I. Triết lý về con người
1. Trừ một số người thiểu năng trí tuệ, mỗi người chúng ta đều đang sở hữu một bộ óc thiên tài.
a) Não trái gồm những nơron thần kinh thích và giỏi tính toán, lí lẽ lập luận kiểu logic
=> được gọi là bộ não của con người
b) Não phải gồm những nơron thần kinh tưởng tượng, mộng mơ, sáng tạo, thích văn nghệ, thể thao, giải trí...
=> được gọi là bộ não của thiên thần
Ai phát động được cả 2 phần của bộ não sẽ trở thành người tài năng.
Ví dụ:
- Danh họa nước Ý Leonardo da Vinci
Nhà khoa học Lomonosov
Họ là những thiên tài vì hiểu được bộ não của mình
- Albert Einstein
Hình ảnh đã được thay đổi kích cỡ . Click vào đây để xem kích thước thật cua hình ảnh . The original image is sized 800x800 and weights 45KB.
Nhà Toán, Lý - lúc đầu gặp khó khăn trong học Toán nhưng có khả năng tưởng tượng, mộng mơ, dần dần trở thành nhà Toán học có công lao lớn về Thuyết tương đối
2. Con người có nhược điểm chưa hết mình
a) Thích thành công (chiếm 95%)
b) Muốn thành công (chiếm 5%)
Nếu bạn thích thành công thì bạn chỉ đợi những việc vừa sức, thích thú, ngon lành, dễ dàng... để làm. Nhưng nếu bạn muốn thành công thì hãy quyết tâm lao vào những việc khó, đòi hỏi cao ở mình, hướng về chiến thắng bằng niềm tin.
=> Chúng ta hãy đảo ngược cái phân số trên để đứng vào hàng ngũ những người muốn thành công!
3. Trên đời này không có học sinh dốt, kém thông minh mà chỉ có những học sinh chưa hiểu bản thân mình, chưa đánh thức trí tuệ, tiềm năng trong bản thân mình, đã "dán" nhầm nhiều cái nhãn tiêu cực lên nhân cách mình. Cho nên mỗi học sinh hãy tự "dán" cho mình những cái nhãn tích cực để phát động tiềm năng của chính mình mà phấn đấu.
II. 9 bí kíp học Ngữ Văn để thành công
1. Hãy gieo trồng trong tâm hồn trí tuệ mình lòng ham muốn, niềm tin để tước bỏ những cái nhãn cũ, "dán" trên nhân cách mình những cái nhãn mới.
2. Luyện đọc nhanh tất cả các văn bản: sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí, vở ghi...
a) Cấu trúc văn bản: 20% từ khóa + 80% từ thừa (từ đưa đẩy, dẫn dắt)
b) Hãy phối hợp mắt + não + mồm + bút, đọc theo các từ khóa, các cụm từ, các nhan đề để lướt nhanh các trang sách.
Trong quá trình đọc cần gạch dưới từ khóa, chú thích câu hỏi, bình luận bên lề cuốn sách. Từ đó hiểu chủ đề, các ý, các điểm sáng, ngôn từ.
3. Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy, bao gồm:
a) Nối mạng
b) Vẽ mô hình biểu tượng
VD:
Hình ảnh đã được thay đổi kích cỡ . Click vào đây để xem kích thước thật cua hình ảnh . The original image is sized 795x489 and weights 57KB.
c) Lập bảng so sánh cột dọc, cột ngang để phân biệt, nhấn mạnh những điểm của đối tượng.
Chú ý: Có thể dùng bút màu cho bảng thêm sinh động, bắt mắt => dễ nhớ.
4. Xây dựng thói quen học tập
a) Mang đầy đủ tài liệu sách vở đến lớp (chuẩn bị từ tối hôm trước để chủ động vào sáng hôm sau)
b) Thực hiện các bước học tập như: soạn - nghe - thảo luận - ghi chép - ôn bài; vui vẻ, hào hứng đón chờ bài kiểm tra; muốn thành công và có niềm tin.
5. Học theo đặc trưng của phân môn
a) Đọc - hiểu văn bản: Đọc nhanh, gạch dưới từ khóa để: phát hiện => giải mã => bình giá => suy luận
b) Tiếng việt: Nắm vững khái niệm => vận dụng giải bài tập => Đọc văn, viết văn
c) Làm văn: Đọc kĩ đề => tìm ý, dàn ý => vận dụng các kĩ năng để làm bài
6. Thực hiện lời dạy của Bác: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến": nắm vững những kiến thức và kĩ năng cơ bản để linh hoạt giải các bài tập.
7. Phải rèn thói quen tự kiểm tra, đánh giá và sửa lỗi sau khi làm bài tập
a) Đọc lại đề, đọc kĩ lời phê, sửa lỗi kịp thời, không được tự ái, bi quan
b) Lập bảng theo dõi bài làm để tự rút kinh nghiệm
c) Tham khảo bài viết điểm cao của lớ để học tập
8. Rèn thói quen mở mang kiến thức: đọc sách báo, trên mạng, giao lưu với xã hội
9. Thực hiện 9 bước học thi của Adam Khoo
[Cái này cuối năm thầy tớ mới truyền lại. Có gì cuối năm tớ update nhé
]
III. Kết luận
Tự đặt ra câu hỏi cho mình nhé
!
Như: - Bạn định "dán" những nhãn gì vào nhân cách mình?
- Bạn muốn thành công hay thích thành công?
- ...
Đọc, ngẫm nghĩ rồi làm theo mà xem, hiệu nghiệm ra phết đấy
!