Hỏi đáp Thuế GTGT, Hóa đơn chứng từ
Câu hỏi 1: Cty chúng tôi vừa mới phát sinh 1 nghiệp vụ như sau : đổi hàng với đối tác có xuất hóa đơn VAT , chỉ thanh toán phần chênh lệch giá mua - giá bán , trị giá hóa đơn trên 20 triệu đồng . Xin Quý Cục hướng dẫn để được khấu trừ VAT đầu vào ?
Căn cứ điểm 1.3.b Mục III, điểm 2.4.b Mục IV Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT:
"...
Hàng hoá, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa bán ra; bù trừ công nợ; thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng mà các phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Khi kê khai hoá đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh ghi rõ phương thức thanh toán được quy định cụ thể trong hợp đồng vào phần ghi chú trên bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào".
" b) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng".
Kiểm tra thấy năm 2009 làm báo cáo quyết toán không khớp với sổ sách. Do năm 2009 la mới thàng lập nên vẫn bị lỗ,nên ko ảnh hưởng đến phần nộp thuế. Vậy mình làm một bản mơi cho quyết toán 2009 rồi phô tô quyết toán đã nộp năm 2009 rồi đi nộp lại, hay là làm KHBS
Tại Thông tư 28/2011/TT-BTC quy định, cho phép: "5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế: a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế." Nếu bạn sai Báo cáo tài chính năm, thì bạn phô tô báo cáo cũ đã nộp và đem nộp cùng báo cáo tài chính mới. Nếu bạn sai Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp/ Quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì bạn lập Tờ khai quyết toán thuế mới bằng cách vào Tờ khai bổ sung và lập mới, sau đó nộp cùng bản phô tô Tờ khai quyết toán đã nộp!
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
Lý do: update
|
01-11-2012, 08:43 AM
|
|
Super Moderator
|
|
Hỏi đáp về hóa đơn chứng từ
HỎI ĐÁP VỀ HÓA ĐƠN CHỨNG TỪ
1/ Về hoá đơn chứng từ khi Doanh nghiệp chuyển đổi địa chỉ kinh doanh.
- Tại khoản 2 Điều 9, Điều 25 Thông tư 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ có quy định:
“…
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.
…”
“Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn:
….Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi trước ngày gửi thông báo phát hành hoá đơn tới cơ quan thuế nơi chuyển đến (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh có thay đổi cơ quan thuế quản lý thì Chi cục thuế phải hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện như sau:
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đi:
Doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh đến địa bàn khác địa bàn cơ quan thuế đang quản lý trực tiếp thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi trước ngày gửi thông báo phát hành hoá đơn tới cơ quan thuế nơi chuyển đến (mẫu số 3.10 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010/TT-BTC).
- Tại cơ quan thuế nơi chuyển đến:
Doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh phải gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng (Theo quy định tại Khoản 2, điều 9 Thông tư 153/2010/TT-BTC) kèm bản photo BC26 và bảng kê 3.10.
Các bộ phận (Đội) có liên quan như: tuyên truyền hỗ trợ, kiểm tra, ấn chỉ, quản lý nợ, kê khai-kế toán thuế phải phối hợp thực hiện kịp thời để doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh sử dụng hoá đơn một cách thuận lợi, liên tục, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Nghiêm cấm việc yêu cầu các doanh nghiệp phải gửi hồ sơ, báo cáo không có trong quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp tục sử dụng hoá đơn khi thay đổi địa chỉ kinh doanh.
2/ Về hoá đơn mẫu khi làm thủ tục Thông báo phát hành hoá đơn:
Căn cứ công văn số 1700/TCT-CS ngày 18/5/2011 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoá đơn theo Thông tư 153/2010/TT-BTC:
“…được sử dụng 1 số hoá đơn đầu tiên mà đơn vị đã nhận để thực hiện thông báo phát hành hoá đơn với cơ quan thuế. Trên hoá đơn dùng làm mẫu gạch bỏ số thứ tự đã in sẵn và đóng chữ “mẫu” để làm hoá đơn mẫu, các hoá đơn dùng làm hoá đơn mẫu không phải thực hiện thông báo phát hành (không kê khai vào số lượng hoá đơn phát hành tại Thông báo phát hành hoá đơn).”
Trường hợp các cơ sở kinh doanh khi làm thủ tục Thông báo phát hành hoá đơn không còn hoá đơn mẫu để gửi kèm theo Thông báo phát hành theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 153/2010/TT-BTC thì cơ sở kinh doanh có thể sử dụng 1 số hoá đơn đầu tiên chưa thông báo phát hành để làm hoá đơn mẫu theo hướng dẫn nêu trên.
3/ Về ngày bắt đầu được sử dụng hóa đơn.
Tại khoản 4 Điều 9 Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ quy định:
“Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.”
