Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 12


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #3  
14-02-2013, 10:08 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default




Trích:
Nguyên văn bởi hocsinh9x
mong ad và m.n làm giúp em 2 đề văn:
Đề 1 : viết bài văn ngắn quan niệm về danh dự
Đề 2 : phân tích dòng sông truyền thống trog chuyện Những đứa con trong gia đình (đề 1 sgk trang 68 tập 2 lớp 12)
Tam thời tham khảo đề 2:
Những đứa con trong gia đình" của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng.

Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của anh tân binh Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cái của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Xoay quanh nhân vật trung tâm là hai chị em Chiến và Việt còn là hệ thống hình tượng nhân vật gắn bó với nhau trong tình ruột thịt, có những nét bản chất thống nhất như chảy ra trong cùng huyết thống, nhưng mỗi người một vẻ không ai giống ai. Chính những nét tiêu biểu đó đã góp phần tái hiện thành công phẩm chất đáng quí của những con người quê hương Nam bộ giàu lòng yêu nước, căm thù giặc, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một thời đại hào hùng và giá trị nhân bản của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Những nhân vật trong gia đình được giới thiệu gắn với hình ảnh thân thương của quê hương và những kỷ niệm cụ thể thời thơ ấu dữ dội của anh tân binh Việt. Chiến đấu giữa bầy giặc Mỹ, bị thương, lạc đồng đội, người chiến sĩ ấy giữa cơn mê tỉnh chập chờn đã nhớ về những hình ảnh thân thương nhất từ thời ấu thơ. Dường như đó chính là nguồn sức mạnh giúp anh vượt qua cái chết tìm về sự sống, tìm về đồng đội. Những con người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm. Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng.

Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình. Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người ấy còn giàu tình nghĩa, trung thành với cách mạng bởi cách mạng đã đem lại cho họ sự đổi đời thật sự. Dường như anh chiến sĩ Việt đã thừa hưởng được từ thế hệ đi trước, chú Năm và má, hành động dũng cảm gan góc và lòng say mê khao khát được đánh giặc. Trong các nhân vật được tái hiện, chú Năm và má được khắc hoạ với những nét riêng độc đáo.

Chú Năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phác, giàu cảm xúc mơ mộng nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và với tư cách chứng nhân của tội ác của thằng Tây, thằng Mỹ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước.Chất Nam bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay kể sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện thể nào cũng hò lên mấy câu. Néy đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện thỏn mỏn của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đoócòn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm, nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.

Má của Chiến và Việt là hội tụ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Nam bộ anh hùng trong kháng chiến. Những ấn tượng tác giả để lại đậm nét trong người đọc về nhân vật này là về tính gan góc từ khi còn là con gái. Người đàn bà hết lòng thương yêu chồng con ấy đã phải trải qua thời khắc dữ dội khi kẻ thù chặt đầu chồng, nhưng má đã vượt lên đau thương để nuôi dạy đàn con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh người mẹ ấy đối mặt với họng súng quân thù như gà mẹ xoè cánh che chở đàn con, khiến kẻ thù phải run sợ trước đôi mắt của người vượt sông vuợt biển. Nuôi con và cả con của đồng chí, má là hiện thân của vẻ đẹp gan góc được tôi luyện trong đấu tranh, với đức hy sinh vô bờ bến lặng thầm, tảo tần lam lũ, đau thương chôn kín trong giọt nước mắt lặng lẽ kín đáo. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy là tình yêu lớn lao, ý chí bất khuất kiên cường và cả tinh thần dám hy sinh, đổi mạng sống vì cách mạng.

Hai chị em Chiến và Việt đã được thừa hưởng tất cả những vẻ đẹp của thế hệ đi trước, tính cách được tạo nên từ truyền thống gia đình, từ hoàn cảnh đặc trưng: thương cha má, cùng chung lo toan công việc cách mạng, giàu tình nghĩa với quê hương. Không phải ngẫu nhiên hai chị em đã cùng xung phong tòng quân một ngày, để trả mối thù cha bị chặt đầu, má bị trái cà nông quân thù sát hại. Trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến

TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
14-02-2013, 10:12 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Default


Trả Lời Với Trích Dẫn

Trích:
Nguyên văn bởi hocsinh9x
mong ad và m.n làm giúp em 2 đề văn:
Đề 1 : viết bài văn ngắn quan niệm về danh dự
Đề 2 : phân tích dòng sông truyền thống trog chuyện Những đứa con trong gia đình (đề 1 sgk trang 68 tập 2 lớp 12)

Tham khảo nhé:
Danh dự với văn học (Đề 1 : viết bài văn ngắn quan niệm về danh dự)

Danh dự là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản trực tiếp nhất là: Tên gọi của một người trong giá trị. Trong tiếng Pháp người ta vẫn nói “au nom de” – nghĩa là Nhân danh ai đó.

Khi nhân danh ai đó, chắc hẳn là phải cái danh trong sáng, vinh quang, hay cái tên gọi chân thật của người ta. Một thằng kẻ cướp nhảy ra chặn đường người khác, hô lên “Võ Tòng” đây, thì dù nó có giả trá cỡ nào, cái tên “Võ Tòng” phải có thực, thì nó mới mong dùng tên đó để nhát mọi người. Một kẻ lừa đảo nói to “nhân danh công lý”, cũng vậy, dù sao kẻ đó cũng muốn mọi người được ám ảnh về một công lý thực.

Danh dự là thứ chói sáng nhất, ý nghĩa nhất, sống còn nhất của con người, nhưng cũng chính vì thế mà khi bị ô danh, nó là lý do mãnh liệt nhất khiến con người thấy mình không còn lý do để sống. Một văn hào có viết “Tôi chưa thấy ai treo cổ vì đói rách, trái lại càng khổ sở thì người ta càng khát sống, nhưng thấy rất nhiều chiếc cổ treo trên thòng lọng vì không tìm ra ý nghĩa cho đời sống của mình”.

Nhiều học giả Trung Quốc đã chính thức bàn về cái Danh. Họ cho rằng: cái bất hạnh nhất của con người là “vô lại”. Vô lại giống như một tiếng vọng bay vào hư vô mà không có tiếng vọng lại. Mấy cánh bèo trên mặt nước nhẹ thõm vật vờ trôi dạt mà không để lại vết tích gì cũng là vô lại. Đám người sống không có danh vọng, không có lòng tốt, không giúp ích đời được cái gì, vô dụng, cũng là cách: đám vô danh không cần gặp lại. Một tình yêu chia tay, kẻ chia tay bỉ ổi đến mức bị bạn tình rủa xả không hề muốn gặp lại, thì cũng là vô lại. Lúc đó vô lại đúng là nỗi bất hạnh nhất của thế gian.

Người Việt có câu “trâu chết để da, người chết để tiếng”, muốn nói rằng đã sinh ra ở đời thì từ con trâu đến con người đều có vật hay danh để lại. Vậy mà một người vô danh – vô lại thì chẳng bất hạnh nhục nhằn lắm sao. Vì thế con người nếu không lập công, lập danh, lập đức, quả là vô tích sự!?

Người Trung Quốc cũng như Việt Nam háo danh lắm. Trong tác phẩm nổi tiếng Thủy Hử kia, danh là cái cứu vớt người ta trong mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn khi Tống Giang bị trói vào cột buồm, bị những tên cướp hạ thủ đến nơi liền lẩm bẩm than: “than ôi, Tống Giang lại chết uổng phí thế này sao?” Đầu đảng cướp liền bảo “Khoan, chúng tôi có mắt mà không trông thấy núi thái sơn!” Thế là Tống Giang thoát nạn. Còn vô số người nổi tiếng khác, cái danh luôn đi trước dọn bàn ăn và chỗ ngủ cho họ.

Danh dự đã làm nên những tác phẩm thượng đỉnh của người châu Âu. Người Hy Lạp quan niệm: đức tính đầu tiên là tính hiếu khách. Hiếu khách tức là nhắm đến người khác, điều đó là danh dự đầu tiên của chủ nhà. Đó vừa là lòng tốt vừa là danh giá. Ở Hy Lạp kẻ nào làm mất lòng khách thì là nỗi sỉ nhục đầu tiên. Khi Paris cuỗm nàng Helen đi, người Hy Lạp cảm thấy mình bị xúc phạm đã cất quân đi đánh Tơ-roa. Và Victor dù run sợ trước sức mạnh của A-sin, chàng vẫn ra lệnh mở cổng thành để ra nghênh chiến vì danh dự. Tác phẩm đồ sộ nhất của mọi thời đại Đông-ki-sốt, cho dù chàng hiệp sĩ ảo tưởng chỉ đấu với cối xay gió, nhưng chàng cũng đã đấu hết lòng cho và vì danh dự.

Sau thời khai sáng, văn học châu Âu bỗng nhảy vọt với bài toán của danh dự. Trước đó, khi bị xúc phạm những người đàn ông có thể đấu kiếm, nhưng đó là những cuộc đấu không bình đẳng mà lợi thế luôn nghiêng về nhưng kẻ cơ bắp hơn. Khi khẩu súng lục ra đời thì tương quan khác hẳn, người yếu có thể đấu với người mạnh khỏe. Và một ý nghĩa mới đã nứt ra khi người ta lần đầu tiên được thấy: danh dự đồng nghĩa với bình đẳng. Tại sao, dù anh có là viên tướng hay thị ủy thành phố, ra đường, nếu anh xúc phạm tôi, tôi sẽ ném găng đòi đấu với anh, nếu anh không đấu thì sẽ mất danh dự, còn nếu đấu tôi có thể hạ thủ anh dù chỉ là cấp dưới của anh. Danh dự và bình đẳng còn có cơ hội leo cao rất nhiều, khi người phụ nữ có thể cầm lấy khẩu súng đấu tay đôi với đàn ông. Và lúc đó nàng đã lật ngược cả sân khấu bất bình đẳng của lịch sử. Ở Việt Nam là một nơi rất phong kiến mà nàng còn dám ngâm nga :

