Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 12


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
15-10-2012, 07:46 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Phân tích đầy đủ bài đất nước Nguyễn Khoa Điềm




Từ đầu đến ... làm nên đất nước muôn đời"

Hoàn cảnh ra đời: (Trường ca MĐKV)

- Được hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

- Trường ca MĐKV gồm 9 chương, trong đó nhà thơ dành riêng một chương V để nói về "Đất nước". Đoạn trích "Đất nước" trong SGK là trích trong phần đầu chương V, là đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

+ Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ, thường lấy yếu tố lịch sử của các triều đại để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc và hay dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm thì khác, ông lại lại bắt đầu từ những yếu tố văn hóa gần gũi, giản dị. thân thiết để dựng nên hình ảnh đất nước Việt Nam.

Chín câu thơ đầu mở ra một không gian thời gian không hạn định nhưng đậm đà văn hóa dân tộc.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xua... Mẹ thường hay kể.

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất nước có từ ngày đó...

Bằng giọng thơ ngọt ngào, thủ thỉ như lời bà lời mẹ tâm tình, cùng với sự am hiểu vốn văn hóa dân gian sâu sắc cùng với việc sử dụng chất liệu dân gian như mượn thành ngữ, ca dao, tục ngữ dân gian để lí giải nguồn gốc đất nước bằng chính những gì bình dị và gần gũi nhất. Đây là một kiểu lí giải đặc biệt làm nên cái hay của chương thơ Đất Nước. NKĐ nhẹ nhàng ghi vào lòng ta đưa ta trở về với một miền ấu thơ để được nghe bà nghe mẹ kể những câu chuyện cổ tích, thần thoại mà câu chuyện nào cũng đẹp, cũng giàu chất thơ. Không chỉ thế nhà thơ còn đưa ta về với những phong tục văn hóa đẹp tươi như tục nhuộm răng đen, tục ăn trầu của người Việt cổ mà bây giờ ta lại bắt gặp qua miếng trầu dung dị bà ăn hằng ngày, đó là tục bới tóc sau đầu tạo nên nét duyên Việt thuần hậu, chất phác giàu nữ tính của người phụ nữ, tục làm nhà kèo cột để chống đỡ thiên tai. Và đâu chỉ có phong tục, đất nước còn đẹp hơn bởi truyền thống, đó là truyền thống đánh giặc cứu nước qua hình ảnh Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc của chàng trai Phù Đổng tục gọi là Gióng. Truyền thống ấy qua bao nhiêu thế hệ vẫn cháy rực cho tới tận bây giờ. Đất nước còn đẹp bởi truyền thống ân nghĩa thủy chung - cội nguồn, gốc rễ của đạo lí dân tộc qua tình yêu của mẹ của cha "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" . Đó còn là truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó qua câu thơ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng . Để làm nên hạt gạo trắng, dẻo, thơm mà ta ăn hằng ngày, ai biết được người nông dân đã phải trải qua bao khó khăn vất vả "một nắng hai sương", trải qua nhiều công đoạn " xay giã dần sàng" mới cho ra thành quả. Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻo thơm ta phải nhớ tới công ơn của người đã làm ra nó " Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".

Chốt lại đoạn thơ mở đầu NKĐ nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng ta: Đất nước có từ ngày đó...Ngày đó là ngày nào? Xin thưa ngày đó là ngày đất nước ta có phong tục, truyền thống, có văn hóa. Mà có văn hóa nghĩa là ta có Đất Nước.

Đất Nước không chỉ có chiều sâu văn hóa, Đất Nước còn được NKĐ cảm nhận bởi chiều rộng của không gian địa lý và thời gian lịch sử.

Nhà thơ NKĐ đã rất sáng tạo khi tách Đất Nước thành hai thành tố " Đất" và "Nước" để có dịp định nghĩa một cách hoàn chỉnh nhất về đất nước. Trong không gian địa lý bao la, tất cả đều trở nên gần gũi thiêng liêng. Gần gũi và thân thương như con đường rợp bóng hàng cây mà hằng ngày anh đi học, gần gũi như dòng nước trong xanh, mát lành nơi em tắm, gần gũi như cây đa, giếng nước, mái đình nơi ta hò hẹn:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm...

