Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > II - ♥ TTB ! Thảo Luận ♥ > 9 - CLb Học Tập ♥ Du Học Các Nước > Kế toán - Tài Chính

Kế toán - Tài Chính Thông tin kế toán - tài chính


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
18-08-2012, 01:07 PM
sweet_love's Avatar
sweet_love sweet_love is offline
Super Moderator

Đặt tên hợp đồng như thế nào ? Khái niệm hợp đồng kinh tế có còn phù hợp ?


Trả Lời Với Trích Dẫn

Các mẫu hợp đồng
Đặt tên hợp đồng như thế nào ? Khái niệm hợp đồng kinh tế có còn phù hợp ?
Quay về
Pháp luật không quy định bắt buộc về tên gọi các loại hợp đồng. Nếu hợp đồng có ghi sai tên gọi hoặc thậm chí không có tên thì cũng không làm cho hợp đồng đó bị vô hiệu. Bản chất của Hợp đồng thể hiện ở nội dụng của nó - Những điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên.

V cơ bn, mt hp đng là mt s tha thun v vic s thc hin hay không thc hin mt điu gì đó. Mt hp đng có tính logic có nghĩa là nó có s ràng buc v mt pháp lý và có hiu lc. Mi đim tha thun trong hp đng đu phi rõ ràng, có ch th đi kèm đ tránh nhng tranh chp và kin tng có th xy ra. Nếu hi bt c mt lut sư nào, h s tr li bn rng vic kin cáo rt tn kém nhưng li không hiu qu đ gii quyết các tranh chp v hp đng. Hơn na, bn s mt đi quyn kim soát mi vn đ liên quan đến tranh chp khi vi s xut hin toà án.

Theo Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Tuy hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự được Bộ luật quy định nhưng để soạn thảo được một hợp đồng thể hiện ý chí của các bên, bảo đảm không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì là vấn đề không dễ.


Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng được điều chỉnh bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (HĐKT), được ban hành từ năm 1989. Theo đó, HĐKT là loại hợp đồng được ký giữa pháp nhân với pháp nhân, hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.

HĐKT là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thỏa thuận khác nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy, HĐKT là một khái niệm vừa rất rộng, thậm chí còn có thể bị coi là một khái niệm “mơ hồ” (về đối tượng của hợp đồng), nhưng cũng lại rất hẹp về chủ thể ký kết (các bên ký kết). Mặt khác, với những thay đổi mang tính tất yếu của nền kinh tế thị trường, những quy định của Pháp lệnh HĐKT tỏ ra không còn thích ứng với môi trường kinh doanh đa dạng về mọi mặt, phản ánh một cách cụ thể trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc Bộ Luật Dân sự năm 2005 “khai tử” Pháp lệnh HĐKT không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, mà còn thể hiện là một kết thúc có hậu cho cả một quá trình tranh luận sôi nổi, nhằm làm thay đổi cơ bản về tư duy nhận thức của nhà làm luật. Bài viết này nhằm giới thiệu một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc ký kết các giao dịch kinh doanh giữa các bên như là hệ quả của sự “xóa sổ” HĐKT.


Tên của các hợp đồng được ký kết nên thể hiện rõ nội dung của thỏa thuận

Cho đến nay, không ít doanh nghiệp vẫn có thói quen ký kết hợp đồng với các đối tác làm ăn của mình với tên gọi là HĐKT. Thực tế này là hệ quả của việc quy định khái niệm về HĐKT theo Pháp lệnh HĐKT. Các doanh nghiệp này cho rằng, nếu tên của hợp đồng mà khác với cái gọi là HĐKT thì có thể sẽ không có văn bản pháp luật nào điều chỉnh và vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra, sẽ không có cơ quan thụ lý giải quyết. Có thể nói, đây là một quan điểm lỗi thời, bởi lẽ, quan hệ hợp đồng xét về bản chất chính là sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nào đó. Vậy tại sao tên gọi của hợp đồng lại không thể hiện cụ thể nội dung của các giao dịch do các bên ký kết với nhau? Mặt khác, nếu có tranh chấp xảy ra, các cơ quan nhà nước không phải căn cứ vào tên gọi của hợp đồng mà áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp trước tiên phải được xác định thuộc về loại tranh chấp gì, do hệ thống văn bản pháp luật nào điều chỉnh để từ đó có thể xác định chính xác các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ bị tranh chấp, nhằm giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật.

