Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
21-09-2012, 12:07 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà, và kết thúc là ông chủ khó tính". Anh (chị) hiểu thế nào về ý kiến trên?




Bài viết tham khảo

Bài số 1:

Giữa dòng chảy của cuộc đời, xã hội, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng:

"Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính".

Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì thời kì nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy được tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được.

"Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường". Con người ta sinh ra vốn trong sáng, thánh thiện, không mắc phải tội tình gì cả. Những tiêu cực ấy đến với ta một cách vô tình và bất ngờ, không gì báo hiệu sự xuất hiện của kẻ xa lạ ấy. Cũng không ai nghi ngờ về nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu của xã hội, học đường: ma tuý, trộm cắp, nghiện ngập. Ban đầu đó chỉ là sự tiếp xúc cho biết, sau đó ngày càng lún sâu, ảnh hưởng. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện khó mà nghĩ được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ "người khách lạ" nguy hiểm đó. Dù thế điều tất yếu sẽ đến: "Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà". Từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành "người bạn thân". Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc con người sẽ chịu sự tác động lớn của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Bạn thân là một phần con người ta, chia sẻ, thấu hiểu mình. Ngược lại, bản ta mình cũng yêu mến, sẵn sàng hi sinh vì bạn. Cũng vậy, một khi thói xấu là bạn thân thì ta sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó. Dần dần con người sẽ bị tha hóa, xấu xa.

Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc nó ngự trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng, nhanh chóng. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác ai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ, phụ thuộc chuyên hành động những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người ta sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự hoặc chống lại rất yếu ớt vì nó đã "kết cục là thành ông chủ khó tính".

Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính. Đó là quá trình bao chiếm và xâm nhập của cái xấu. Tưởng không thể mà có thể, tưởng khó mà dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ... thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma đội lốt người khách để thực hiện ý đồ của mình. Đó là sứ giả của ác quỉ, của bóng tối, của những tiêu cực đi ngược lại với con người, xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy. Một sinh viên đại học có tương lai sáng sủa, có tất cả các điều kiện để trở thành công dân tốt. Nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma tuý, nghiện ngập. Ban đầu thấy xa lạ, bình thường nhưng càng ngày càng gắn bó, thân thiết với nó. Bị chi phối, trở thành kẻ trộm cắp, luôn có suy nghĩ xấu trong đầu. Tồn tại song hành với con người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở nên là kẻ nhẫn tâm, mang tâm tính của kẻ thú tính. Ấy là khi thói xấu trở thành "ông chủ khó tính" - kẻ sai khiến tàn nhẫn.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng từng có những câu thể hiện sự tác động của hoàn cảnh tới nhân phẩm: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" hay "ở bầu thì tròn ở ống thì dài".

Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái đê tiện, một thứ virut có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường sống, đề phòng và loại bỏ suy nghĩ xấu. Làm được vậy con người sẽ thấy thanh thản.

Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị tác oai, tác quái bởi cái xấu. Ông cha ta từng nói: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Giữa những bỉ ổi, đê tiện của quân địch, những chiến sĩ của ta vẫn kiên trung sống trong lòng địch và khẳng định sáng ngời phẩm chất trung thành, tốt đẹp, hướng đến nhân dân, Tổ quốc.

Tố Hữu từng ngợi ca những chiến sĩ giải phóng sáng ngời tâm hồn:

Chúng muốn ta hóa thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm


Một con người biết chiến thắng hoàn cảnh là con người có lập trường. Con người đó sẽ không để thói xấu thành người bạn thân và ông chủ nhà.

Bài 2:

Nhà Phật lời răn dạy con người rằng "Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình". Đúng vậy, trong cuộc sống con người phải đấu tranh với rất nhiều thứ để có thể là một con người theo đúng nghĩa. Trong đó, đấu tranh với chính bản thân mình là cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt nhất. Đó là cuộc đấu tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Điều nguy hiểm nhất của con người là có thể chiến đấu một mất một còn với người khác song lại dễ dàng thoả hiệp với chính mình. Mà suốt cả cuộc đời, mỗi người đều luôn phải không ngừng đối diện với cuộc đấu tranh giữa khát vọng và khả năng, ước mơ và hiện thực. Khát vọng, ham muốn của con người không bao giờ có điểm dừng mà khả năng lại có hạn. Cuộc đấu tranh trong mỗi người đã dẫn đến những con đường khác nhau của mỗi người. Người chiến thắng được những ham muốn cá nhân, biết dừng lại đúng lúc, người lại dễ dàng đầu hàng, buông thả mình theo những ham muốn cá nhân. Và kết quả là con người có những tính tốt và tính xấu.

Danh giới giữa đức tính tốt và thói xấu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Biểu hiện của tính tốt và thói xấu được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người đối với những người xung quanh. Tính tốt là kết quả sự điều hoà hợp lí giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cộng đồng. Nó trở thành thói xấu khi quyền lợi của cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng. Chẳng hạn như thói ích kỉ, sự tham lam, lười biếng, trốn tránh trách nhiệm, ham chơi, tự thoả mãn… Trước khi gây nên những hậu quả không tốt đối với cộng đồng, thói xấu ấy đã gây ra những điều tai hại cho chính người "sở hữu" nó. Vì thế mới có câu "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên ngư¬ời bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính".


