Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
Bài làm
Tục ngữ Việt Nam là một kho tàng quý giá cất giữ niềm tin, nhận thức, tư tưởng, phản ánh xã hội xưa và nay của nhân dân ta. Có thể nói tục ngữ là túi khôn, là tri thức bách khoa dân gian của dân tộc.
Đề tài của tục ngữ vô cùng đa dạng và phong phú. Chúng nói về các hiện tượng tự nhiên, quan hệ giữa con người va thiện nhiên, nói về đời sống vật chất, tinh thần, về các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và xã hội…nhưng nổi bật hơn cả là đề tài lao động với cặp chủ đề công lao - hưởng thụ trong câu tục ngữ sau:
“ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
Có lẽ khi đọc câu tục ngữ này lên thì ai cũng biết nó có nghĩa là “ tay có làm thì hàm mới có nhai, tay không làm thì hàm không có cái để nhai” nhưng câu tục ngữ này không mang ý nghĩa đơn giản như thế mà nó còn mang một ý nghĩa khác – một ý nghĩa giáo dục con người.
Trong câu tục ngữ xuất hiện nhiều hình ảnh “ tay làm, hàm nhai, tay quai, miệng trễ” tượng trưng cho sức lao động, thành quả đồng thời là sự công bằng trong xã hội. Hình ảnh “tay làm” thể hiện sức lao động của con người. Ngược với hình ảnh này là hình ảnh “tay quai” thể hiện sự lười biếng, không làm việc. Nếu như chăm chỉ, cần cù thì bản thân sẽ nhận được thành quả “hàm nhai” xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Một ví dụ đơn giản trong môi trường học đường đó chính là những bạn học sinh giỏi. Có phải là tự nhiên mà họ học giỏi hay là họ phải cố gắng học tập ngày đêm ở nhà lẫn ở trường để được như thế? Trên đời đúng là có những người khi sinh ra đã rất thông minh nhưng nếu như họ không cố gắng tích lũy thêm kiến thức thì làm sao có thể trở thành giỏi được.
Những hình ảnh hoán dụ đơn giản, bình dị, gắn bó thân thiết với mỗi người nhưng thể hiện nhiềy ý nghĩa sâu sắc : “ Có lao động thì mới có thnàh quả; không lao động sẽ không có thành quả, không tạo ra được của cài vật chất. Nổi bật trong câu tục ngữ là nghệ thuật đối lập giữa vế một “tay làm hàm nhai” với vế hai “tay quai miệng trễ”, kèm theo đó là cặp từ đối nhau như tay làm đối với tay quai, miệng nhai đối với miệng trễ đã một phần nào đó nói lên nghệ thuật đặc trưng của tục ngữ Việt Nam.
Nhờ những liên tưởng đồng thời gắn với những hình ảnh quen thuộc đã làm cho những triết lí khô khan, những tư tưởng đạo đức trở nên dễ hiểu, đơn giản nhưng chắt lọc, thấm nhuần vào tư tưởng người Việt Nam như câu tục ngữ “ Tay lam hàm nhai, tay quai miệng trể” đã nhắc nhở, giáo dục cho bản thân mỗi người nên siêng năng, cần cù lao động và sự công bằng trong việc phân phối thành quả lao động. Còn những kẻ lười nhát, không siêng làm việc thì sẽ chẳng bao giờ có của cải, vật chất, mãi mãi không thể giàu có.
Để có được thành quả “hàm nhai” xứng đáng, bản thân mỗi người phải biết tự lao động, cố gắng, phải biết nắm bắt những cơ hội, điều kiện đến với mình. Điều kiện và cơ hội chỉ là một phần nhỏ trong thành quả, quan trọng là ở bản thân mỗi người phải làm thế nào. Người biết lao động thì sẽ thành công còn những người lười biếng thì sẽ bị gạt bỏ khỏi xã hội này. Trên mỗi bước đường thành công không bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
|
ADS
Tags
|
“, câu, của, em, hàm, làm, miệng, ngữ, nghĩ, nhai, quai, suy, tay, tục, trễ”, về |
Ðiều Chỉnh |
|
Xếp Bài |
Chế độ bình thường
|
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|