Cuộc sống sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản
Có nhiều điều để kể, để viết về cuộc sống sinh hoạt và học tập của những sinh viên khi đi du học. Vui có, buồn có, nhưng quan trọng ở đâu và làm gì, sinh viên Việt Nam vẫn luôn thể hiện sức sống và nghị lực, lòng tự tôn dân tộc.
Sinh sống và học tập tại Nhật Bản quả thật không dễ dàng như tại các nước sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, sự đồng điệu về văn hóa, sự thân thiện của mọi người và nhất là cuộc sống tự lập tại một đất nước phát triển thật sự đã đem lại cho các bạn sinh viên Việt Nam tại Nhật bản quãng thời gian đầy ý nghĩa.
Để có thể sinh sống tại Nhật Bản, một yêu cầu tối thiểu đó là phải biết Tiếng Nhật. Từ biển hiệu ngoài đường, giá cả niêm yết đến hướng dẫn sử dụng sản phẩm đều bằng Tiếng Nhật. Để tìm được một người bán hàng có thể nói được Tiếng Anh quả thật không dễ. Vì vậy các sinh viên sang theo học ở Nhật Bản, dù học bằng Tiếng Anh thì vẫn cần biết Tiếng Nhật tối thiểu để sử dụng trong cuộc sống.
Khi đi du học ở Nhật Bản, các sinh viên Việt Nam có thể ở trong ký túc xá của trường hoặc thuê ngoài để ở. Ở trong ký túc xá của trường, sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi như đi lại gần trường, có bếp chung để nấu nướng không mất tiền ga, điện…Tuy nhiên nhiều khi sẽ không có sự tự do thoải mái và có những chanh trấp không cần thiết. Đơn giản từ việc nấu nướng không hợp khẩu vị, mùi thức ăn cảm thấy khó chịu đến những việc như hết bếp để nấu do vào giờ cao điểm hay mất trộm đồ. Dù vậy nếu ký túc xá không hết chỗ thì đây vẫn là sự lựa chọn hợp lý nhất, do việc thuê ngoài tại Nhật Bản không dễ dàng và cũng khá đắt đỏ. Nhiều bạn sinh viên phải đi theo môi giới hàng tháng mới tìm được nhà ưng ý. Một điều quan trọng khi xem xét thuê nhà ở Nhật Bản đó là hàng xóm, láng giềng xung quanh. Nếu xung quanh là người nước ngoài, nhất là sinh viên thì tốt nhất nhưng nếu là người Nhật Bản thì tiếng ồn là điều cấm kỵ. Nhiều trường hợp các bạn thuê ngoài bị phàn nàn vì ồn ào quá mà thật ra cũng không đến nỗi vậy nếu ở Việt nam. Ngoài ra khi thuê ngoài, các bạn sinh viên sẽ phải chi trả mọi chi phí từ ga, nước đến tiền vệ sinh hàng tháng. Đi lại đến trường cũng bất tiện hơn vì để chọn được chỗ ở hợp túi tiền, phần lớn các bạn sinh viên sẽ thuê nhà ở khu xa trung tâm, xa trường học.
Sự phát triển của Nhật bản được thể hiện rõ nét ở hệ thống giao thông công cộng. Có rất nhiều cách thức để bạn lựa chọn cho việc đi lại của mình như đi bằng Shinkanshen, tàu, tàu ngầm, xe buýt, xe đạp, taxi….Tuy nhiên phần lớn các bạn sinh viên Việt Nam chọn đi xe đạp, tàu, tàu ngầm và xe buýt vì giá taxi và Shinkansen khá đắt đó. Với xe đạp, các bạn chỉ mất khoảng hơn 5,000 Yên (hơn 1 triệu VND) để có một chiếc xe đạp cũ và có thể đi mọi nơi mình thích. Đây là hình thức đi lại tiết kiệm nhất vì dù đi bằng xe buýt hay tàu thì chi phí đi lại cũng rất tốn kém. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể đi lại bằng xe đạp do đường xá xa xôi hoặc do không biết đường đi….