Đất _ Nước, một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, có khi tách đôi có khi hòa hợp. Nhất là khi hai đứa hẹn hò, ĐN cũng trở nên thân thương gần gũi, đất nước nồng thắm trong cả anh và em, đất nước cũng là chứng nhân cho tình yêu của hai đứa. Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm... làm ta nhớ đến câu ca dao "Khăn thương nhớ ai khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ ai khăn vắt lên vai/ Khăn thương nhớ ai/ Khăn chùi nước mắt". Vâng, khi hai đứa yêu nhau thì tất cả mọi thứ đều đẹp, chiếc khăn quàng bỗng trở nên có duyên thầm của người con gái, cả đất nước như cùng sống trong tình yêu ngọt ngào, sống trong "nỗi nhớ thầm" của anh và em.

Đất nước là rừng vàng biển bạc, bao la từ Bắc chí Nam, là "nơi dân mình đoàn tụ", ĐN ngọt ngào như câu hò điệu hát:

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"

Về lịch sử, Đất Nước được cảm nhận bằng chiều sâu của "Thời gian đằng đẵng". NKĐ đưa ta trở về với khởi thủy cội nguồn dân tộc, dòng giống con người VN bằng truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ / Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng" lập ra triều đại đầu tiên của dân tộc đó là Vua Hùng (tục truyền tới 18 đời). Bởi vậy nhà thơ luôn nhắc nhở mọi người phải nhớ về cội nguồn dân tộc, phải biết gánh vác sứ mệnh đất nước " Gánh vác phần người đi trước để lại", duy trì giống nòi dân tộc " Yêu nhau và sinh con đẻ cái" và nhất là phải nhớ đến ngày giỗ Tổ vào ngày 10.3 âm lịch hằng năm " Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ". Đó chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, một đạo lí bất di bất dịch của dân tộc.

ĐN hiện diện và kết tinh trong mỗi con người, trong anh và em:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất nước trong ta hài hòa nồng thắm

Khi hai đứa cầm tay mọi người

Đất nước trong ta vẹn tròn to lớn

Đất nước là của anh và em và cũng là của tất cả mọi người. Anh và em là hai tế bào trong hàng triệu triệu tế bào góp mình dựng xây đất nước. Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh, hóa thân trong cuộc sống của mỗi con người. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá nhân mà còn là của Đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc, của nhân dân, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.

Cầm tay là một biểu tượng của tình yêu, của tình đoàn kết dân tộc. Khi hai đứa cầm tay, tình yêu trong anh và em làm cho đất nước bỗng hài hòa nồng thắm. Nhưng khi hai đứa hòa mình vào mọi người, hòa cái riêng vào cái chung của cộng đồng thì đất nước vẹn tròn to lớn. Tinh thần đoàn kết của khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng được nhân đôi nối thành một vòng Việt Nam rộng lớn và vĩnh cửu không gì có thể phá vỡ nổi.

Bốn câu thơ cuối đoạn như một lời nhắn nhủ thân tình:

Em ơi em đất nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên đất nước muôn đời

Từ sự cảm nhận nói trên về Đất nước, tác giả bày tỏ thái độ đầy trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc gìn giữ, xây dựng cho đất nước bền vũng muôn đời: "Đất nước là máu xương mình", là sinh mệnh của mình. Vận mệnh của đất nước chính là vận mệnh của chính bản thân mình. Số phận của cá nhân nằm trong vận mệnh của ĐN, bởi vậy nhà thơ đã hai lần nhấn mạnh điệp ngữ "Phải biết": gắn bó và san sẻ nghĩa là đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau, bảo vệ đất nước dân tộc. "Hóa thân" chính là sự cống hiến, sự hiến dâng tuyệt đối tinh thần và công sức, tuổi trẻ của mình vì sự phát triển đi lên của dân tộc. Đối với người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải biết siêng năng, chăm chỉ học tập để đắp xây một tương lai sáng lạng góp phần công sức của mình vào sự nghiệp chung của đất nước, có như vậy thì ĐN mới vĩnh cửu đến muôn đời.

Tham khảo thêm bài này :

I.Mở bài

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mỹ. Cũng như một số nhà thơ hàng đầu của thời kỳ này, Nguyễn Khoa Điềm tâm huyết với chủ đề lớn của thơ ca đương thời là “Đất nước”. Đoạn trích “Đất nước” chiếm gần trọn vẹn chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng . Đây là chương hay nhất tập trung những suy nghĩ cảm nhận mới mẻ về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi của tác phẩm: Đất nước là của nhân dân.

