Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 9


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
29-10-2013, 04:54 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Soạn bài Sang thu




I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng – Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.

2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.

3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như…

4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:

- Hương ổi phả vào trong gió se.

- Gió thu giăng mắc chầm chậm.

- Dòng sông dềnh dàng trôi.

- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).

- Đám mây mùa hạ đã “vắt nửa mình sang thu”.

- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa…

Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình…) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.

5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết “sấm cũng bớt bất ngờ” cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến thái thiên nhiên, do đó cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng,
--------------------------------------






-----------
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tác giả: Nhà thơ Hữu Thỉnh quê ở Vĩnh Phúc. Ông từng nhập ngũ vào binh

chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và

bắt đầu sáng tác thơ. Ông đã từng tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn và là Tổng

thư kí Hội Nhà văn Việt Nam.

Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt.

Sự chuyển biến này đã được Hũu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tể, qua những

hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?


Vị trí của mùa thu: mùa thu là mùa được các thi nhân yêu mến, “thu là thơ của

đất trời thu là thơ của lòng người” bởi vậy đã có biết bao nhiêu bài thơ tuyệt đẹp về

mùa thu, với Hữu Thỉnh mùa thu được cảm nhận ở một góc nhìn mới.

Dấu hiệu nhận biết: sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh

cảm nhận bắt đầu từ mùi hương ổi phả vào trong gió, vẫn cái gió heo may quen thuộc

rất đặc trưng của mùa thu, nhưng cơn gió ấy không gợi buồn mà mang đến sự nôn

nao náo nức của tâm trạng, ngỡ ngàng reo vui: “Hình như thu đã về”.

Câu 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những chuyển biến trong không gian lúc sang thu.


(Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của

dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm. Chú ý các từ phả

vào, chùng chình, dềnh dàng...)

+ Những chuyển biến của không gian lúc sang thu:

Hương vị: mùi ổi chín lan toả trong không gian gợi nhớ về tuổi thơ êm đềm,

gợi nhớ về những làng quê xanh rợp bóng tre. Mùi hương ổi quen thuộc đã ăn sâu

trong tiềm thức biết bao người.

Hình ảnh:

Cơn gió se nhẹ nhàng lướt trong không gian.

Sương thu chăng mắc như một làn khói mỏng trước cổng nhà.

Dòng sông êm đềm buông mình chậm rãi không còn cuồn cuộn như trước.

Đàn chim bay vội vã đi tìm nơi trôn rét.

Từng đám mây lững lờ trôi trên bầu trời

Nắng nhạt hơn và mưa cũng vơi dần hơn.

Tiếng sấm thưa dần và dường như cũng nhẹ nhàng hơn.


Cách sử dụng từ ngữ: những từ ngữ phả vào, dềnh dàng, chùng chình là những

từ ngữ diễn tả cảm giác trạng thái thể hiện sự thay đổi của khung cảnh thiên nhiên

một cách tinh tế trong thời điểm giao mùa. Đồng thời thể hiện tâm trạng bâng khuâng

ngỡ ngàng của tác giả lúc thu sang.

Câu 3. Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu được Hữu Thỉnh thể hiện dặc sắc nhất qua hình ảnh, cãu thơ nào? Em hiểu thê nào về hai dòng thơ


cuối hài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

+ Câu thơ đặc sắc thể hiện sự giao mùa: nhà thơ Hữu Thỉnh có cách diễn đạt

riêng của mình khi miêu tả thiên nhiên trong thời điểm sang thu, tuỳ theo sở thích

mỗi người có thể lựa chọn cho mình mỗi câu khác nhau. Nhưng có lẽ câu đặc sắc

nhất của bài thơ:

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Hình ảnh thật ấn tượng, đám mây như một cầu ô thước nối liền giữa hai mùa

thu và hạ, như tấm lụa mềm nằm ngang giữa bầu trời bồng bềnh, hư ảo. Hàm chứa

trong đó biết bao sự bịn rịn lưu luyến cửa cảnh của tình, đám mây mang đầy tâm

trạng của thi nhân.

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Sấm tượng trưng cho những gì bất thường dữ dội trong cuộc sông, hàng cây

đứng tuổi là tượng trưng cho nguời từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn,

điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời, bão tố tôi luyện giúp cho

con người trưởng thành.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP


Dựa vào hình ảnh, bố cục của bài thơ, viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự chuyển biến của đất trời lúc sang thu.

Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang

rồi đông tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động

hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước

chuyến mùa của thiên nhiên. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh ta chiêm ngưỡng lại

những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu nay ta hững hờ, đó là lúc hồn ta

rung lên những cảm nhận dung dị.

Bài làm tham khảo

Dẫu biết rằng thời gian bốn mùa luôn luân chuyển hết xuân đến hạ, thu sang

rồi đông tới, thế nhưng ta vẫn cảm thấy ngỡ ngàng khi quên đi nhịp sống sôi động

hàng ngày mà lắng nghe tiếng mùa thu đi để cảm nhận thời khắc đặc biệt bước

chuyến mùa của thiên nhiên. Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh ta chiêm ngưỡng lại

những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị mà bấy lâu nay ta hững hờ, đó là lúc hồn ta

rung lên những cảm nhận dung dị.
Ở khổ một Hữu Thỉnh đã mang đến cho ta những cảm nhận sâu sắc về thiên

nhiên những tín hiệu của mùa thu được phác hoa bằng những đường nét rất tài hoa:

hương ổi, gió se, sương chùng chình giản dị mà thật gợi cảm.

Tín hiệu đầu tiên của mùa thu là hương ổi, thứ hương thơm quê mùa dân dã

hương ổi không nồng nàn mà dịu nhẹ. Cảm nhận được hương thơm đặc trưng ấy của

mùa thu, nhà thơ còn thể hiện rất khéo cái không khí trong lành của mùa thu trong

mát. Trong câu thơ:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se.

Phả vào làm một cái gì đó đột ngột thế nhưng ở đây lại rất nhẹ bởi động thái

phả ấy lại vào trong không gian gió se vô hình chứ không phải hữu hình. Bỗng nhận

ra có cái gì đó như một sự phát hiện, chính sự phát hiện ra sự gần gũi thân quen ấy

mà cả tuổi thơ đã thức dậy xôn xao hoài niệm. Tiếp nối tín hiệu mùa thu là hình ảnh

Sương chùng chình qua ngõ. Một hình ảnh đầy ấn tượng. Sương được cảm nhận như

một thực thể hữu hình có sự vận động, một sự vận động chậm rãi như đang lưu luyến

chờ đợi ai hay nuối tiếc điều gì. “chùng chình” một sự dùng dằng gợi cảnh thu sống

động trong tĩnh lặng, thong thả yên bình. "Hình như thu đã về" như một sự hoài nghi,

như một lời tự vấn, một sự ngơ ngác bâng khuâng. Câu thơ thể hiện sự thâm trầm kín

đáo. Chính cảm giác mơ hồ và tinh tế này đã chuyên chở cái hồn của mùa thu. Nó

đánh thức nơi ta những gì thật da diết.

Sau cái bỡ ngỡ ban đầu là những cảm nhận rõ nét từng sự chuyển biến của

thiên nhiên. Nhà thơ như căng hết mọi giác quan để thu lấy dáng hình của độ thu

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Những sự vật: sông, chim, mây, mưa, nắng, sấm đều có sự chuyển biến. Cái

dềnh dàng của sông thu sau khi đã vượt qua những thác ghềnh nhọc nhằn của mùa hạ,

giờ đây là thời khắc nghỉ ngơi hiếm có, cảm giác êm đềm chậm rãi phù hợp với mùa

thu, rất giông với câu thơ của Trịnh Kim Chi: “Sông Hương như mới vừa say khướt

tỉnh dậy trôi về phía gió may”. Nổi bật trên cái nền bình lặng của sông thu là những

đàn chim vội vã chuẩn bị bay đi tránh rét, không gian trở nên xôn xao. Hai biểu hiện

ngược chiều nhau giữa nhanh và chậm giữa từ từ và vội vã của dòng sông và cánh

chim, đó là sự khác biệt của vạn vật lúc giao thời, tín hiệu mùa thu vì vậy mà trở nên

rõ nét hơn.

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Hình ảnh thật ấn tượng. Mùa hạ mùa thu là hai đầu bến và đám mây là nhịp

cầu ô thước vắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nôi hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp mềm

mại trữ tình, câu thơ vì vậy trở nên sông động hơn cảm xúc thị giác nhiều hơn.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đá vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây dứng tuổi

Nắng, sấm, mưa tất cả đã có sự thay đổi ít hơn và hiền hoà hơn. Nắng có nhạt

hơn nhưng chưa nhiều lắm dẫu sao cũng đầu mùa hạ mà à xứ nhiệt đới này nắng có

bao giờ thiếu đâu, vẫn còn bao nhiêu nắng đấy thôi. Mưa đã vơi nghĩa là chỉ mới bắt

đầu. Phải chú ý, phải để lòng mình bắt nhịp với thiên nhiên mới cảm nhận thấy điều

đó. Bởi vì sự phân hoá giữa hai mùa là ranh giơí rất mỏng manh. Làm sao. có thể đo

đếm được những vơi bcn của mưa của nắng. Tất cả là bằng sự ước lượng của tâm

hồn.