Do đó, lời khuyên đối với các doanh nghiệp là khi ký kết một hợp đồng nào đó với đối tác kinh doanh của mình, nên xác định cụ thể nội dung của hợp đồng ký kết mà đặt tên cho hợp đồng. Điều này vừa dễ cho công tác quản lý (do có cơ sở để phân loại hợp đồng theo tên gọi), vừa là cơ sở để các bên có thể tìm hiểu một cách có hiệu quả các quy định của pháp luật về loại hợp đồng với nội dung đó (do đã giới hạn được phạm vi của các văn bản pháp luật điều chỉnh loại quan hệ giao dịch sắp ký kết). Ví dụ, nếu là hợp đồng gia công thì các bên có thể đặt tên cho hợp đồng của mình là “hợp đồng gia công”, mua bán hàng hóa thì ghi rõ là “hợp đồng mua bán hàng hóa”…


Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại hay các luật khác được ưu tiên áp dụng

“Sát thủ” của Pháp lệnh HĐKT là Bộ Luật Dân sự. Thế nhưng, nội dung của Bộ Luật Dân sự và Luật Thương mại lại có một số quy định trùng nhau về một số loại hợp đồng thông dụng, ví dụ hợp đồng gia công hàng hóa. Nếu xét về mặt đối tượng điều chỉnh thì Bộ Luật Dân sự có đối tượng điều chỉnh rộng hơn Luật Thương mại. Nhưng nếu xét về mức độ chi tiết của các điều luật về một số loại hợp đồng được cả hai văn bản luật này điều chỉnh thì Luật Thương mại lại có những quy định chi tiết hơn. Luật Thương mại là một đạo luật điều chỉnh các hoạt động thương mại. Do đó, nếu tính chất của giao dịch giữa các bên là hoạt động thương mại thì các hoạt động thương mại đó phải chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

Trong khi đó, Bộ Luật Dân sự được coi là một bộ luật chung, chứa đựng rất nhiều quy phạm pháp luật khác nhau. Do đó, có những hoạt động thương mại giữa các các bên mà không được quy định trong Luật Thương mại và các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ Luật dân sự.


Cũng tương tự như vậy, đối với những hoạt động thương mại đặc thù, được quy định trong các luật khác thì quy định của văn bản luật đó lại được ưu tiên áp dụng, ví dụ hợp đồng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không sẽ do các quy định của Luật Hàng không dân dụng điều chỉnh.

Nói cách khác, thứ tự ưu tiên áp dụng quy định pháp luật là đi từ quy định pháp luật đặc thù đến quy định pháp luật chung. Nếu không có quy định đặc thù thì mới áp dụng quy định pháp luật chung.


Thời hiệu giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc ký kết hợp đồng

Trước đây, theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế chỉ là… 6 tháng, kể từ ngày phát sinh tranh chấp. Thế nhưng, kể từ ngày 1/1/2005, ngày có hiệu lực của Bộ Luật Tố tụng dân sự, cũng là ngày chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm. Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng dân sự, vụ án dân sự bao gồm cả các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Như vậy, kể từ thời điểm đầu năm 2005, thời hiệu để các bên có thể khởi kiện nhằm giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại đã được kéo dài đến 2 năm thay vì chỉ 6 tháng như trước đây.

Luật Thương mại mới năm 2005 có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 cũng có quy định thống nhất với Bộ Luật Tố tụng dân sự về thời hiệu là 2 năm đối với các tranh chấp thương mại, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất trong việc áp dụng thời hiệu khởi kiện theo Luật Thương mại đó là trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics sau khi bị khiếu nại đã không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng. Như vậy, thời hiệu khởi kiện đối với dịch vụ logistics chỉ có 9 tháng, tính từ ngày giao hàng.

Trả lời

ADS
Tags
còn, , hợp, khái, kinh, nào, như, niệm, phù, tên, tế, thế, Đặt, đặt, đồng




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.