II . Thân bài

Giới thiệu chung hoàn cảnh , đề tài .

Trường ca “Mặt đường khát vọng”, là thành công không chỉ riêng Nguyễn Khoa Điềm mà của cả nền thơ ca kháng chiến chống Mĩ trong việc chiếm lĩnh đề tài Tổ quốc.

Ra đời 1971 trên chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Trường ca Mặt đường khát vọng thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị miền Nam, giúp thanh niên vùng địch tạm chiếm nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.

Đất nước là chủ đề được quan tâm hàng đầu của nền Văn học Việt Nam - nền văn học của một dân tộc 4000 năm dựng nước , giữ nước. Từ trong lịch sử xa xưa... những nhà tư tưởng lớn, những nhà văn lớn của dân tộc ta đã từng nhận thức sâu sắc vai trò của nhân dân trong lịch sử”: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” (Nguyễn Trãi).

Các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ đã phát biểu một cách thấm thía cảm nhận mới mẻ về đất nước. Song tư tưởng Đất nước là của nhân dân có lẽ được kết tinh hơn cả trong trích đoạn “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm trong Trường ca Mặt đường khát vọng”.

Nguyễn Khoa Điềm đã kết hợp giữa chính luận và trữ tình để trình bày những cảm nhận và suy tưởng về Đất Nước dưới hình thức lời trò chuyện tâm tình giữa đôi lứa yêu nhau. Đất Nước được cảm nhận toàn vẹn từ nhiều bình diện: Trong chiều dài của thời gian lịch sử, trong bề rộng của không gian địa lý, trong tầm cao của đời sống văn hóa, phong tục, tâm hồn tính cách cha ông... Ba phương diện đó gắn bó với nhau làm nổi bật tư tưởng cơ bản: Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân.

Cảm nhận mới mẻ về Đất Nước

Đất nước là sự thống nhất giữa riêng và chung, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thế hệ này với thế hệ khác.

Hai chữ Đất nước trong toàn chương và trong đoạn trích được viết như một mĩ từ thể hiện tình cảm thiêng liêng sâu sắc của nhà thơ với đất. Sự vỡ tách và nhập ghép 2 âm tiết: đất nước tạo nên một phát hiện đượm phong vị triết học:

“Đất là nơi anh đến trường... nồng thắm”

Anh là đất - phù hợp với khí chất vững vàng kiên định, em là nước thật dịu dàng nữ tính. Khi nói về anh, về em thì Đất - nước tách riêng, khi anh em hò hẹn đại từ nhân xưng chuyển hóa thành “Ta” thì đất nước gắn liền bên nhau hài hòa nồng thắm. Khi tách riêng ra thì “Đất là hòn núi bạc”, Nước là “Biển khơi”, khi hợp nhất lại “Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”. Khi tách riêng ra “Đất là nơi chim về”, “Nước là nơi rồng ở” khi hợp nhất lại “Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện đầy xúc động cảm nhận mới mẻ về đất nước: Đất nước không chỉ bên ta, quanh ta mà cả trong ta. Điệp ngữ Đất Nước vang lên như một khúc nhạc thiêng tấu lên suốt chiều dài đoạn thơ. Đất Nước là 2 tế bào khởi đầu cho mọi sự sinh thành.

Đất – Nước kết hợp để tạo nên dáng hình xứ sở, đất nước lớn lên trong tình yêu đôi lứa, trong thời gian đằng đẵng. Trong không gian mênh mông, trong nỗ lực của mỗi con người hết lòng yêu thương Tổ quốc mình. Đất nước chân thực , gần gũi như “búi tóc của mẹ, miếng trầu của bà” mà vô cùng huyền ảo với “chim về, rồng ở, Lạc Long Quân và Âu Cơ...

