16-12-2013, 09:27 PM
|
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom
|
|
|
|
|
Soạn bài tập làm thơ tám chữ



Tham khảo thêm-----------
1. Đọc các đoạn thơ sau và nhận xét về số chữ trong mỗi dòng thơ:
Đoạn 1:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Nào đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ, Nhớ rừng)
Đoạn 2:
Mẹ cùng cha con công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Bằng Việt, Bếp lửa)
Đoạn 3:
Yêu biết mấy, những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
Yêu biết mấy, những bước đi dáng đứng
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!
(Tố Hữu, Mùa thu mới)
Gợi ý: Thể thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng có tám chữ.
2. Những chữ nào trong các đoạn thơ trên có chức năng gieo vần? Nhận xét về cách gieo vần trong mỗi đoạn.
Gợi ý: Đối với thể thơ tám chữ, người ta có thể gieo vần theo nhiều cách (vần chân, vần lưng) nhưng phổ biến nhất vẫn là vần chân (những chữ in đậm là vị trí gieo vần); được gieo liên tiếp hoặc gián cách hoặc kết hợp cả hai.
3. Nhận xét về số dòng thơ, cách ngắt nhịp của các đoạn thơ trên.
Gợi ý: Thể thơ tám chữ không gò bó về số dòng thơ, có thể được tổ chức thành các khổ thơ (thường là khổ 4 câu); cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt.
4. Tìm những từ để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau sao cho đúng thanh, đúng vần:
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một /…/ đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay /…/
(Theo Anh Thơ, Trưa hè)
Gợi ý: Chọn trong số các từ: vườn, trời, ra, qua.
5. Viết tiếp một câu thơ vào ba câu cho dưới đây để thành một khổ thơ 4 câu hoàn chỉnh.
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Gợi ý: Chú ý đảm bảo số chữ (tám chữ), vừa đúng vần, vừa phù hợp với ý thơ và nội dung cảm xúc của các câu trước (chữ cuối phải hợp với vần ương của chữ trường trong câu thứ hai, và phải là thanh bằng).
6. Làm một bài thơ thể tám chữ với chủ đề tuỳ chọn.
Gợi ý: Bài thơ phải đảm bảo có vần nhịp nhưng tránh tình trạng được vần thì mất ý. Phải biết kết hợp giữa mạch cảm xúc tự nhiên và vần, nhịp. Sau khi làm xong, hãy kiểm tra lại bài thơ của mình theo định hướng sau:
- Bài thơ đã đúng thể thơ tám chữ chưa?
- Bài thơ có vần chưa? Cách gieo vần như thế nào?
- Bài thơ có nhịp điệu ra sao? Có phù hợp với cảm xúc không?
- Kết cấu bài thơ như thế nào? Các phần có thống nhất với nhau không?
- Em muốn nói điều gì qua bài thơ?
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
|
ADS
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|