+ Phân tích những hình ảnh so sánh và ẩn dụ đôi với hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng
a) Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiêu về một ẩn dụ (xem
bảng so sánh trên đây ở cột Gia-ve). Ẩn dụ mà Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-
ve là một con thú chứ không phải là một con người, dù đó là một con người tàn bạo,
độc ác. Ở đây, Gia-ve đã vượt qua ngưỡng một con người tàn bạo, độc ác để thành
một con thú: có nghĩa là sự độc ác của hắn đã lên đến tột đỉnh khiến hắn không còn
thuộc thế giới con người nữa mà đã chuyển sang một con thú, không còn một mảy
may nào, dù là nhỏ nhất, của tính người. Đó là lí do khiến nhà văn đã có dụng ý nghệ
thuật miêu tả Gia-ve như một loài thú như ta thấy trong đoạn trích này.
b) Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ
như ở Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về
Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh một người mẹ rất mực thương yêu đứa
con không may đã qua đời trong một hoàn cảnh đầy thương tâm:
- Giăng Van-giăng ngồi ngắm Phăng-tin và cúi ghé lại gần thì thầm bên tai nàng.
- Đoạn văn gồm những câu hỏi dồn dập: “ông nói gì với chị?... có nghe thấy không?”
- Một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi Phăng-tin khi đi vào cõi chết.
- Hành động “người mẹ sửa sang cho con”, vuốt mắt cho con của Giăng Van-giăng.
- Gương mặt Phăng- tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường.
- Lời bình luận của tác giả: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại.”
Tất cả đã nói lên một cách rõ ràng và sâu sắc: Giăng Van-giăng là biểu tượng đẹp đẽ
của tình thương yêu con người, và tình thương yêu ấy đã bộc lộ một cách chân thành,
tha thiết ngay cả trong lúc sô phận của ông đang rơi vào hoàn cảnh bi dát.
+ Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn. Đó là ngôn ngữ của tác giả. Ở đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng nhấn mạnh và khắc sâu thêm hành động của Giăng Van-giăng khi ông
cúi ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăng-tin. Nó như một lời bình luận của tác giả để
tôn cao thêm cái hành động nhân ái, đầy tình thương yêu con người của Giăng Van-
giăng. Có điều, nhà văn không bình luận bằng những câu nói thông thường mà bằng
những câu hỏi dồn dập, giàu sắc thái biểu cảm như xoáy vào lòng người đọc khiến họ
phải chú ý vào chi tiết nghệ thuật đặc sắc đó, đồng thời cũng là cái cầu nối để mở ra
“một nụ cười không sao tả được” của Phăng-tin khi đi vào cõi chết - nó là điều linh
diệu có được từ hành động nhân ái nói trên. Rõ ràng, ngôn ngữ của tác giả đã góp
phần quan trọng vào câu chuyện kể, làm sâu sắc thêm các chi tiết, sự việc trong truyện.
+ Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giùng và Gia-ve qua đối thoại và hành động.
Cảnh trong đoạn trích có ba nhân vật: Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve (nhân
vật bà xơ Xem-plích, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy chỉ được tác giả nhắc đến).
Ba nhân vật được phân thành hai tuyến khá rõ:
- Tuyến 1: “Những người khốn khổ”, ở tình huống này họ là những nạn nhân: một
người đang bị bắt là Giăng Van-giăng; một người bị ốm, nằm bệnh xá, đang mong
chờ gặp mặt đứa con gái, lại đang bị Gia-ve uy hiếp về mặt tinh thần là Phăng-tin.
Hai con người này có quan hệ cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương của
đồng loại. Giăng Van-giãng đến đây để từ giã Phăng-tin trước khi ông bị Gia-ve bắt.
- Tuyến 2: Chỉ gồm một nhân vật là Gia-ve, thanh tra cảnh sát, đại diện cho chính
quyền của giai cấp đại tư sản, hắn đến đây để canh chừng và để bắt Giăng Van-giăng.