Những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm có khả năng đánh thức tình cảm cội nguồn trong đáy tâm linh Việt:

“Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ”

Bằng những câu thơ cấu tạo như định nghĩa Nguyễn Khoa Điềm đã tổng kết lịch sử trong quá trình sinh thành đất nước, tạo nên địa bàn cư trú của người Việt suốt mấy nghìn năm qua. Nhà thơ đã chỉ rõ chủ nhân chân chính của đất nước là nhân dân. Đằng sau mỗi tên đất tên sông là mỗi cuộc đời và kì tích cha ông. Chính nhân dân đã xây dựng mở mang và giữ gìn đất nước. Họ là những con người bình dị, vô danh:

“Họ đã sống và đã chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất nước”.

Đây là cảm quan lịch sử mới về vai trò của nhân dân dưới ánh sáng của hệ tưt tưởng mới: Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Lần theo những địa danh suốt 3 miền Bắc, Trung, Nam, Nguyễn Khoa Điềm dã dựng nên diện mạo non sông dáng hình xứ sở qua cuộc đời con người: nhất là những con người bình thường, vô danh... Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một thành công trong dàn hợp xướng về đất nước của thơ ca thời chống Mĩ, làm sâu sắc thêm nhận thức về nhân dân và Đất nước của Văn hóa thời kỳ này.

Chất liệu văn hóa dân gian góp phần thể hiện tư tưởng: đất nước của nhân dân.

Đoạn trích thành công ở việc tạo ra một không khí, giọng điệu không gian nghệ thuật giàu sức bay bổng của ca dao truyền thống, của văn hóa dân gian, nhưng lại mới mẻ qua cảm nhận và tư¬duy hiện đại.

Đoạn thơ mở đầu bằng những câu thơ bình dị vừa thân thiết gần gũi vừa huyền diệu thiêng liêng: “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi”. Nó tạo mối liên hệ máu thịt giữa mỗi con người với đất nước. Tình cảm mỗi con người đối với đất nước lớn lên theo năm tháng, sự trưởng thành của mỗi người làm đất nước thêm lớn mạnh. Từ không gian huyền thoại, thời gian cổ tích: “từ ngày xửa ngày xa” chuyển hóa nhanh chóng sang không gian đời thường, thời gian hiện tại “Miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ bây giờ”. Sự co giãn trong từng câu thơ (ngắn, dài xen kẽ), cách mở rộng nghĩa trong trường liên tưởng, lối đối xứng xưa nay để tương sinh, cái huyền ảo và đời thường đặt cạnh nhau khiến Đất nước được cảm nhận như sự thống nhất của các phương diện văn hóa, truyền thống phong tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng, trong đời sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng.

Thành công của đoạn thơ ở chỗ Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng chất liệu văn hóa dân gian để làm nên các hình ảnh thơ của mình. Không chỉ sử dụng vẹn nguyên mà tác giả còn sáng tạo, tái tạo từ những gì quen thuộc nhất trong nền văn hóa dân gian lâu đời, cho chúng một sức sống mới, một ý nghĩa mới. Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, truyền thuyết quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ đã lấp lánh ánh sáng tài năng, tâm hồn tình cảm Nguyễn Khoa Điềm:

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nối nhớ thầm”

Đất nước có trong tình yêu thương của mẹ cha trong khoảnh khắc bồi hồi thầm thương trộm nhớ của mỗi người. Sự đậm đặc của yếu tố dân gian và cách nhìn cách thể hiện mới mẻ đã tạo ra một bầu khí quyển độc đáo huyền ảo bao trùm suốt đoạn thơ với những câu thơ có khả năng ngân vang trong cõi tiềm thức và cả vô thức của người Việt.

Ngày xưa khi định nghĩa về đất nước, Lý Thường Kiệt phải thiêng hóa qua “đế cư” “thiên thư” Nguyễn Đình Chiểu phải mượn hình ảnh kì vĩ “Nhật nguyệt chói lòa”, “xa thư đồ sộ” để trang trọng hóa đất nước. Còn ở đây, trong trích đoạn “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, ngôn từ đậm chất liệu văn hóa dân gian đã nỗ lực bình dị đất nước, Nguyễn Khoa Điềm có công đưa đất nước từ trời cao thượng đế, ngai vàng đế vương xuống miếng trầu của bà, búi tóc của mẹ, hạt gạo một nắng hai sương nuôi dưỡng cộng đồng Việt, cái cột cái kèo trong mái ấm thân thương của mỗi gia đình... Đất nước thân thương giản dị xiết bao. Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian không còn là thủ pháp nghệ thuật mà là một khám phá mới mẻ sâu xa của tình yêu về hình tư¬ợng Đất nước. Văn hóa dân gian là của nhân dân... Chất liệu văn hóa dân gian trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ đã tập trung thể hiện chủ đề của toàn tác phẩm: Đất nư¬ớc này là đất nước của nhân dân.