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hầu như các bạn sinh viên Việt Nam ở Nhật bản đều sử dụng máy di động để liên lạc. Tuy nhiên, việc liên lạc bằng máy di động ở Nhật Bản khá rẻ và cũng rất hợp lý đối với các bạn sinh viên. Như việc sử dụng dịch vụ của Softbank, các bạn sinh viên chỉ cần phải trả chi phí ban đầu khoảng hơn 10,000 Yên (hơn 2 triệu VND) và hàng tháng trả 980 Yên cho tiền máy (200,000 VND), thậm chí vào thời gian khuyến mãi, bạn sẽ không phải trả chi phí hàng tháng nữa. Các bạn sinh viên có thể gọi điện cho nhau thoải mái từ 2 giờ sáng đến 9 giờ tối mà không phải mất phí dịch vụ. Việc sử dụng iPhone trong giới sinh viên Việt Nam ở Nhật Bản cũng không phải ít, vì đơn giản bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ của Softbank và chi trả một khoản phí ban đầu, thậm chí có nơi còn không bắt bạn phải trả phí ban đầu mà trừ dần vào các tháng tiếp theo, như một hình thức trả góp vậy.
Tuy nhiên việc học tập tại Nhật Bản cũng rất vất vả và căng thẳng. Các giáo sư giảng dạy yêu cầu cao đối với sinh viên và nghiêm túc trong việc học tập, giảng dạy. Ở Nhật Bản, tính trung thực trong bài làm được đặt lên hàng đầu. Bạn có thể hỏi giáo sư mọi vấn đề bạn còn khúc mắc, bạn quan tâm đế có được hiệu quả tốt nhất cho bài làm của mình. Tuy nhiên, nghiêm cấm mọi hình thức sao chép dù ở bất cứ nguồn nào. Chính điều đó làm cho các bạn sinh viên Việt Nam có ý thức cao trong học tập và làm việc sau này. Nói đến vấn đề học tập, các bạn sinh viên Việt Nam có thể tự hào về thành tích xuất sắc của mình. Như tại trường Đại Học Quốc tế Nhật bản, có năm thủ khoa của cả hai khoa trong trường đều là người Việt Nam và đều được vinh dự phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của trường.
Ngoài thời gian học tập, các bạn sinh viên Việt Nam cũng không quên tạo cho mình một đời sống tinh thần phong phú. Xa gia đình, bạn bè, các bạn sinh viên sẽ không tránh khỏi nhưng lúc buốn và cô đơn. Tuy vậy, bên cạnh các bạn luôn có bạn bè Quốc tế và Việt Nam. Các buổi tụ tập bạn bè nhân dịp nghỉ lễ năm nào cũng diễn ra. Vào các dịp nghỉ đông, nghỉ xuân, các bạn sinh viên thường đi thăm nhau tại các thành phố khác trên đất nước Nhật Bản. Đây vừa là cơ hội gặp gỡ bạn bè vừa để tìm hiểu thêm một miền đất mới của Nhật bản. Những ngày lễ lớn ở Việt Nam như Tết ông công, ông táo; tết cổ truyền…, các bạn sinh viên Việt nam lại quay quần nấu ăn, trò chuyện và thậm chí đốt pháo hoa tưng bừng mừng xuân như ở nhà vậy. Những món ăn cổ truyền cũng được các bạn thể hiện khéo léo bằng các nguyên liệu mua tại Nhật Bản.
Cuộc sống tại một đất nước khác quả thật không dễ dàng nhưng các bạn sinh viên Việt Nam luôn biết cách làm cho đời sống sinh hoạt và học tập của mình diễn ra thật có ích và vui vẻ.
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
|
31-10-2012, 07:32 PM
|
|
Super Moderator
|
|
Để an toàn khi học ở xứ người
Thông tin một du học sinh Việt Nam bị đâm ở Nhật mới đây, một lần nữa làm dậy lên nỗi lo của nhiều phụ huynh có con đi du học. Trước đó, báo chí cũng đã thông tin nhiều vụ việc tương tự: du học sinh bị cướp, bị đánh hội đồng vì kỳ thị sắc tộc, thậm chí bị giết hại…
Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hạnh, trưởng phòng lưu học sinh, cục Đào tạo với nước ngoài, bộ Giáo dục và đào tạo cho biết bất kỳ lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài nào, việc đầu tiên khi đến nước bạn là phải đăng ký quản lý công dân với đại sứ quán Việt Nam ở nước đó, nơi có chuyên viên, cán bộ lo cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, để khi cần sẽ có biện pháp hỗ trợ. “Trong tình trạng cấp thiết, cần sự can thiệp thì báo về bộ Ngoại giao, bộ Giáo dục và đào tạo để chúng tôi biết tình hình cụ thể mà báo với đại sứ quán ở nước ngoài có xử lý phù hợp”, bà Hạnh nói.