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời

Ái ân lạt lẽo của chồng tôi

Và từng thu chết từng thu chết

Vẫn giấu trong tim bóng một người

Nhưng quan niệm về danh dự giữa châu Á và châu Âu rất khác nhau. Ở Châu Âu nói chung người ta có thể sống danh dự và trí tuệ thuần khiết, nhưng ở châu Á, muốn lưu về ở ẩn thì trước hết phải vòng lên kinh đô tráng tí men quyền hành cho bõ phẩm trật vua quan. Mấy ông ở ẩn, thấy vua quan đi qua, liền lẻn ra nói vài câu khoe mẽ chữ nghĩa rồi lại lủi mất. Nói chung, người châu Á thích kiểu khôn của Hàn Tín, chịu nhục chui háng hàng thịt để tồn tại, sau rồi mười năm báo thù không muộn. Đó là cách đem danh dự đổi lấy sự sống còn. Bọn Tống Giang kia, hào hùng vênh vang “thay trời hành đạo” một thủa là vậy, cuối cùng cũng muốn điều đình để đầu hàng triều đình. Làm quan trong triều, nhưng than ôi cái tục tằn thô lỗ của kẻ cướp vẫn còn, sau bị tiêu diệt cả lũ thật đáng thương cho thứ giả anh hùng!

Nhà tư tưởng Thoreau của Mỹ nói: Nhà nước là của dân chúng, nhà nước chỉ thích hợp với những giá trị bình thường của số đông, chứ không bao giờ thích hợp với những gì cao cả, siêu việt. Người Việt có câu “có cứng mới đứng đầu gió”. Đó là cách chết ngay còn hơn sống quì. Ở Việt Nam nhà thơ Lê Đạt (?) đã từng coi đa số nhà văn của ta là “hèn đại nhân”. Tại Trung Quốc một nhà phê bình có hạng của họ nói: một nhà văn trung bình của châu Âu đã có thể chết vì bảo vệ ý tưởng của mình, nhưng tất cả nhà văn Trung Quốc thì không có ai làm được vậy.

Văn học học Âu Mỹ thường xuyên có những câu thế này:

-Một người phụ nữ nói với hàng xóm “tôi đi tìm công lý!”

- Một bà già nói với một đứa bé trai ở chỗ hẹn: “Là đàn ông thì đừng bao giờ lỡ hẹn”.

- Một bà ăn mày trong công viên nói với cậu bé: “Đừng hứa nếu không chắc có làm được không!”

Những câu này ở văn học Việt Nam rất thiếu. Văn học Việt nam thậm chí bới cũng không thấy cuộc đấu nào về danh dự, mà nói chung người ta vẫn chỉ đấu để tranh ăn. Như vậy có phải: cây không có nhựa danh dự để sinh trái danh dự. Các nhà văn của ta liệu có giống hội Tống Giang kia về đầu quân cho triều đình để đòi lĩnh chức lĩnh quyền. Có người đã viết về nhà thơ Tố Hữu rằng “nhà càng lộng gió thơ càng nhạt”. Tôi rất nể nhà thơ Lam Luyến khi chị làm mấy câu thơ đại ý “chức càng cao thì thơ càng thấp”.

Nhà nước sinh ra là cần thiết, vì sinh ra để quản lý. Nhưng quyền lực của nhà nước không phải là quyền lực của chữ nghĩa hay sự vinh quang thuộc về chữ nghĩa. Nếu nhà tư tưởng Thoreau nói “nhà nước không thích hợp với những gì cao thượng, chỉ thích hợp với quần chúng và thuế má”, thì người Việt bảo “miệng quan chôn trẻ”. Nhà tư tưởng Italia, Machiavelli có nói: Làm quan thì phải biết hứa hão liên tục, nếu thất hứa, thì phải tiếp tục hứa để nuôi ảo tưởng và hy vọng, và không cần phải dằn vặt khi thất hứa.

Nhà văn Nguyễn Bá Dương, Trung Quốc có viết: Người Âu Mỹ đi đâu họ cũng có sẵn một câu xin lỗi trên môi, ngược lại người Trung Quốc xin lỗi rất khó khăn. Ngôn ngữ nào cũng lấy câu chào làm đầu, nhưng câu chào ở Việt Nam khó lắm, đến mức người Việt phải nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ Việt xuất hiện ở đâu là nghiễm nhiên chẳng cần chào, thất hứa hay sai hẹn chẳng cần xin lỗi, cư xử theo cách quan trên hay ông kễnh văn nghệ theo kiểu ta có được quyền thất hứa và không cần xin lỗi… Trời ơi cái danh dự của thân chủ sáng thế tác phẩm mà chẳng bo giờ luyện tập thì làm sao có? bao giờ người văn học Việt Nam mới có màn đòi thách đấu vì danh dự? Danh dự đã thấp, thì đời sống và văn học đều lè tè cả thôi.
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.