Đề bài
Quan sát H3.1; 3.2; 3.3; 3.4
Trao đổi thảo luận:
- Xác định những nơi trên Trái đất có thực vật sống.
- Kể tên một vài cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc…
- Nơi nào ít phong phú, nơi nào phong phú hơn ?
- Kể tên một số cây gỗ lâu năm, to lớn, thân cứng rắn.
- Kể tên một số cây sống trên mặt nước theo em chúng có điểm gì khác cây trên cạn.
- Kể tên một vài cây nhỏ bé, thân yếu mềm.
- Em có nhận xét gì về thực vật ?
Lời giải chi tiết
- Thực vật có thể sống ở: Đồng ruộng, rừng, núi, sa mạc, đầm lầy, trong nước, mặt nước…
- Các thực vật sống ở:
+ Đồng bằng: lúa, ngô, cam quýt…
+ Ao hồ: sen, súng, bèo tây, rong, khoai nước…
+ Sa mạc: xương rồng, bao báp…
+ Dưới biển: dong biển…
- Nơi ít phong phú là sa mạc, đỉnh núi cao… nơi phong phú là: rừng mưa, ruộng, đầm, … nơi có độ ẩm cao thì thực vật phong phú.
- Một số cây gỗ sống lâu năm: Xà cừ, lim, chò, lát hoa, trầm hương, ...
- Một số cây sống mặt nước: bèo tây, rau muống nước,.. chúng thường bò trên mặt nước, lan rộng để hấp thụ ánh sáng, rễ của chúng ngập trong nước, thân mềm..
- Một số cây có thân mềm yếu: cỏ gà, rau muống, rau cải…
- Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, chúng sống ở nhiều môi trường và có hình thái khác nhau
Đề bài
Dùng ký hiệu + (có) hoặc – (không) điền vào các cột trống trong bảng sau cho thích hợp.
- Nhận xét về hiện tượng sau: khi trồng cây vào trong chậu rồi đặt lên bệ cửa sổ, sau 1 thời gian ngọn cây sẽ hướng về phía có nguồn sáng
- Hãy rút ra đặc điểm của giới thực vật.
Lời giải chi tiết
- Hiện tượng này chứng tỏ cây cần ánh sáng để sống.
- Đặc điểm của giới thực vật: Tự tổng hợp chất dinh dưỡng, lớn lên, sinh sản, không có khả năng di chuyển, phản ứng chậm với các tác nhân của môi trường
Đề bài
Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất?
Lời giải chi tiết
- Thực vật sống ở khắp mọi nơi trên trái đất: vùng núi, vùng đồng bằng, vùng trung du – ven biển; trong nước hoặc trên mặt đất; vùng nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt,…. Chúng rất đa dạng và thích nghi tốt với mọi môi trường sống. Số lượng loài và cá thể thực vật ở vùng sa mạc rất ít, nhưng ở khu vực nhiệt đới rất phong phú.
- Ví dụ:
+ Trong nước: rong đuôi chó, tảo, rau mác, sen, súng, củ ấu,…
+ Trên mặt đất: thông, tuế, tre, trúc, bạch đàn, cỏ mần trầu, khoai, xương rồng, bao báp, cúc, cam, bưởi,…
Đề bài
Đặc điểm chung của thực vật là gì?
Lời giải chi tiết
Đăc điểm chung của thực vật là:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ
- Có đời sống cố định
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Đề bài
Thực vật ở nước ta rất phong phú. Nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng?
Lời giải chi tiết
Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng chúng ta vẫn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng vì:
- Thực vật cung cấp lương thực và rau xanh là thức ăn cho con người và các loài động vật.
- Nhiều loài thực vật có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chữa bệnh: nhân sâm, mật gấu, đinh lăng, cam thảo, sen, …
- Thực vật giúp điều hòa khí hậu, giảm tác động của hiệu ứng nhà kính, cung cấp ôxi, làm sạch không khí.
- Thực vật giúp ngăn chặn các thảm họa tự nhiên (thiên tai): lũ quét, sạt lở đất, xâm nhập mặn,…
- Thực vật cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp: chế biến lương thực, công nghiệp gỗ, công nghiệp giấy,…
- Thực vật giúp làm đẹp cảnh quan môi trường.
Đề bài
Quan sát 5 cây xanh, điền vào bảng sau: