Friedrich Wilhelm Nietzsche (15 tháng 10, 1844 – 25 tháng 8, 1900) (IPA: [ˈfʁiːtʁɪç ˈniːtʃə]) là một nhà triết học người Phổ. Ông bắt đầu sự nghiệp như là một nhà ngữ văn học và viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học. Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính ẩn dụ (aphorism) và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của các bài luận triết học. Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời trong suốt cuộc đời của ông, nhưng đầu thế kỉ 20, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh công nhận. Ông bắt đầu bị mang tiếng xấu tiếng khi Đảng Quốc xã của Đức chọn ông là một tiền bối, mặc dù Nietzsche có quan điểm chống chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa dân tộc Đức. Sau Thế chiến thứ hai, triết gia Walter Kaufmann bắt đầu một cố gắng bền bỉ nhằm khôi phục lại danh tiếng của Nietzsche trong các nước nói tiếng Anh, và vào nửa sau của thế kỉ 20 Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại. Trực tiếp và gián tiếp (thông qua Martin Heidegger), Nietzsche đã ảnh hưởng đến thuyết hiện sinh (existentialism), chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), phân tâm học (psychoanalysis) và nhiều tư tưởng theo sau đó.
Trong các nhà triết học quan trọng, các tác phẩm của Nietzsche có lẽ đã tạo ra ít sự nhất trí giữa những người giải nghĩa nhất. Tuy các khái niệm quan trọng có thể được xác định dễ dàng, nhưng người ta phải tranh cãi quyết liệt về ý nghĩa của mỗi khái niệm, chưa nói gì đến tầm quan trọng tương đối của chúng. Nietzsche đã có một tuyên bố nổi tiếng rằng Chúa đã chết (Gott ist tot), và cái chết này hoặc dẫn đến chủ nghĩa quan điểm (perspectivism) cấp tiến hoặc buộc người ta phải đối diện với thực tế rằng chân lý đã luôn luôn mang tính quan điểm (perspectival). Nietzsche còn được ghi nhận về sự phân biệt giữa đạo đức chủ và đạo đức nô (master-slave morality), đạo đức chủ nổi lên từ một sự ca tụng cuộc sống, đạo đức nô là kết quả của sự thù hận đối với những người có thể loại kia. Sự khác biệt này được tóm gọn là sự khác biệt giữa “tốt và xấu” ở bên này, và giữa “thiện và ác” ở bên kia; điều quan trọng là người “tốt” của đạo đức chủ là người “ác” của đạo đức nô. Một số khái niệm quan trọng khác của Nietzsche gồm Ý chí Quyền lực (Der Wille zur Macht) và Siêu nhân (Der Übermensch) và Vĩnh hằng Luân hồi (Die ewige Wiederkunft).
Trường điện từ (còn gọi là trường Maxwell) là một trong những trường của vật lý học. Nó là một dạng vật chất đặc trưng cho tương tác giữa các hạt mang điện. Trường điện từ cũng do các hạt mang điện sinh ra, và là trường thống nhất của điện trường và từ trường. Đặc trưng cho khả năng tương tác của trường điện từ là các đại lượng cường độ điện trường, độ điện dịch, cảm ứng từ và cường độ từ trường (thường được ký hiệu lần lượt là E, D, B và H).
Năm 1865, nhà vật lý người Anh James Clerk Maxwell đã kết hợp các định luật về điện và từ đã biết để tạo ra lý thuyết Maxwell. Lý thuyết này dựa trên sự tồn tại của các trường, hiểu nôm na là môi trường truyền tác động từ nơi này đến nơi khác. Ông nhận thấy rằng các trường truyền nhiễu loạn điện và từ là các thực thể động: chúng có thể dao động và truyền trong không gian. Lý thuyết Maxwell có thể gộp lại vào hai phương trình mô tả động học của các trường này, gọi là các phương trình Maxwell. Dựa vào lý thuyết này, Maxwell đã đi đến một kết luận: tất cả các sóng điện từ đều truyền trong không gian (chân không) với một vận tốc không đổi bằng vận tốc ánh sáng.
Chương 1. Về các thành kiến của triết gia Chương 2. Tinh thần tự do
Chương 3. Tinh thể tôn giáo
Chương 4. Cách ngôn và sáp khúc
Chương 5. Lịch sử tự nhiên của luân lý
Chương 6. Chúng ta làm học giả
Chương 7. Đức hạnh của chúng ta
Chương 8. Dân tộc và quốc gia
Chương 9. Điều chi cao quý
Pass:
tuthienbao.com(Không copy link để tải)
Download:
Đối với link từ google.com các bạn không biết tải thì xem cái này: Click Here
DOWNLOAD