Đây là một câu nói rất đúng, đã hình tượng hoá ảnh hưởng của những thói xấu đối với bản thân mỗi con người.


Người xưa nói "Nhân chi sơ tính bản thiện", (bản tính con người vốn thiện), do điều kiện sống, vì nhu cầu sinh tồn, vì những mối quan hệ phức tạp và sự khắc nghiệt của cuộc sống mà con người dần dần có những thói xấu. Không phải ngay từ khi sinh ra con người đã mang sẵn những thói xấu. Thói xấu dần dần hình thành và ngự trị trong mỗi người. Người nào có bản lĩnh cứng cỏi, chiến thắng được chính mình thì những thói xấu ấy ít có cơ hội bộc lộ.


Ban đầu, vì những lí do khách quan nào đó, vì cuốc sống của bản thân mình, con người muốn dành lấy cho mình cái lợi. Đó là nguyên nhân của sự ích kỉ. Lần đầu, sự ích kỉ, lòng ham muốn dành lấy cái lợi cho mình ấy có thể chỉ là bản năng, chỉ thoáng qua như người khách qua đường. Người có bản lĩnh, biết dừng lại đúng lúc, sớm thức tỉnh thì thói xấu sẽ bị hạn chế. Cụ thể hơn, là hiện tượng nghiện hút trong xã hội ngày nay chẳng hạn. Lúc đầu chỉ là do tò mò hoặc bị rủ rê. Lúc đó, ma tuý mới chỉ là người khách qua đường. Ngươi có bản lĩnh sớm từ chối nó thì sẽ không bị nó điều khiển. Khi thói xấu mới sinh ra, chúng ta rất dễ tiêu diệt nó. Song nếu không nhận thức được đó là thói xấu, tiếp tục "sở hữu", tiếp tục ham hố cái lợi của riêng mình, quên đi lợi ích cộng đồng, thì thói xấu ngày càng ăn sâu vào ý thức. Cũng như người nghiện hút, nếu không sớm giã từ ma tuý, hút nhiều sẽ dần dần quen với nó, rồi thèm nó và cũng sẽ đến lúc không xa được nó. Không xa được sẽ dẫn đến phụ thuộc, phụ thuộc rồi sẽ bị điều khiển. Lúc đầu nó phục vụ ta, rồi đến lúc ta sẽ trở thành nô lệ của nó. Lúc ấy, địa vị chủ khách sẽ bị đảo ngược, người khách qua đường sẽ trở thành chủ nhà và chủ nhà sẽ trở thành kẻ bị sai khiến.


Mỗi người nếu không tự nhận thức và phân biệt được đâu là tính tốt và đâu là thói xấu thì sẽ rất dễ đánh mất mình, dễ biến mình thành nô lệ của những thói xấu. Lúc đầu những hành động không tốt có thể chỉ bắt nguồn từ sự vô tình giống như người qua đường ta vô tình gặp. Nhưng nếu lặp lại lần thứ hai, sẽ rất dễ có lần thứ ba và những lần khác nữa (người bạn thân chung nhà). Và khi đã trở thành hệ thống, thành một thói quen, lặp lại nhiều lần nó sẽ điều khiển ta (người chủ nhà khó tính). Một học sinh, lần kiểm tra đầu tiên không thuộc bài, hé vở nhìn một vài lần. Nếu không tự đấu tranh với mình, lặp lại lần hai rồi lần ba và dần trở thành thói quen. Thói quen ấy sẽ khiến bạn trở nên lười học. Và như vậy bạn đã để thói xấu điều khiển mình.


Thói xấu sẽ làm cho con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, làm cho ta luôn phải tranh giành, ganh đua, tính toán. Cuộc sống của chính chúng ta sẽ mất đi sự thanh thản. Thói xấu sẽ là nguyên nhân để những người xung quanh có những hành động đối xử không mấy dễ dãi vô tư và độ lượng với ta. Và như thế, vì thói xấu, ta trở nên cô độc, ta sẽ luôn luôn bị dằn vặt bởi những ham muốn cá nhân. Và cuộc đấu tranh để giành giật, để thoả mãn những thói xấu sẽ biến cuộc sống của chúng ta thành địa ngục. Thói xấu là con dao phản chủ, nó làm đau bất cứ ai có ý định sử dụng nó thường xuyên. Thói xấu làm mất sự trong sạch và thanh thản của lương tâm, nó khiến cho con người luôn cảm thấy bất ổn. Vì thế thói xấu không chỉ tạo nên những tác động xấu đối với những người xung quanh mà thói xấu còn khiến cho chính người sở hữu nó những tại hoạ. "Lương tâm trong sạch gìn giữ sự thanh thản trong tâm hồn. Hơn thế nữa, nó còn là đối trọng với mọi tai hoạ và khổ đau".


