Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 10


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
03-02-2015, 07:37 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao: Con cò mà đì ăn đêm, Đậu phái cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vói tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đ




Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
Con cò mà đì ăn đêm,
Đậu phái cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vói tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con
Bài làm:

Từ bao đời nạy, con cò gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao. Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.

Sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện một cách kín đáo qua bài ca dao mang tính ẩn dụ sau đây:

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.

Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ, bởi vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn:

Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con. Trời mưa. Quả dưa vẹo vọ. Con ốc nằm co. Con tôm đánh đáo. Con cò kiếm ăn.


Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò là gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc họ cày cuốc, cấy hái… cò cũng ở bên, lầm lũi bắt con tôm, con tép. Cò đứng trên bờ ruộng, thong thả rỉa lông rỉa cánh. Chiều chiều, từng đàn cò chấp chới bay về đậu trắng lũy tre ven làng.

Bài ca dao thấm đẫm cảm xúc buồn thương khi kể về cảnh ngộ éo le của một con cò mẹ trong lúc đi kiếm mồi để nuôi con. Nó gợi cho ta liên tưởng tới sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ lao động xưa kia:

Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.

Tình cảnh của con cò là tình cảnh của người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, không may gặp rủi ro và lâm nạn. Từ hình ảnh cò mọ lặn lội tìm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng nhân dân ta đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cơm áo cho cả gia đình.

Thông thường, cò chỉ kiếm ăn vào ban ngày chứ không phải ban đêm như loài vạc. Kiếm ăn ban đêm là điểu trái với tập tính của loài cò. Vậy tại sao cò mẹ lại phải làm như vậỵ?

Cò đi kiếm ăn vào ban đêm tà điều dặc biệt. Các tác phẩm dân gian thường kể và khai thác những điều đặc biệt. Tình cảnh của cò mẹ trong hai câu đầu chỉ là cái nền để thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc những điều người xưa muốn nói qua ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật trong bốn câu sau. Chỉ tiết này đã đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thành một bi kịch thương tâm gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc.

Kiếm ăn ban ngày không đủ, cò mọ phải kiếm ăn cả ban đêm. Vì trời tối, cò đậu phải cành mềm cho nên mới bị lộn cổ xuống ao. Có lẽ cò mẹ không chỉ buồn vì tai nạn và cái chết gần kề mà còn buổn vì sự hiểu lầm tai hại tất sẽ xảy ra. Nội dung lời ca giúp chúng ta hiểu và thông cảm với tâm trạng của cò mẹ:

Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tồi cổ lòng nào, ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

Tiếng kêu cứu van xin gấp gáp của cò mẹ cho thấy nó mong được cứu sống biết bao vì đàn con nhỏ đang trông đợi ở nhà. Lời khẩn cầu của cò mẹ hoàn toàn không phải vì muốn bảo toàn tính mạng mà là muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình: Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng, Lời thanh minh về sự vô tội cũng là lời thề danh dự. Tồi có lòng nào nghĩa là nếu tôi có lòng dạ hoặc ý định xấu xa nào thì ông hãy xáo măng, có nghĩa là ông có xử vào tội chết tôi cũng cam lòng.

Cò ngày ngày lặn lội kiếm ăn nay không may gặp rủi ro, hoạn nạn. Lời cò mẹ cũng là lời phân trần chân thật của những người lương thiện chẳng may rơi vào cảnh ngộ éo le. Rõ ràng, cò mẹ sẵn sàng chấp nhận cái chết để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, ngay thẳng của mình. Ước muốn cuối cùng của cò mẹ là nếu có bị xáo măng thì xin người hãy xáo nước trong, đừng xáo nước đục mà thêm tủi thân, tủi phận cho cò. Nước trong, nước đục là những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ. Tục ngữ có câu: Chết trong hơn sống đục. Trong bài ca dao này, nước trong và nước đục là những cảnh huống trái ngược. Nếu phải chết, cò muốn chết trong danh dự chứ không phải trong tai tiếng và nhục nhã.

Cò mẹ không muốn đàn con phải đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của mẹ. Lời van xin thống thiết cho ta thấy bản chất thật thà, đôn hậu của cò mẹ. Đứng trước tình thế cái chết đã kề bên, chợt nghĩ đến đàn con đói khát của mình đang nóng ruột chờ đợi nên cò mẹ đành cất lời van xin nếu phải chết thì được chết trong sạch.

Cò mẹ cảm thấy không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Ta có thể hiểu được tâm trạng đau đớn cùng phẩm giá đáng quý của cò mẹ. Điều ấy khiến chúng ta liên tưởng tới những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ lao động, những bà mẹ nghèo suốt đời lam lũ, bần hàn, không có gì để lại cho con ngoài tấm lòng trong sạch, thanh cao. Đó chính là gia tài đáng quý nhất để các con luôn tự hào về mẹ, noi gương mẹ mà sống tốt hơn. Trong việc lựa chọn giữa sự sống và cái chết, cò mẹ luôn nghĩ đến danh dự và trách nhiệm của mình đối với thế hệ nối tiếp.

Bài ca dao trôn đây thể hiện quan niệm sống đúng đắn của nhân dân ta. Đáng yêu sao hình ảnh con cò trong ca dao xưa. Nó gợi lên bóng dáng thân thương của những người vợ, người mẹ vất vả cả đời vì chổng vì con mà không một lời oán thán. Trên đời này, có biết bao người mẹ chấp nhận lặn lội thân cò để cho các con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành… Còn thân mẹ, gian nan, nguy hiểm nào có sá gì!
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS

aaaaaaaaaaaaa


© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.