Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 6


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
25-11-2013, 06:05 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Soạn bài ông lão đánh cá và con cá vàng







- Lần thứ hai: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần thứ ba: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần thứ tư: Biển nổi sóng mịt mù.

- Lần thứ năm: Biển nổi sóng ầm ầm, cơn dông tố kinh khủng kéo đến.

+ Biển xanh cũng nổi sóng vì:

- Dó là sự giận dữ của cá vàng và thiên nhiên trước lòng cham không đáy và sự hợm hĩnh quá đáng của mụ vợ ông lão.

- Đó cũng là phản ứng của nhân dân đối với sự tham lam của mụ vợ.

Câu 3. Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ? Khi nào sự bội bạc của mụ lên đến tột cùng.


Câu 4. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.

+ Cảnh kết thúc: Là hình ảnh mụ già ngồi trên bậc cửa trong túp lều rách nát ngày xưa của mình trước cái máng lợn sứt mẻ —> Mụ trở về vạch xuất phát ban đầu của mình với tất cả những thứ xứng đáng dành cho mụ.

+ Ý nghĩa: Những kẻ tham lam xấu xa, bội bạc, độc ác phải bị trừng trị thích đáng.

Câu 5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.

+ Sự trừng trị của cá vàng:

Ở nhân vật mụ vợ có tội lớn:

- Thứ nhất là quá tham lam: tham của cải, tham danh vọng, tham quyền lực - và tất cả những thứ đó đều ở tột đỉnh, không thể chấp nhận => lòng tham không đáy ấy xứng đáng bị trừng trị.

- Tội thứ hai là quá bội bạc: bội bạc với ông lão vừa là người thân, vừa là ân nhân, bội bạc với cá vàng, bắt cá vàng hầu hạ phục dịch mụ, mà cá vàng là người đã đưa đến và đáp ứng mọi yêu cầu của mụ => kẻ cạn tàu ráo máng như vậy phải bị trừng trị.

+ Ý nghĩa của hình tượng cá vàng:

- Cá vàng là biểu tượng của lòng biết ơn của con người đối với những tấm lòng nhân hậu khi mình gặp khó khăn hoạn nạn được người khác cứu giúp.

- Ước mơ về công lí và hạnh phúc của con người.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Có người cho rằng, truyện này nên đặt tên là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng”. Ý kiến của em như thế nào?

+ Truyện có ba nhân vật: mụ vợ, ông lão, và cá vàng, trong ba nhân vật đó thì nhân vật mụ vợ và cá vàng là nhân vật chính, ông lão là nhân vật phụ. Nội dung câu chuyện chủ yếu nói lên sự tham lam bội bạc của mụ vợ. Vì vậy nếu đặt tên truyện là “Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng” cũng có cơ sở của nó.

+ Đặt tên truyện như vốn có của nó “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, đây là hai nhân vật rất đáng yêu, để lại nhiều thiện cảm ở người đọc - Phải chăng đó là ý đồ của tác giả Puskin. Với lại đầu đề của câu chuyện sẽ ngắn gọn hơn.

Câu 2. Hãy kể diễn cảm truyện cổ tích này.

Muốn kể diễn cảm câu chuyện cần chú ý những điều sau đây:

+ Nắm vững chi tiết của truyện.

+ Chú ý nhấn giọng và có ngữ điệu riêng ở các chi tiết, các nhân vật sau đây:

- Giọng của cá vàng

- Giọng ông lão

- Giọng quát tháo của mụ vợ

- Sự thay đổi của cảnh biển

- Sự lặp lại có chú ý: “Ông lão ra biển gọi cá vàng”.

IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Những “phản ứng” của biển tăng dần theo những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão. “Nhân vật” biển tuy không trực tiếp tham gia vào cốt truyện nhưng đã thể hiện rất rõ thái độ của tác giả (và cũng là của nhân dân) trước thói tham lam vô hạn của con người - cụ thể ở đây là mụ vợ của ông lão.

Lòng tham của mụ vợ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

(Nguyễn Trọng Hoàn - Đọc - Hiểu văn bản ngữ văn 6)

Trung tâm của truyện là ba nhân vật: ông lão đánh cá, con cá vàng và mụ vợ. Kể về quan hệ giữa ba nhân vật ấy, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật lặp tăng tiến. Từ đó tính tình, phẩm chất của các nhân vật lộ rõ dần dần. Điều đặc sắc để gắn kết sự tăng tiến trong quan hệ ba nhân vật, thi sĩ Puskin dùng hình ảnh “biển xanh - những ngọn sóng”. Qua những lần biển xanh nổi sóng, chủ đề, ý nghĩa tác phẩm mỗi lúc thêm rõ, thêm nổi bật.

Câu 6. Có người cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?

(Nếu đặt tên truyện là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng thì cũng có cơ sở bởi vì mụ vợ là nhân vật chính. Trong truyện cổ tích thần kì, nhân vật chính thường là nhân vật tích cực và người xưa thường lấy nhân vật chính để đặt tên cho truyện. Nhưng trong trường hợp này, nếu lấy nhân vật phản diện để đặt tên cho truyện thì ý nghĩa của truyện cũng không thay đổi: Nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ ông lão đánh cá.)


(Theo Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo - SĐD 6)

THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.

- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Câu 1. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn nghị luận

a) Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

+ Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.

+ Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.

- Lần thứ nhất đòi một cái máng mới

- Lần thứ hai đòi một tòa nhà rộng

- Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân

- Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng

- Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.

b) Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” được kể theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

Câu 2. Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.

+ Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước (thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân).

+ Hiện tại kể trước, sau đó mới kể bổ sung về quá khứ của thằng Ngỗ (hoàn cảnh, những trò chơi ngỗ nghịch trước đó).

+ Kể theo thứ tự này nhằm tạo sự bất ngờ, gây chú ý.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
soạn bài ông lão đánh cá và con cá vàng




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.