Bài 3:
Trong cuộc sống có những phong tục tập quán tốt đẹp tồn tại song song với con người làm cho nó trở nên lành mạnh và trong sạch hơn. Ngoài ra, bên cạnh đó còn có sự tồn tại và phát triển không ngừng những tập quán xấu. Nếu chúng ta không biết tự làm chủ bản thân thì những thói xấu ấy sẽ điều khiển chúng ta một cách dễ dàng. Những tập quán xấu hay thói xấu luôn có sự cuốn hút mãnh liệt, nó bắt đầu đến từ từ và thoáng qua trong tâm trí như một người khách qua đường dễ quên sau đó trở thành người thân thiết và cuối cùng trở thành người điều khiển chuyên nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến đời sống và xã hội nên có ý kiến cho rằng: “ Những thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà, kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.”

Thật vậy, cuộc sống con người không thể thiếu những phong tục tập quán hằng ngày, không thể thiếu những ước muốn, nhu cầu giải trí, cơ sở vật chất để phục vụ bản thân và trong một số đó là sự bắt nguồn, là cơ sở ban đầu cho những tập quán xấu xuất hiện và tồn tại sau đó. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu làm cho thói xấu ra đời đó là con người, do sự ham muốn nhất thời làm thỏa mãn bản thân nhưng lại vượt quá giới hạn, con người đã tạo ra hàng loạt những thói xấu như: uống rượu, cờ bạc, hút chích… và nhiều chất kích thích, nguy hiểm đối với con người và xã hội như : ma túy, rượu chè, thuốc lá…

Tưởng chừng con người tạo ra những thói xấu ấy chỉ với mục đích giải trí, nhưng họ không ngờ đã đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe , đời sống, gia đình, xã hội và có thể cướp đi tính mạng của chính họ. Những thói xấu ấy lúc đầu gần như chỉ thoáng qua một cách vô tình, chỉ là người khách qua đường bình thường không có quan hệ thân thiết với nhau, gặp rồi quên ngay nhanh chóng, là người khách gặp gỡ tình cờ. Nó không đến một lúc mà đến từ từ, tình cờ khiến cho ta không quan tâm, nếu không thể kiềm chế thì đến khi thói xấu “trở thành người bạn ở chung nhà”. Cho đến khi thân thuộc như người thân, nó sẽ trở thành “ một ông chủ nhà khó tính”, một ông chủ với sự điều khiển chuyên nghiệp, sai bảo chúng ta hết sức khắc nghiệt biến ta từ chủ sang nô lệ. Nếu chúng ta làm trái ý thì ông chủ này có thể quyết định sự sống còn của ta trong lúc đó, chi phối mọi người trong nhà và sẵn sàng trừng phạt nếu không nghe lời.

Ví dụ; từ một học sinh chăm ngoan vì một lí do gì đó bạn không thuộc bài, bài kiểm tra điểm kém và bạn đã nói dối mẹ. Một lần khác, để mẹ được vui bạn đã lỡ mở vở quay cóp trong giờ kiểm tra và sẽ không có thêm lần nữa, nhưng vì sự mê muội ham muốn, lười biếng trong bạn ngày càng dâng cao cuối cùng lại tái phạm nhiều lần nữa. Cho đến khi vào đại học do mất căn bản bạn đâm ra chán nản bỏ bê, cúp tiết rồi bị bạn bè rủ rê lôi kéo và sử dụng ma túy một lần, lúc đầu chỉ làm bạn qua đường , thoáng qua, thỉnh thoảng lại xuất hiện như vô tình, cuối cùng bạn không thể dứt bỏ vì nó đã thân thiết đến khi bạn không làm chủ được nữa, phải lệ thuộc vào nó. Để thỏa mãn cơn nghiện bạn đã ăn cắp tiền gia đình, trộm cướp, giành giật nhằm thỏa mãn ham muốn. Kết quả là bạn trở thành một phần tử của tệ nạn xã hội ngày càng sa đọa cho đến khi bạn chết đi. Ví dụ trên có thể xem là một mắt xích di truyền những thói xấu, từ lúc đầu bạn không ngăn chặn, điều khiển để loại bỏ ra cơ thể mình thì về sau không còn lối thoát cho bản thân.

Thói quen xấu luôn điều khiển con người, để thỏa mãn nó con người bất chấp hậu quả, dù phải dùng mọi thủ đoạn xấu xa đê hèn. Nếu không biết khắc phục bạn sẽ từ thói xấu này dẫn đến nhiều thói xấu khác, thói xấu càng nhiều thì càng phải tử mạng vì nó là “ một ông chủ khó tính”. Thông thường thì những thói xấu hay những hành động sai trái dễ thực hiện hơn nhiều so với những điều tốt. Trong xã hội chúng ta không thể thoát khỏi những thói xấu nhưng ta có thể loại bỏ nó ngay từ đầu bằng ý chí bản thân, đẩy lùi nó để ta trở thành “ ông chủ” điều khiển lại nó, buộc nó phải mất đi.

Bài 4:









TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
anh, ý, , chị, cho, hiểu, kiến, nào, rằng, thế, trên, về
Ðiều Chỉnh
Xếp Bài




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.