Bài thơ được làm bằng thể thơ năm chữ quen thuộc của thơ ca truyền thống,

ngắn gọn hàm súc. Chất hiện thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng. Đằng sau những

hình ảnh thi vị, mùa thu là nhịp của trái tim nhà thơ lúc trầm tư, lúc rộn rã lúc da diết

âm vang. Hình ảnh thơ thân thuộc, gần gũi thể hiện sự cảm nhận vô cùng tinh tế của

một ngòi bút tài hoa. “Sang thu” có một cái gì đó thật êm dịu vương vấn mãi trong

hồn người. Đọc bài thơ ta thấy lòng mình chợt nôn nao nhớ về một miền quê xa vắng

trong nắng thu.

IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một

vẻ riêng trong trẻo, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyên, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng

Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,... đều có những câu thơ những bài thơ về mùa thu

tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.

Mùa thu đến với nhà thơ khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu

không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc như trong

thơ cổ điển. Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. Một chữ phả kia đủ gợi hương thơm

như sánh lại. Nó sánh lại bởi hương đậm một phần, sánh còn bởi tại hương gió se.

Hương thơm luồn vào trong gió se đuợc tinh lọc được cô đặc thêm. Gió mùa thu hào

phóng đem chia hương mùa thu - bấy giờ là hương ổi chín - tới khắp nơi trong vũ trụ,

Tại một vùng quê nhỏ, trong một giây phút nào đó, người chợt bắt gặp hương thu và

bỗng sững sờ.

Đã cảm được hương ổi đã nhận ra gió se, hơn thế nữa mắt lại còn nhin thấy

sương đang chùng chình qua ngõ. Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện

diện. Thế mà sao tác giả lại viết: Hình như thu đã về? Còn điều chi nữa mà ngờ? Thu

(Nguyễn Hiền Lương - trường Lê Quý Đôn)

đã về thật đấy rồi, sao lại còn nghi hoặc? Như đã nói ở trên cái chính là sự bất ngờ

đột ngột. Do bất ngờ nên cả khứu giác (mùi hương ổi) cả xúc giác (hơi gió se), cả thị

giác (sương chùng chình) đều mách bảo thu đã về rồi mà vẫn chưa thể tin, vẫn chưa

dám chắc. Cái lảng bảng mơ hồ chính trong cảm giác hình như ấy đã tôn thêm vẻ

khói sương lãng đãng lúc thu sang. Đó là một ngityên nhân nhưng sâu xa hơn, ở đây

còn bộc lộ nét thu sang trong hồn người mà sau chúng ta sẽ nói tới.

Hình như thu đã về.

Đó là một ấn tượng tổng hợp từ những cảm giác rất riêng về hương, về gió, về

sương. Từ hương nhận ra gió. Từ gió nhận ra sương. Nhưng khi phát hiện sương

chùng chình qua ngõ thì trong sương cũng có hương, trong sương cũng có gió, và

trong sương cũng có cả tình. Chùng chinh hay chính là sự lưu luyến, bâng khuâng,

ngập ngừng, bịn rịn? Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương theo gió đang ngập ngừng

đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái của ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Phút giây

giao mùa của thiên nhiên ấy, nhìn thấy rồi cảm thấy rồi mà còn sững sờ khó tin. Do

đó, hình như thu đã về còn như là một câu thầm hỏi lại mình để có một sự khẳng

định.

Bây giờ nhà thơ mới xem xét lại cảm giác sang thu kia có đích thực không hay

chỉ là ảo giác. Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng

bậc hơn, bức tranh thu từ những gì vô hình (hương gió) từ nhỏ hẹp (ngõ) chuyển sang

những nét hữu hình cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài vừa rộng,

vừa cao vời. Người đọc thích thú với cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ và tuyệt đẹp như

trong thơ cổ điển:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Dòng sông không cuồn cuộn dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ

mùa hạ. Dòng sông êm ả dềnh dàng, sông đang lắng lại, đang trầm xuống trong lững

lờ như ngẫm nghĩ suy tư. Tương phản với sông là chim lại bắt đầu vội vã.. Hơi thu

lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét. Ta thường

chỉ chú ý vào sự vội vã đối rất đẹp với sự dềnh dàng. Xin chớ quên từ bắt đầu rất độc

đáo. Bắt đầu vội vã thôi chứ chưa phải đang vội vã, phải tinh tế lắm mới có thể nhận

ra sự bắt đầu trong những cánh chim bay.

