạn làm quen với các sinh viên khác.

ĐI LẠI

Khi mới sang bạn phải tới ngay trạm xe buýt, xe lửa hoặc bưu điện để có được bản đồ thành phố, bản đồ các tuyến xe và lịch đón xe công cộng.

NHÀ Ở

Sinh viên có thể sống trong hoặc ngoài trường:

· Sống trong ký túc xá
Phần lớn các trường đại học đều có ký túc xá. Ký túc xá trong trường thường có phòng đơn hoặc phòng tập thể, có đồ đạc, phòng tắm, chăn gối và thức ăn. Đây là cách tốt nhất để làm quen với bạn mới. Nếu bạn muốn ở ký túc xá, bạn phải đăng ký sớm trước khi học kỳ bắt đầu vì số phòng có hạn và rất đông sinh viên đăng ký chờ.

· Sống cùng gia đình người New Zealand
Bạn có thể sống cùng với một gia đình người New Zealand. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ bao gồm cả phòng ở và ăn uống hay chỉ có phòng ở không.

· Thuê nhà

Bạn có thể thuê nhà và chia phòng với bạn cùng lớp hoặc bạn của bạn. Phần lớn sinh viên ở New Zealand thuê nhà theo kiểu này. Bạn có thể đến các đại lý nhà đất hoặc xem mục cho thuê nhà trên báo. Nhà hoặc căn hộ thường có hai loại: có đồ đạc hoặc không có đồ đạc. Thời gian cho thuê có thể là 3, 6 hoặc 12 tháng và được quy định trong hợp đồng thuê nhà. Chi phí được tách ra bao gồm tiền đặt cọc (thông thường là 4 tuần), tiền thuê nhà, đồ đạc, các đồ dùng trong nhà, điện thoại, gas (nếu có), tiền nối điện và sử dụng điện. Tiền đặt cọc phải đóng trước khi bạn nhận nhà. Chủ nhà phải trả lại tiền đặt cọc cho bạn trước ngày bạn dọn ra, nhưng chủ nhà có thể khấu trừ tiền đặt cọc nếu:
- Bạn dọn ra ngoài nhưng không báo trước
- Bạn làm hư hại đến tài sản của chủ nhà

Tiền thuê nhà thường được trả theo định kỳ 2 tuần hoặc 1 tuần 1 lần tùy theo sự thỏa thuận giữa bạn và chủ nhà.

Văn phòng nhà ở của các trường có thể giúp bạn tìm người cùng chia phòng hoặc hướng dẫn cho bạn những việc cần phải làm.

ĐIỆN THOẠI, TEM THƯ

Bạn nhớ gọi điện thoại về nhà khi đã đến nơi an toàn. Tất cả các cuộc điện thoại cố định ở trong nội hạt các thành phố của New Zealand đều miễn phí. Tuy nhiên nếu sử dụng điện thoại di động thì tất cả các cuộc gọi đều phải trả tiền. Tùy thuộc vào loại thuê bao và hãng điện thoại mà giá cước điện thoại có thể khác nhau.

ĐIỆN THOẠI NGOẠI TỈNH
Tất cả các cuộc gọi ngoại tỉnh đều phải trả tiền. Giá tiền được tính theo các mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào khoảng cách và thời gian trong ngày.các cuộc điện thoại vào ban đêm hoặc ngày nghỉ sẽ rẻ hơn.

ĐIỆN THOẠI QUỐC TẾ

Điện thoại gọi về Việt Nam khoảng NZ$1.60/ phút. Bạn nên mua các thẻ điện thoại đặc biệt để có thể gọi về Việt Nam với giá thấp hơn.

NGÂN HÀNG
Văn phòng Atlantic sẽ giúp bạn mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng Commonwealth Bank tại Việt Nam. Khi đến New Zealand, bạn đến chi nhánh ngân hàng CWB gần nhất để chuyển tiền vào tài khoản. Bạn cũng sẽ nhận được thẻ rút tiền tự động (ATM) trong vòng 5 ngày kể từ ngày bạn đến New Zealand.

Vì lý do an ninh, bạn không thể mang nhiều tiền mặt bên mình cũng như không thể giữ một số tiền mặt lớn trong nhà.

Ngân hàng của New Zealand mở cửa từ 9 sáng đến 4.30 chiều từ thứ hai đến thứ sáu, từ 9.30 sáng đến 3.00 chiều ngày thứ bảy. Một số ngân hàng mở cửa ngày chủ nhật. Hệ thống tiền tệ New Zealand lấy đơn vị đồng Đôla (dollar) tương đương với 100 xu (cent). Các đồng tiền xu bao gồm: 10c, 20c, 50c, $1, $2. Tiền giấy có 5 loại:$5, $10,$20,$50,$100.

Bạn cần phải mang theo các giấy tờ sau đây khi đến ngân hàng mở tài khoản:
Nếu bạn ở New Zealand hơn sáu tuần, các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn xuất trình hộ chiếu và một trong các giấy tờ sau:
· Bằng lái xe, thẻ sinh viên có ảnh chụp tại New Zealand
· Hoá đơn điện thoại, ga hoặc điện có tên bạn.
· Nếu bạn có số thuế tại New Zealand bạn nộp ngay cho ngân hàng.
Một số ngân hàng sẽ cấp thẻ ATM cho bạn ngay, một số sẽ gửi thẻ đến cho bạn trong vòng 5 ngày làm việc. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng sẽ cho bạn mã số gồm 4 số (PINnumber). Bạn phải nhớ số PIN đó mỗi lần sử dụng thẻ ATM. Bạn cũng có thể gửi rút tiền bằng điện thoại hoặc tại các chi nhánh ngân hàng.

Lưu ý: Nếu tiếng Anh của bạn chưa được tốt, bạn nên có một người bạn nói tiếng Anh tốt đi cùng
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Lý do: update
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài


aaaaaaaaaaaaa


© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.