Tại văn bản 4271/BTC-TCT ngày 01/04/2011của Tổng Cục Thuế có hướng dẫn:
“…các doanh nghiệp sử dụng phần mềm tự in hóa đơn kịp thời thông báo phát hành hóa đơn để sử dụng, đối với các thông báo phát hành hóa đơn được lập đúng theo quy định, tổ chức, cá nhân được bắt đầu sử dụng hóa đơn ngay sau khi gửi thông báo phát hành cho cơ quan thuế.”
Về nguyên tắc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn sau khi thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC. Văn bản số 4271/BTC-TCT ngày 01/04/2011 của Tổng cục Thuế chỉ áp dụng 01 lần đầu đối với doanh nghiệp không kịp đặt in hóa đơn để sử dụng theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP.
4/ Về xử phạt đối với hành vi sử dụng hoá đơn trước khi Thông báo cho cơ quan thuế.
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 18036/BTC-TCT ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung trong quá trình thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 153/2010/TT-BTC, cụ thể:
Trong năm 2011, trường hợp người bán lập và giao hoá đơn cho người mua trong thời hạn 10 ngày trước khi gửi Thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế thì người bán bị xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 51, nếu người bán lập và giao hoá đơn cho người mua quá 10 ngày mà chưa thông báo phát hành hoá đơn, người bán đã kê khai thuế đầy đủ thì xử phạt theo quy định tại khoản 2, Điều 32 nghị định số 51/2010/NĐ-CP (Văn bản số 18036/BTC-TCT chỉ áp dụng trong năm 2011, năm 2012 thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP).
Lưu ý: Về nguyên tắc xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP: Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa.
5/ Về chứng từ khi luân chuyển hàng hoá bán hàng vãng lai:
Tại khoản 2.9 phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC có quy định:
“Tổ chức, cá nhân xuất hàng đi bán lưu động thì phải sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ, khi bán hàng cho khách hàng thì phải sử dụng hóa đơn xuất cho khách hàng”
Do đó, việc Công ty TNHH MTV Hoàng Nguyễn Huy (Chi cục Thuế Cần Giờ quản lý) khi bán hàng vãng lai không sử dụng hóa đơn hợp pháp xuất cho khách hàng mà chỉ xuất sau (trong vòng 24h) là không đúng quy định.
6/ Về việc mất hoá đơn khi thanh lý hợp đồng mua bán bất động sản hình thành trong tương lai
Trường hợp người mua là cá nhân không kinh doanh làm mất hoá đơn liên 2 bản gốc, Cục Thuế Thành phố đã có văn bản số 5381/CT-TTHT ngày 18/7/2012 hướng dẫn Chi Cục Thuế Nhà Bè, cụ thể:
Trường hợp Chi nhánh Công ty TNHH xây dựng, sản xuất thương mại Tài Nguyên (Chi nhánh) ký hợp đồng bán bất động sản hình thành trong tương lai cho khách hàng, khi thu tiền theo tiến độ Chi nhánh đã lập hoá đơn giao cho khách hàng theo đúng quy định, nay nếu người mua làm mất hoá đơn liên 02 bản gốc thì người mua và Chi nhánh lập thủ tục báo mất hoá đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đồng thời người mua làm mất hoá đơn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 51/210/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ.
7/ Về hoá đơn chứng từ đối với Doanh nghiệp bán lẻ (mỗi hoá đơn bán hàng có giá trị trên 200.000đ) và số lượng hàng bán trên 200 hoá đơn/ngày.
- Tại tiết b khoản 2 Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ có quy định:
“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.”
- Căn cứ Công văn số 3378/TCT-CS ngày 22/09/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn chứng từ đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ thì:
“… Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long, đối tượng khách hàng chủ yếu của các siêu thị của Công ty là người tiêu dùng cuối cùng, các siêu thị của Công ty đều sử dụng Phần mềm tính tiền, khách hàng mua hàng tại các siêu thị đều được cung cấp Phiếu tính tiền được in ra 1 liên duy nhất, trên Phiếu tính tiền có các tiêu thức: Tên, địa chỉ, MST của doanh nghiệp kinh doanh siêu thị; tên hàng hóa, giá trị, số lượng, thuế suất thuế GTGT; tổng tiền thanh toán; tên nhân viên thu ngân, số thứ tự của phiếu, quầy thu ngân … Dữ liệu trên Phần mềm tính tiền (hoặc Phần mềm bán hàng) được lưu trữ để phục vụ công tác quản trị nội bộ. Việc đối chiếu tiền – hàng được đối chiếu khớp giữa ba bộ phận: Thu ngân, Quỹ và Kế toán. Cuối ngày, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long in Bảng tổng hợp bán hàng làm căn cứ hạch toán kế toán.