Dù có sự vội vã của chim (cái vội vã mới chớm, mới bắt đầu), không khí thu

vẫn là không khí thư thái, lắng đọng chậm rãi lâng lâng. Vì thế mà đám mây mùa hạ

mới thảnh thơi duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Đám mây như một dải lụa, như

tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã

nghiêng về mùa thu. Nếu ở khổ thứ nhẩt, còn phải có một cái ngõ thực cho sương đi

qua để gợi cái ngõ ảo nổi giữa hai mùa thì ở đây chỉ cần một áng mây bâng khuâng

mà có thể thấy bầu trời đang nhuộm nửa sắc thu. Hình ảnh mây là thực, nhưng cái
ranh giới mùa là hư. Nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng lạ lung của nhà thơ. Bầu

trời một nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu. Đến một lúc nào đó nó bỗng

ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu trời thu trọn vẹn.

Hai khổ thơ trên rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai chiếc

cành biếc của một câu thơ lạ. Nhưng khổ thứ ba là cái gốc của câu thơ đó, là nơi cho

hai nhánh thơ kia tựa vào để khoe sắc toả hương, khổ thứ ba đem đến cho bài thơ một

vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ

trên.

Trong khổ thơ này, mùa thu được khẳng định bằng đoán nhận, bằng kinh

nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ

trước. Mùa thu được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà thu đang từ từ thu vào

trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Vẫn là nắng, sấm, mưa, chớp, bão dông như mùa hạ, nhưng mức độ đã khác

rồi. Để ý sẽ thấy cái gì cũng bắt đầu đi vào chừng mực, vào thế ổn định. Đâu phải là

ngẫu nhiên mà mấy từ cây đứng tuổi lại đứng ngụ vào chỗ kết thúc của bài thơ, vốn

là một chỗ cực kì quan trọng? Phải, chăng cái đứng tuổi của cây là một cái chốt cửa

để qua đó ta mở sang một thế giới khác, thế giới sang thu của hồn người? vẻ điềm

tĩnh của cây trưốc sấm sét, bão dông vào lúc sang thu hay đó là sự chín chắn từng trải

của con người sau những bão táp của cuộc đời? Ngược trở lên hai khổ thơ trước, ta

bỗng hiểu vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao vừa có sự dềnh

dàng lại vừa có sự vội vã. Thì ra trước mắt việc đi mãi, ngoảnh đầu thu đã đến rồi.

Bốn mùa luân chuyển vô hình lặng lẽ, bỗng chợt thu. Đời người vất vả tất bật bận rộn

lo toan bổng chốc thấy mái tóc pha sương, tuổi đứng ở mức tứ tuần, sững sờ mình

cũng đã sang thu. Ở cái tuổi ấy con người không còn bồng bột, sôi nổi ào ạt băng

băng như thời thanh niên. Con người sâu sắc thêm chín chắn thêm. Chín chắn đến tận

cách cảm xúc và biểu đạt. Nếu là một ai khác, nếu ở thời điểm khác, khi đã nhận ra

hương, ra gió, ra sương thu, sẽ có thể kêu lên, sẽ có thể reo lên: “Ôi mùa thu đã về”

hoặc “A mùa thu đã về” nhưng tác giả sang thu chỉ thầm nhận xét vừa mơ hồ vừa

nghi hoặc, Hình như thu đã về?

Thiên nhiên sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức.

Con người cũng thế. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta lại

sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm điềm đạm thêm, mặt khác người ta lại phải

khẩn trương thêm gấp gáp thêm. Thành ra sự vội vã của bầy chim là sự vội vã của

con người nữa đây. Thiên nhiên và con người đều cùng một nhịp sang thu. Nhan đề
sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật. Hương quả sang thu.

Ngọn gió sang thu, dòng sông, bầy chim, đám mây, bầu trời sang thu. Nắng sang thu.

Mưa sang thu. Sấm chớp dông bão cây cối sang thu. Nhưng trong từng cảnh sang thu

của thiên nhiên, đất trời tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu. Vừa lưu luyến bồi

hồi lại vừa nghiêm trang chững chạc, vừa sâu lắng lại vừa rộng mở bâng khuâng, vừa

khiêm nhường nhưng cũng vừa tự hào kiêu hãnh.

(Theo Vũ Nho - Đi giữa miền thơ)

CHIỀU SÔNG THƯƠNG

Đi suốt cả ngày thu vẫn chưa về tới ngõ dùng dằng câu quan họ Nở tím bờ

sông Thương Nước vẫn nước đôi dòng Chiều uốn cong lưỡi hái Những gì sông muốn

nói Cánh buồm đang hát lèn

Ôi con sông màu nâu

Ôi con sông màu biếc

Dâng cho mùa sắp gặt

Bồi cho mùa phôi thai

Nắng thu đang trải dài

Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

Cả chiều thu sang sông.

(Hữu Thỉnh)
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
soạn bài sang thu




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.