Quan niệm tích cực về thời gian - tuổi trẻ qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Quan niệm tích cực về thời gian - tuổi trẻ qua bài thơ "Vội vàng" của Xuân Diệu
"Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian;
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuân tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năng đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bồng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..."
BÀI LÀM
Đoạn thơ này là những dự cảm về sự tàn phai của thời gian, tuổi trẻ, đời người:
"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già".
Người ta gọi Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới không chỉ bởi những cách tân nghệ thuật của ông, đúng như Xuân Diệu từng viết trong tập "Thơ thơ": Ông gửi tập thơ này cho những người trẻ tuổi và cả "trẻ lòng". Những người trẻ, họ có quan niệm thời gian riêng của mình chứ không phải thời gian vĩnh cửu, tuần hoàn như thơ xưa: "Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết/ đêm qua xuân trước một cành mai" (Mãn Giác thiền sư). Những người trẻ, họ không cảm thấy thời gian luân hồi để rồi an phận sống và chết ung dung bình thản như người xưa. Họ xác lập thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại, đời người ngắn tựa bóng câu qua cửa sổ nên mỗi phút giây thời gian qua là ngay lập tức bị đẩy về quá khứ. Xuân Diệu đưa vào trong thơ mình lối định nghĩa cấu trúc tương phản: "Đương tới - đương qua"; "Còn non - sẽ già". Điệp từ "xuân" được láy lại nhiều lần như một ám ảnh, nó không chỉ là ẩn dụ của thời gian mà còn là bước đi của đời người. Không có thời gian tồn tại vĩnh hằng cũng như tuổi trẻ không bao giờ ngự trị, sự vật đang ở thời khắc đẹp nhất nhưng vẫn tiềm ẩn sự tàn tạ trong tương lai. Đây là cơ sở cho sự gắn bó thiết tha của nhà thơ với cuộc đời.
Thi sĩ tiếp tục quay lại với cách nói tương phản:
"Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian".
Khẳng định "lòng tôi rộng" nghĩa là Xuân Diệu đã khéo léo bộc lộ khát vọng tuổi trẻ tồn tại mãi mãi nhưng ngay lập tức nhà thơ nhận ra: "lượng trời cứ chật" để chỉ những quy luật khách quan không cho phép con người sống mãi. Trong quy luật ấy, tuổi trẻ của con người thường mong manh, ngắn ngủi. Lấy cái hữu hạn của kiếp người để so với cái vô hạn của cuộc sống chính là cơ sở để Xuân Diệu cảm thấy nuối tiếc, thấm thía: "Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời".
Trong 7 dòng thơ cuối của đoạn 2, nhà thơ bộc lộ những dự cảm của mình về sự rơi rụng, chia li:
"Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong gió biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?"
"Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa..."
Thi sĩ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi để cụ thể hóa một khái niệm trừu tượng. Tháng năm là thời gian cho thời gian, có thể cảm nhận bằng khứu giác: mùi tháng năm, mùi li biệt, vị chia phôi.
Sự lo âu, cuống quýt được thể hiện rõ trong câu thơ cuối đoạn, thông qua điệp cấu trúc câu cùng việc sử dụng từ cảm thán thể hiện sự đau đớn, tiếc nuối:
"Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa".
Ý thức sâu sắc về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc không là mãi mãi, trong khi cuộc đời tươi đẹp luôn mở rộng xung quanh mình là một tiền đề để Xuân Diệu đưa ra một giải pháp: "Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm". Đó là lời thúc giục của tác giả dành cho chính bản thân mình, cũng là cho tất cả mọi người để chống lại bước đi gấp gáp của thời gian. Dù khổ thơ có cái bất an ngấm ngầm của cái tôi cá nhân nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là quan niệm sống tích cực, chủ động và chân lý nhân sinh vô cùng tích cực của nhà thơ, người luôn luôn sống tận độ.
Phân tích đoạn thơ sau:
"Ta muốn ôm!...Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi".
Đoạn thơ trên nằm ở cuối của bài thơ, như một giải pháp được tác giả đưa ra để chống lại sự ăn mòn của thời gian lên cuộc đời. Nhịp thơ toàn đoạn gấp gáp, ồ ạt và ta lại gặp cái ham hố, say mê của cái tôi cá nhân ở phần đầu bài thơ. Sau những nốt trầm lắng đọng và suy tư của thời gian, tuổi trẻ, đời người, sự chia lìa, cái tôi đã có thể dõng rạc cất lên tiếng nói mạnh mẽ:
Ta muốn ôm.
Đây là câu thơ ngắn nhất trong bài và nhưng cũng là câu lặp lại ý muốn ngông cuồng của thi sĩ ở bốn câu thơ đầu. Xong việc thay thể đại từ nhân xưng từ "tôi" sang "ta" là nhà thơ muốn hòa nhập vào cái ta chung, muốn trở thành thông điệp của con người khi đối diện với toàn vũ trụ, với cuộc sống.
Quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu khác về bản chất với quan niệm sống gấp gáp: người ta sống và hưởng thụ chỉ chú ý đến nhu cầu vật chất, đó chỉ là lối sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình. Trong khi đó lối sống "Vội vàng" của Xuân Diệu không chỉ là tận hưởng và tận hướng, con người chạy đua với thời gian để tận hưởng những giây phút cuộc đời có ý nghĩa.
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
|
ADS
Ðiều Chỉnh |
|
Xếp Bài |
Chế độ bình thường
|
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|