Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > II - ♥ TTB ! Thảo Luận ♥ > 9 - CLb Học Tập ♥ Du Học Các Nước > Kế toán - Tài Chính

Kế toán - Tài Chính Thông tin kế toán - tài chính


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
23-08-2012, 01:20 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Default Kinh nghiệm quyết toán thuế




Kinh nghiệm quyết toán thuế cho kế toán bán thời gian (P1)
Ngành kế toán hay ở chỗ các chuyên gia của nó có thể kiếm tiền bằng các việc làm thêm. Tuy nhiên, đa số ( mình nhấn mạnh là một bộ phận của cộng đồng) các freelancer trong lãnh vực này chỉ mới dừng lại ở việc thực hiện các báo cáo thuế, báo cáo tài chính.

Không phải năm nào cũng cần nhưng việc quyết toán thuế là không tránh khỏi. hiện Cục Thuế TP và các chi cục quận thường kiểm tra quyết toán 2-3 năm một lần. Đây là vấn đề đau đầu với các doanh nghiệp cũng như với cán bộ thuế do các lý do sau:

- Kế toán thường hay thay đổi: có các công ty hầu như thay đổi kế toán hàng năm, hoặc kế toán rời bỏ công ty họ hàng năm. Đây là vấn đề tế nhị, tuy nhiên, các kế toán vào làm trong thời kỳ này hay lãnh đủ bởi thường là việc bàn giao trong 1 hay 2 ngày chẳng thể nào chuyển tải cho hết những vấn đề ( dù đã được giải quyết) trong hai năm trước khi quyết toán.

- Cho dù sổ sách đã được ghi chép đầy đủ, bạn vẫn phải ngồi đó trả lời các câu hỏi của nhân viên thuế. Việc đó là bình thường nếu như bạn không phải đối mặt với các câu hỏi về các niên độ đã quyết toán trước đó nữa. Biện minh cho phần " vô duyên" này, nhân viên thuế vụ hay trả lời rằng " để xem vấn đề đó được giải quyết tiếp ra sao", dù có khi đó chỉ là một bút toán phân bổ đơn giản.

- Dù đồng ý hay không, nhân viên thuế vẫn có xu hướng " moi móc" các sai sót của doanh nghiệp để phạt. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hàng năm, cục Thuế được phân bổ chỉ tiêu thu thuế nhé.

Do vậy, ngoài việc nắm chắc các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ quyết toán ( thường là 2 năm- đương nhiên không phải thuộc làu làu nhưng những vấn đề họ hay xem xét đến bạn nên biết), một số kinh nghiệm các bạn nên nắm khi chuẩn bị quyết toán:

1) Nhân viên thuế hay đề nghị lịch kiểm tra thích hợp với chính họ, như ngày chuẩn bị làm báo cáo hàng tháng chẳng hạn. Lý do là trong những ngày này doanh nghiệp chưa nộp báo cáo nên họ còn " rảnh". Tuy nhiên, hãy thẳng thừng đề nghị một ngày thích hợp với chính bạn và lưu ý rằng bạn có quyền này.

2) Nhân viên thuế sẽ hỏi thẳng rằng bạn là KT dịch vụ hay ăn lương. Đừng có dại khờ nói bạn làm part-time nhé. Bạn sẽ bị quay bởi vô số lý do mà bạn chỉ nằm mơ mới thấy ( hoặc cũng không thể thấy).

3) Việc vòi vĩnh như có xe đưa đón nhân viên thuế đi kiểm tra, với lý do cục thuế không có xe, là chuyện bình thường. Hãy cười thật tươi với họ và nói rằng mình không thể cung cấp xe được. Bịa bất cứ lý do nào bạn thấy được nhưng không nhượng bộ. Đừng lo vì việc này họ sẽ làm khó bạn - họ vẫn cứ "làm khó" bạn như thường. Việc của họ mà.

4) Từng có trường hợp nhân viên thuế đi taxi đến cổng công ty và yêu cầu bảo vệ báo KTT ra đón. Nếu bạn là KTT và quyết định ra đón họ, bạn sẽ phải thanh tóan cước taxi ( " À, công ty thanh toán cước xe cho tụi mình nhé...vvv" kèm một nụ cười tươi, trời ơi, sao mà từ chối được. Mà ai lại làm hỏng buổi họp quan trọng như việc quyết toán thuế chỉ vì từ chối trả vài chục hay trăm ngàn đồng tiền xe cơ chứ). Tốt nhất hãy bảo nhân viên có trách nhiệm mời họ đến văn phòng của mình và đón tiếp vui vẻ là được.

5) Chủ doanh nghiệp có thể hoặc không đồng tình với bạn về vài điểm trên đây. Cần nhất là thông nhất với sếp của bạn trước về cách làm việc với nhân viên thuế. Tuy nhiên, tốt nhất là bản thân bạn nên sắp xếp trước từ lịch làm việc, phân công, giấy tờ. Nếu như chính bạn không tìm ra bất cứ sai sót gì, thì nhân viên thuế cũng vậy.
***************

Kinh nghiệm quyết toán thuế (P2)
Kiểm tra thuế thì đương nhiên các mục thuế sẽ được ưu tiên kiểm tra, thường thì thứ tự như sau:
1) Thuế VAT
2) Thuế TNCN

3) Các thuế khác ( thuế xuất, nhập khẩu, thuế TTĐB).