Tư tưởng đó đã khẳng định những thắng cảnh thiên nhiên kì thú: Núi vọng phu, hòn trống mái... có mối liên hệ máu thịt với đời sống dân tộc. Tác giả đã khái quát sâu sắc đầy sức thuyết phục:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống của ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Khi nghĩ về lịch sử 4000 của đất nước, tác giả không điểm lại các vương triều phong kiến, các anh hùng nổi tiếng mà nhấn mạnh công đức những con người bình dị vô danh: “Trong 4000 lớp người... ra đất nước” chính những người vô danh bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho đời sau bó đuốc truyền thống trong cuộc chạy tiếp sức giữa các thế hệ các giá trị văn hóa, văn minh tinh thần vật chất của Đất nước, dân tộc: Hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, ngôn ngữ, Nguyễn Khoa Điềm trở về với cội nguồn văn hóa dân gian để định nghĩa một cách bất ngờ .

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại

Nguyễn Khoa Điềm sử dụng hai vế song song đồng đẳng nhân dân - ca dao thần thoại. Bằng cách đó đã định nghĩa đất nước là kết tinh cao quý nhất đời sống trí tuệ, tình cảm của nhân dân. Bởi vẻ đẹp tinh thần của nhân dân kết tinh hơn đâu hết là ở ca dao dân ca, cổ tích. Câu thơ với 2 vế song song đồng đẳng đã khiến định nghĩa Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa giản dị vừa huyền ảo.

Tác giả chọn trong kho tàng dân gian 3 câu nói về 3 phương diện quan trọng nhất của Đất nước được tác giả cảm nhận và phát hiện trong cái nhìn tổng hợp toàn vẹn mang đậm tư tưởng truyền thống dân tộc: Rất say đắm trong tình yêu (yêu em). Rất quí trọng tình nghĩa (Quý công cầm vàng...) nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (biết trống tre... lâu.)

Trách nhiệm bổn phận của mỗi cá nhân đối với đất nước khi Đất nước không ở đâu xa mà kết tinh hóa thân trong cuộc sống mỗi con người:

“Em ơi em Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời...”

Đoạn thơ như một lời nhắn nhủ thiết tha. Mở đầu bằng tiếng gọi tha thiết: Em ơi em ... khiến tính chính luận không mang màu sắc giáo huấn mà như một lời tự nhủ tự dặn chân thành: sự sống của mỗi cá nhân không phải là chỉ riêng của cá nhân mà còn là của đất nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di sản văn hóa tinh thần vật chất của dân tộc, mỗi cá nhân phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển nó, truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.

Trách nhiệm của mỗi cá nhân không chỉ là bổn phận bảo vệ biên cương địa giới, tiếp nối truyền thống lịch sử, mà còn ở việc bảo lưu văn hóa phong tục, giữ gìn nét đẹp tâm hồn tính cách dân tộc. Trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước trong hiện tại là sự trân trọng đối với quá khứ là xây dựng nền tảng cho tương lai, tạo sức sống trường cửu của dân tộc. Đất nước không chỉ là một khách thể ở ngoài mỗi chúng ta mà tồn tại ngay trong cơ thể, sự sống của mỗi con người. Sự sống của mỗi cá nhân chỉ có ý nghĩa trong sự trường tồn của đất nước.

III.Kết luận

Đất nước là đề tài, cảm hứng chủ đạo của thơ ca kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Khoa Điềm nhận thức sâu sắc vai trò và sự đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh dài lâu và cực kì ác liệt này. Tư tưởng đất nước của nhân dân từ trong văn học truyền thống đã được Nguyễn Khoa Điềm phát triển đến đỉnh cao, mang tính dân chủ sâu sắc. Chất liệu văn hóa dân gian được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn, biến ảo đầy sáng tạo chính là nét đặc sắc thẩm mĩ thống nhất với tư tưởng “đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” của bài thơ.

(Sưu tầm) .

Tham khảo thêm bài phân tích này nữa:

http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=113723

http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=107693
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.