Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > II - ♥ TTB ! Thảo Luận ♥ > 9 - CLb Học Tập ♥ Du Học Các Nước > Kế toán - Tài Chính

Kế toán - Tài Chính Thông tin kế toán - tài chính


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
28-07-2011, 07:22 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Quy định của pháp luật lao động




DOANH NGHIỆP PHẢI THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG: KHÔNG ÍT DOANH NGHIỆP KHI MỚI BẮT ĐẦU HOẠT ĐỘNG ĐÃ KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN VẤN ĐỀ NÀY. VẬY NÊN SAU VÀI NĂM TRỞ ĐI MỚI TÁ HỎA VÌ SAO DOANH NGHIỆP MÌNH BỊ PHẠT ....

1/ Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động
2/ Lập phương án sử dụng lao động
3/ Tính lao động sử dụng bình quân của doanh nghiệp
4/ Tuyển dụng, ký kết hợp đồng cho người lao động.
5/ Khai trình sử dụng lao động.
6/ Xây dựng và ban hành nội quy lao động.
7/ Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương
8/ Báo cáo tăng, giảm lao động
9/ Xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể
10/ Cấp sổ lao động cho người lao động
11/ Thực hiện báo cáo tự kiểm tra quá trình thực hiện Luật lao động tại đơn vị.

Trong quá trình làm việc mình thấy những thông tin này thực sự có ích: vậy nên mình post lên đây để những ai có nhu cầu thì tham khảo nhé.


1/ Tuyển dụng, ký kết hợp đồng và ban hành nội quy lao động:


Căn cứ kế hoạch về số lượng lao động cần tuyển mới, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục tuyển dụng lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 20/2003/TT-BLĐTBXH; sau khi tuyển dụng tiến hành ký kết hợp đồng lao đồng theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH;
- Ban hành nội quy lao động theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH.

2/ Khai trình sử dụng lao động:

Sau khi ký kết hợp đồng lao động, doanh nghiệp tiến hành khai trình sử dụng lao động theo hướng dẫn 3790/LĐTBXH-LĐ ngày 16/11/2004 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố (Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh) và theo hướng dẫn 3883/LĐTBXH-LĐ ngày 23/11/2004 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố (Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, vũ trường, massage, karaoke, khách sạn, nhà trọ). Và nộp tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.

3/ Báo cáo tăng, giảm lao động:

* Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:

Khi có biến động lao động tăng: các đơn vị, doanh nghiệp báo cáo khai trình sử dụng lao động tăng trong tháng.
Khi có biến động lao động giảm: các đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo số lao động nghỉ việc trong tháng.

* Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, vũ trường, massage, karaoke, khách sạn, nhà trọ:

Trong quá trình hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ có biến động tăng hoặc giảm lao động thì báo cáo cho Phòng Lao động – TB&XH quận không quá 15 ngày.
Đối với biến động lao động tăng: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ báo cáo khai trình sử dụng lao động tăng trong tháng.
Đối với lao động giảm: các cơ sở kinh doanh dịch vụ báo cáo các số liệu lao động nghỉ trong tháng.

4/ Xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương:

Căn cứ hướng dẫn số 638/LĐTBXH-LĐ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố về việc hướng dẫn xây dựng, đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thì các đơn vị có sử dụng lao động bao gồm doanh nghiệp, công ty, tổ chức, đơn vị và cá nhân có sử dụng lao động phải thực hiện xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố (nếu có số lao động từ 100 người trở lên) và đăng ký với phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận huyện nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (nếu có sử dụng dưới 100 lao động).

5/ Xây dựng thoả ước lao động tập thể:

Xây dựng và thực hiện ký kết thoả ước lao động tập thể giữa người sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động ( công đoàn ) theo hướng dẫn tại nghị định 196/1994 NĐ-CP ngày 31/12/1994 và nghị định 93/2002/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 196/1994 NĐ-CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.

6./ Cấp sổ lao động cho người lao động:

* Đối tượng cấp sổ:

Theo quy định tại Mục I của Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 31/05/1994 và Thông tư số 10/LĐTBXH-TT ngày 22/05/1996 của Bộ lao Động-Thương binh và Xã hội thì đối thượng cấp sổ lao động là công nhân Việt Nam ít nhất đủ từ 15 tuổi, có khả năng lao động, thực hiện ký kết hợp đồng lao đồng bằng văn bản có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
- Quản lý, sử dụng và thủ tục cấp sổ lao động: thực hiện theo quy định tại Mục II của Thông tư số 18/ LĐTBXH-TT nàgy 31/5/1994 và Thông tư số 10/LĐTBXH-TT ngày 22/5/1996 của Bộ Lao động- Thương Binh và Xã hội.
- Báo cáo kết quả tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động lần đầu và định kỳ hàng năm theo hướng dẫn tại Quyết định số 198/2005/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế tạm thời sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động. (có mẫu đính kèm) và gởi về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30/11 hàng năm.