4) Thuế TNDN.

Các nhân viên thuế sẽ đi thành từng tốp 2-3 người hoặc nhiều hơn nữa tùy theo khối lương công việc. Mỗi người họ sẽ kiểm tra từng mục thuế khác nhau nên nếu bạn không muốn bị quay vòng vòng một lúc bởi hàng tá câu hỏi của họ, bạn nên sắp xếp lịch trước để không rơi vào tình huống bị động như trên:

1) Thuế VAT: thường được bắt đầu bằng công đoạn kiểm tra hoá đơn theo báo cáo thuế. Nếu bạn đã sắp xếp hoá đơn theo thứ tự thì chỉ cần một KT viên làm việc với nhân viên thuế này. Có những mục cần chú ý như sau:
1a) Các hoá đơn mua bán TSCĐ: nên kèm theo các hợp đồng, bảng kê, và bảng đăng ký TSCĐ để trình ra luôn khỏi làm mất thì giờ.
1b) Các hoá đơn cho các tài khoản phân bổ :
1c) Các hoá đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng: cục thuế vừa ra một quy định hấp dẫn rắng các hoá đơn này phải được thanh toán bằng chuyển khoản. Nếu bạn có bản sao chứng từ thanh toán kèm theo cho họ thì OK, qua nửa buổi làm việc đầu tiên, khát khao kiếm tìm các sai sót của bạn đã giảm đi phân nửa.
1d) Các hoá đơn phí quảng cáo: Có những công ty hạch toán chi phí quảng cáo của họ theo từng dự án, và phân bổ chi phí này theo thời gian dự án. Tuy nhiên, nhân viên thuế sẽ tính hết các chi phí quảng cáo đã xuất hoá đơn là chi phí cho năm đó. Bạn nên tính trước vấn đề này trước khi nộp báo cáo quyết toán nhé ( Tính như thế nào ta bàn ở chủ đề khác).
1e) Nhân viên thuế thường sẽ đòi 1 file excel tổng hợp tất cả các báo cáo thuế cho họ. Mặc dù Cục Thuế trong những cố gắng gần đây đã xuất bản khá nhiều các phiên bản phần mềm báo cáo thuế, nhưng tin mình đi, chính họ cũng chẳng mặn mà trong việc xài chúng đâu.
2) Thuế TNCN: Đây là mục nhức đầu nhất vì mọi thứ liên quan đến món thuế này thay đổi xoành xoạch. Tuy nhiên, các chứng từ sau nên sẵn sàng cho công đoạn kiểm tra:
2a) Bảng lương và các chứng từ thanh toán lương. ( Nó nhiều thật, tuy nhiên việc kiểm tra không phải là việc của bạn lúc này. bạn chỉ việc trình ra thôi. Tốt nhất nên chuẩn bị sẵn một file excel tổng hợp loại thuế này chuyển cho họ.
2b) Các hoá đơn thu thuế TNCN cho người lao động không thường xuyên. Nghĩa là cục Thuế có bán một loại hoá đơn thuế TNCN, công ty của bạn sau khi khấu trừ thuế này, sẽ cung cấp cho người lao động không thường xuyên một bản. ( bạn chưa biết về nó cũng không sao vì nhiều người cũng chưa biết giống bạn).
2c) Mình từng gặp một bác thuế vụ yêu cầu mình nộp thuế cho phần thu nhập ở Pháp của sếp mình ( sếp là người Pháp) với lý giải rằng Cục Thuế Pháp sẽ khấu trừ phần thuế đã nộp ở Việt Nam ( hic, cái vụ này vui nhưng giải quyết ra sao tuỳ thuộc tài lẻ của từng người. Nói chung viết kỹ quá cũng không nên, hén)
3) Các thuế khác: Tập hợp các chứng từ đầy đủ kèm theo file giải trình.
4) Thuế TNCN: Liên quan đến loại thuế này là các chi phí sau:
- Phí sản xuất trực tiếp: lại liên quan đến costing. Bạn cần phải giải trình cặn kẽ các chi phí SX liên quan, thành phần và tỷ lệ nguyên vật liệu. Liên quan đến tỷ lệ nguyên vật liệu còn có bảng phân bổ chi tiết nguyên vật liệu mà cục Thuế bắt nộp vào đầu năm. Chuyện chưa nộp bảng này ( Nhớ kỹ là KHÔNG có quy định nào phạt vì chưa nộp đâu nhé) mà vẫn giải quyết êm xuôi cuộc kiểm tra, một lần nữa, thuộc về tài lẻ cuả bạn.
- Phí quản lý: sau khi đã xong phần thuế TNCN, các chi phí lương tính vào PQL đã được thông qua. Một số quy định ngoài luật mà bạn nên biết như sau:
* Phí quảng cáo + ăn nhậu ( mà các kế toán viên hay dùng từ entertainment cho nó đẹp) không được quá 10% TỔNG chi phí SXKD. Phí quảng cáo thanh toán năm nay không được tính cho chi phí năm sau.