Tuy có ba nhân vật, nhưng mâu thuẫn và xung đột chí diễn ra chủ yếu ở hai nhân vật
đại diện cho hai phe: con người chân chính giàu tình thương là Giăng Van-giăng và
kẻ đại diện cho cường quyền tàn bạo là Gia-ve. Nhà văn đã sử dụng triệt để nghệ
thuật đối lập để khắc họa sâu sắc hai con người với hai chân dung, tính cách hoàn
toàn đối lập nhau, từ đó mà bật nổi ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích.
Nghệ thuật đối lập được sử dụng tinh tế và sắc sảo qua đối thoại và hành động của
các nhân vật. Dưới đây là những gợi ý, các em căn cứ vào đó tìm những dẫn chứng
trong đoạn trích, phân tích để làm sáng tỏ.
Giăng Van-giăng
- Điều quan tâm duy nhất của ông trong
lúc này Là Phăng-tin (bệnh tình, tình
cảm, đứa con gái,...) chứ không phải là
việc ông bị bắt (chính ông đã tự thú để
cứu môt nạn nhân).
- Mọi hành động, lời cầu xin của ông đối
với Gia-ve đều vì Phăng-tin (phân tích lời
cầu xin và hai hành động: rút thanh
giường; các hành động đôi với Phăng-tin
khi nàng đã chết...)
- Lời thoại điềm tĩnh, tự tin của người tự
biết mình, và không hề có dấu hiệu gì tỏ
ra sợ hãi Gia-ve. Chú ý ba lời thoại quan
trọng:
+ Tôi biết là anh muốn gì rồi (đầu cảnh).
+ Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc
này (khi Phăng-tin đã chết).
+ Giờ thì tôi thuộc về anh (cuối cảnh).
Gia-ve
- Điều quan tâm duy nhất của hắn trong
lúc này là canh chừng để bắt Giăng Van-
giăng. Và khi thấy Phăng-tin, dù nàng
đang ốm và đau khổ vì chưa được gặp
con, hắn vẫn không tiếc lời lăng nhục
nàng.
- Nhà văn đã miêu tả hắn như một loài
thú:
+ Tiếng nói man rợ và điên cuồng như
tiếng thú gầm.
+ Cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm
răng.
+ Giậm chân, phát khùng, hét lên,...
+ Ngôn ngữ tục tằn, thô lỗ, ra oai,...
(mày, tao, con đĩ, đồ khỉ, chó đểu, câm
họng, không thèm nghe,...)
- Nhưng trước thái độ tự tin đầy sức
mạnh của Giăng Van-giăng, hắn lại run
sợ, lùi ra phía cửa, mắt không rời Giăng
Van-giăng.
• Tóm tắt tác phẩm
Những người khốn khổ là bộ tiểu thuyết đồ sộ của Vích-to Huy- gô gồm năm phần:
Phần thứ nhất: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uý; phần thứ tư:
Tình ca phố Pơ-luy-mè và anh hùng ca phố XanIì Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-
giăng.
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù
khổ sai vì ăn cắp một mẩu bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người
xua đuổi, trừ đức giám mực Mi-ri-en. Được cảm hóa bằng tình thương, Van-giăng coi
đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trướng
và chu nhà máy giàu có, ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô
thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con. Song gã thanh tra cảnh sát
Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà
không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay đổi
họ tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới
nấm mồ, “cỏ che, mưa xóa”. Thời gian sau này của Van-giăng, có mấy sự việc cần
chú ý: ông tìm đến chuộc bé Cô-dét đang sống khổ sở tại nhà Tê-nác-đi-ê đưa lên Pa-
ri nuôi giấu; có mặt trên chiến lũy trong cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại
chính quyền của giai cấp đại tư sản nổ ra ở Pa-ri vào tháng Sáu năm 1832, cứu sống
Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-đét và lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của họ. Sau khi
lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp
hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những
lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.”