7/ Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động:


Hàng năm cùng với việc xây dựng kế hoạch sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sử dụng lao động để xác định tổng số lao động sử dụng trong năm kế hoạch, số lượng lao động cần tuyển dụng, và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng… theo mẫu số 1 của Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH và gởi báo cáo định kỳ vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

8/ Lập phương án sử dụng lao động:

Khi có sự thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo Điều 17 của Bộ luật Lao động; sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyển quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của Doanh nghiệp theo Điều 31 của Bộ luật Lao động, thì doanh nghiệp phải lập phương án sử dụng lao động để xác định số định số lao động không có nhu cầu sử dụng, giải quyết chế độ cho số lao động này theo hướng dẫn tại Điều 6 của Nghị định só 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ và thông tư số 25/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

9./ Tính lao động sử dụng bình quân của doanh nghiệp:

Khi khai trình, báo cáo số liệu về lao động và xem xét chính sách ưu đãi về sử dụng lao động, các doanh nghiệp , cơ quan phải thống nhất áp dụng số lao động sử dụng bình quân của doanh nghiệp theo hướng dẫn chung của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
- Cách tính lao động bình quân để thực hiện chính sách theo Luật đầu tư trong nước thực hiện theo Thông tư số 08/1998/TT-BLĐTBXH ngày 07/5/1998 của Bộ Loa động- Thương binh và Xã hội;
- Cách tính lao động bình quân để thực hiện chính sách theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo Thông tư số 25/2003/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2003 của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội.

******************

THỦ TỤC ĐĂNG TRÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG


* Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, các đơn vị, doanh nghiệp phải khai trình sử dụng lao động, hồ sơ gồm:
- Bản khai trình tình hình sử dụng lao động (theo mẫu số 01): 04 bản
- Nộp kèm hợp đồng lao động cá nhân để đối chiếu.
(Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi duyệt bản khai trình trả lại doanh nghiệp 02 bản (doanh nghiệp gởi 01 bản cho cơ quan thuế, 01 bản lưu).
Ngoài ra trong từng trường hợp cụ thể, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ yêu cầu đơn vị xuất trình một số chứng từ hợp lệ để chứng minh nhu cầu sử dụng lao động thời vụ.

* Đối với các đơn vị, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh tại các quận huyện và các tỉnh thành phố khác:
thì đăng ký sử dụng lao động đối với các cơ quan quản lý lao động đặt trụ sở chính và gởi bản khai trình đã được duyệt cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chi nhánh hoạt động biết.

Ngoài ra, khi có tăng, giảm lao động, đơn vị phải thực hiện báo tăng, giảm lao động như sau:

Khi có biến động lao động tăng: các đơn vị, doanh nghiệp báo cáo khai trình sử dụng lao động tăng trong tháng thực hiện theo mẫu 01. (Hồ sơ giống đăng trình sử dụng lần đầu).
Khi có biến động lao động giảm: các đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo số lao động nghỉ việc trong tháng (theo biểu mẫu 02) và lập thành 02 bản. (01 bản gởi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và 01 bản lưu tại đơn vị)

**************

THỦ TỤC ĐĂNG TRÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG



* Đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, vũ trường, massage, karaoke, khách sạn, nhà trọ

Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày hoạt động, các cơ sở kinh doanh dịch vụ phải khai trình sử dụng lao động tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở hoạt động.

* Thủ tục khai trình sử dụng lao động gồm:

- Bản đăng ký khai trình sử dụng lao động: theo mẫu 1a: 3 bản.

Nộp kèm các văn bản sau để đối chiếu kiểm tra:

- 01 bản hợp đồng lao động.
- 01 bản lý lịch cá nhân của người lao động (có xác nhận của chính quyền địa phương).
(Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi duyệt bản khai trình trả lại đơn vị 02 bản (đơn vị gởi 01 bản cho công an phường sở tại, 01 bản lưu).
Ngoài ra, khi có tăng, giảm lao động, đơn vị phải thực hiện báo tăng, giảm lao động như sau:
Khi có biến động lao động tăng: các đơn vị, doanh nghiệp báo cáo khai trình sử dụng lao động tăng trong tháng thực hiện theo mẫu 01a. (Hồ sơ giống đăng trình sử dụng lần đầu).
Đối với lao động giảm: các cơ sở kinh doanh dịch vụ báo cáo các số liệu lao động nghỉ trong tháng (theo biểu mẫu số 02). (01 bản gởi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và 01 bản lưu tại đơn vị)

****************

BẢO HIỂM XÃ HỘI


Doanh nghiệp sau khi thực hiện khai trình sử dụng lao động, phải thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định tại điều 141 Bộ Luật lao động sửa đổi bổ sung năm 2002. Cụ thể liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội quận:
Địa chỉ: 179 Nguyễn Cửu Đàm phường Tân Sơn Nhì để được hướng dẫn chi tiết.
Điện thoại: 4.445.240.


****************

ĐĂNG KÝ HỆ THỐNG THANG LƯƠNG – BẢNG LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP



1/ Đối tượng áp dụng:

Tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
- Đối với doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên: đăng ký tại phòng Lao động – Tiền lương – Tiền công – Sở Lao động – Thương binh & Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, số 159 Pasteur Quận 3 TP. HCM.
- Đối với doanh nghiệp có dưới 100 lao động: đăng ký tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tân Phú – 70A Thoại Ngọc Hầu phường Hoà Thạnh quận Tân Phú.

2/ Hồ sơ đăng ký mới:

- 01 công văn đề nghị của doanh nghiệp.
- Hệ thống thang lương – Bảng lương của doanh nghiệp ( 4 bộ – theo mẫu).
- Hệ thống phụ cấp lương của doanh nghiệp ( 4 bộ – theo mẫu).

3/ Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung:

- 01 công văn đề nghị sửa đổi bổ sung thang bảng lương của doanh nghiệp.
- Hệ thống thang lương – Bảng lương của doanh nghiệp (sửa đổi - 4 bộ – theo mẫu).
- Hệ thống phụ cấp lương của doanh nghiệp (sửa đổi - 4 bộ – theo mẫu).

* Sau khi xét duyệt, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trả lại đơn vị 01 bản hệ thống thang lương, bảng lương và 01 bản phụ cấp lương.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
khai trình sử dụng lao động




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.