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tại Hội thảo Giải pháp ứng dụng CNTT đồng bộ, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai công tác quyết toán thuế 2012 do VCCI tổ chức sáng 6/12, tại Hà Nội.

Năm 2012 do khó khăn chung của nền kinh tế nên Chính phủ đã có những động thái gia hạn, miễn giảm nhiều sắc thuế, biểu thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Việc quyết toán thuế 2012 sẽ có những điều chỉnh, trong đó rất nhiều doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ việc hỗ trợ này. Chính vì vậy, khi quyết toán, ngoài am tường kỹ các văn bản, chính sách thuế, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến khâu kê khai/ quyết toán thuế sao cho đúng, đủ và hưởng được tối đa quyền lợi của mình.

**************
Chú ý thuế TNCN và TNDN
Hội thảo với mục đích tập huấn giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách Thuế cập nhật đến thời điểm hiện hành, đặc biệt là việc kê khai quyết toán Thuế 2012 theo các quy định mới nhất của Bộ Tài chính; Tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với đại diện Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan, trao đổi và giải đáp thắc mắc trong quá trình kê khai Thuế; Tạo cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ thông tin toàn diện trong lĩnh vực Thuế, Tài chính, Kế toán.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế đã chia sẻ những kinh nghiệm pháp lý, chính sách giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro không đáng có khi thực hiện nghĩa vụ thuế như một người bạn. Theo ông Phụng, quyết toán thuế 2012 cần lưu ý 2 sắc thuế quan trọng và bắt buộc là TNCN và TNDN. Với thuế TNDN, dù doanh nghiệp có lỗ hay lãi vẫn phải quyết toán. Lãi thì đóng thuế đương nhiên, lỗ thì cũng phải có động thái xin gia hạn và cam kết lộ trình phải trả với cơ quan thuế. Trong khi với thuế TNCN, doanh nghiệp cần lưu ý những quy định ân hạn, thời gian thực thi các thông tư miễn giảm thuế, các bậc tính thuế, mức giảm trừ gia cảnh… để thực hiện cho đúng.

Riêng điều khoản bổ sung, kê khai thuế nếu có điều chỉnh cũng cần được doanh nghiệp hết sức lưu ý khi làm quyết toán thuế. Đây là việc làm ít được doanh nghiệp để ý nhưng lại hay bị phạt nặng do khó “cãi” được với cơ quan thuế khi bị xếp vào diện trốn thuế, thay vì kê khai “nhầm” hoặc chưa kịp điều chỉnh đúng thời hạn quy định. Trong khi 2 sắc thuế khác là VAT và TTĐB thì ít có vướng mắc hơn.

Riêng thuế tiêu thụ đặc biệt thì các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, rượu bia, thuốc lá… - những mặt hàng xa xỉ cần chú ý vấn đề hóa đơn và kê khai trung thực hơn so với giá bán thực tế, tránh phải điều chỉnh khi cơ quan thuế "sờ" tới vì việc khai giá bán quá thấp.

Một sắc thuế khác cũng được cơ quan thuế rất quan tâm, đó chính là thuế nhà thầu, vì có rất nhiều doanh nghiệp vi phạm do trả tiền cho nước ngoài nhưng “quên” kê khai. Xét theo chuẩn mực kế toán, doanh thu phải phù hợp với chi phí. Xét theo đạo lý kinh doanh, phải có chi phí mới có doanh thu. Do vậy, nguyên tắc hóa đơn đi kèm hàng hóa, dịch vụ là điều tiên quyết, tránh hiện tượng doanh nghiệp có làm ăn dính dáng tới yếu tố nước ngoài nhiều khi… xem thường quy định dễ bị truy thu, phạt oan dù bản thân doanh nghiệp cũng không có ý định trốn thuế. Ông Phụng đặc biệt lưu ý, các doanh nghiệp phải nhớ "mọi việc thay đổi/ sửa chữa hóa đơn sau 20/1" là việc "lấy đá ghè chân mình" và dễ bị cơ quan thuế "sờ gáy".

Hiện, việc kê khai thuế qua mạng phát triển mạnh, và để tránh những lỗi cơ bản trong khâu khai/ quyết toán thuế với nhiều doanh nghiệp thì việc thuê ngoài các TVAN (đại lý thuế) cũng cần phải tính đến. Xét cho cùng khi xã hội phát triển, kế toán nhiều doanh nghiệp do kiêm nhiệm hoặc trình độ chưa đáp ứng thì việc thuê các chuyên gia tư vấn thuế và hỗ trợ quyết toán thuế cuối năm cũng là hợp lẽ. Và “nghề kiểm tra quyết toán thuế trước khi cơ quan thuế kiểm tra đã ra đời cũng đang trở thành một nghề mới tại Việt Nam hiện nay…”, ông Phụng cho biết thêm.

Tham khảo thêm tại đây:

http://tuthienbao.com/forum/showthre...131#post334131
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
bí kíp chuẩn bị quyết toán thuế




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.