Bà Vũ Thị Liên Hương, chuyên viên cục Đào tạo với nước ngoài, bộ Giáo dục và đào tạo cho biết thêm: trước khi các du học sinh lên đường đi du học, cơ quan này thường có những buổi gặp mặt trực tiếp, định hướng cho các em. Mỗi du học sinh sẽ được phát cẩm nang hướng dẫn, trong đó có việc đăng ký công dân ở đại sứ quán để được hỗ trợ, đồng thời nhắc nhở các em thường xuyên liên hệ với gia đình, với bộ Ngoại giao và bộ Giáo dục và đào tạo để có những kênh thông tin cập nhật.
Ngoài ra, bản thân các chuyên viên của cục cũng thường xuyên chủ động liên lạc với các em. Du học nước nào sẽ có chuyên viên nước đó (trực thuộc cục) quản lý. “Các em thường gửi báo cáo định kỳ cho chúng tôi sáu tháng một lần. Chúng tôi cũng liên hệ thường xuyên với các em theo email, điện thoại, trả lời thắc mắc của các em khi cần. Với trường hợp đáng tiếc vừa qua của du học sinh Việt Nam tại Nhật bị kẻ lạ đâm, chúng tôi đã cập nhật ngay thời điểm đó. Chuyên viên phụ trách đã liên lạc ngay với gia đình, với các học sinh cùng trường với em bên đấy. Hiện nay, du học sinh này đã qua cơn nguy kịch, gia đình đã được thông báo để yên tâm”, bà Hương nói.
Cẩm nang giữ mình nơi xứ lạ
Nếu thấy người lạ mặt có những hành vi khả nghi, hãy báo cho bảo vệ hoặc cảnh sát ở gần bạn nhất. Sử dụng hệ thống chuông báo động khi cần. Nếu cần phải đi đâu một mình, hãy nói với bạn cùng phòng, gia đình chủ nhà hay họ hàng nơi bạn đến và khi nào bạn về. Luôn mang theo điện thoại di động và lưu các số điện thoại khẩn trong điện thoại. Không nên đi ra ngoài với người lạ, người mới quen hay người say. Đừng đọc số điện thoại của bạn nếu có ai gọi nhầm tới máy của bạn. Đừng nói với người gọi đến là bạn đang ở một mình. Dập máy khi nhận phải những cú điện thoại tục tĩu. Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ. Báo bảo vệ/cảnh sát khi thấy những món đồ bị bỏ rơi hoặc đáng nghi. Chỉ mang theo người số tiền mặt cần thiết và thẻ tín dụng.
Luôn khoá cửa phòng khi ra ngoài, dù chỉ một lúc. Ghi ký hiệu cá nhân lên đồ vật của mình. Cất cẩn thận và không để trong xe giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng, tiền hay giấy phép lái xe. Sử dụng máy rút tiền tự động ở nơi có nhiều người lui tới, có đèn sáng. Tránh đi đến máy rút tiền tự động một mình vào ban đêm. Không đứng ngay tại máy rút tiền tự động để đếm tiền.
Khi đi đâu xa nên để ý xung quanh. Tránh đi đường tắt. Khi trời tối, nên đi cùng người quen hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Chọn đường có hệ thống chiếu sáng, gần đường giao thông chính. Không nghe headphone khi đi bộ một mình. Nếu nhận thấy đang bị người khác bám theo, nên băng qua phố và đổi hướng đi; luôn nhìn lại phía sau để cảnh báo mình đã nhận ra họ, ghi nhớ đặc điểm nhận dạng để có thể tả lại. Thông báo sự việc với bảo vệ hoặc cảnh sát. Hãy đến trạm cảnh sát hoặc cứu hoả, ký túc xá hoặc toà nhà gần nhất, hoặc chỗ đông người. Nếu không có khu vực nào an toàn gần đó thì hãy bấm còi xe thật to.
Không bước vào thang máy cùng người khả nghi. Luôn khoá cửa phòng và khi có người gõ cửa thì phải hỏi rõ trước khi mở. Không đi nhờ xe. Khi xe hỏng trên đường, nếu có người dừng lại muốn giúp, tốt nhất hãy nhờ người đó gọi điện giúp bạn hơn là đi nhờ xe...
Viet Bao.vn (Theo SGTT)
|
ADS
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|
| | |