Căn cứ các quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC và đặc điểm của ngành kinh doanh siêu thị bán lẻ nêu trên, Tổng cục Thuế giao Cục thuế thành phố Hà Nội kiểm tra thực tế, nếu đơn vị đáp ứng các điều kiện nêu trên thì hướng dẫn đơn vị:
- Đối với những khách hàng mua hàng tại các siêu thị của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long, khi khách hàng thanh toán, siêu thị lập và giao Phiếu tính tiền được in từ Phần mềm tính tiền cho khách hàng.
- Đối với khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn GTGT thì Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ siêu thị Big C Thăng Long phải lập và giao hóa đơn cho khách hàng (kể cả những khách hàng mua hàng hóa có giá trị dưới 200 nghìn nhưng có yêu cầu lấy hóa đơn GTGT). Những khách hàng không yêu cầu lấy hóa đơn GTGT, cuối ngày, căn cứ trên tổng giá trị Phiếu tính tiền doanh nghiệp được lập chung một (01) hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn GTGT phát sinh trong ngày. Chỉ tiêu người mua trên hóa đơn ghi rõ là khách hàng mua lẻ không lấy hóa đơn.”
Căn cứ các quy định nêu trên thì chỉ có các đơn vị bán lẻ xăng dầu (quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC) và siêu thị Big C Thăng Long (hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại công văn 3378/TCT-CS) khi bán hàng có giá trị trên 200.000 đồng/lần trở lên nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị được phép lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày. Các trường hợp khác khi bán hàng phải lập hoá đơn theo đúng quy định. Tuy nhiên hiện nay có nhiều Siêu thị, đơn vị cũng có hoạt động kinh doanh bán lẻ tương tự như trường hợp của siêu thị Big C kiến nghị được áp dụng việc lập hóa đơn như công văn số 3378/TCT- CS. Vấn đề này Cục Thuế đã có văn bản báo cáo và xin ý kiến Tổng Cục Thuế. Khi Tổng Cục Thuế có hướng dẫn Cục Thuế sẽ thông báo cho các Chi cục Thuế, các Phòng biết để thực hiện.
8/ Sử dụng hóa đơn khi xuất bán hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu tại chỗ.
Tại khoản 2.c Điều 3, khoản 1.k Điều 4 Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ có quy định:
“ Hoá đơn xuất khẩu là hoá đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại.”
“…Tổ chức, cá nhân được sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại”
Căn cứ Công văn số 6282/BTC-TCT ngày 16/5/2011 của Bộ Tài chính về sử dụng hoá đơn đối với loại hình xuất khẩu tại chỗ:
“ Điều 3; Điều 4, Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn “Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, hình thức và nội dung theo thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật về thương mại”;
“Tổ chức, cá nhân được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, thời điểm trước ngày 01/01/2011, trường hợp doanh nghiệp có hoạt động gia công xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật Thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công hàng hóa với nước ngoài thì phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, ghi rõ tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam.
Kể từ ngày 01/01/2011, trường hợp doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tại chỗ thì được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu cho hoạt động này. Do đó hồ sơ Hải quan đối với loại hình xuất khẩu tại chỗ được quy định tại Khoản 4 Điều 41 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn xuất khẩu thay cho hóa đơn giá trị gia tăng.”
Như vậy từ ngày 01/01/2011 khi bán hàng vào khu phi thuế quan doanh nghiệp sử dụng hoá đơn GTGT, trường hợp doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu tại chỗ thì được đăng ký với cơ quan thuế về việc sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hoá đơn xuất khẩu cho hoạt động này.
9/ Về sử dụng hoá đơn xuất khẩu và đồng tiền ghi trên trên hoá đơn:
Căn cứ khoản 2.e Điều 14 Thông tư số 153/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ:
“Đồng tiền ghi trên hoá đơn
Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hoá đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn.”
Căn cứ công văn số 4355/BTC-CT ngày 3/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đồng tiền ghi trên hoá đơn,
Trường hợp doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài thì phải lập hoá đơn xuất khẩu giao cho khách hàng nước ngoài. Việc Chi cục Thuế phản ánh cơ sở kinh doanh khi xuất khẩu hàng hoá lập hoá đơn xuất khẩu nhưng không giao cho khách hàng (hóa đơn vẫn còn trong cuốn) là không đúng quy định.
Về đồng tiền ghi trên hóa đơn: Nếu khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ thì đồng tiền thể hiện trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 2.e Điều 14 Thông tư 153/2010/TT-BTC (ghi bằng nguyên tệ).
Trường hợp doanh nghiệp phát hiện đã lập hóa đơn không đúng theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp và khách hàng lập biên bản huỷ hóa đơn để lập lại hóa đơn mới theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
10/ Về việc lập hóa đơn đối với trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Trường hợp Doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài nhưng được xác định là có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì dịch vụ này không được xem là dịch vụ xuất khẩu, phải áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%. Khi cung cấp dịch vụ cho tổ chức ở nước ngoài, Công ty sử dụng hoá đơn GTGT, đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp Công ty được phép bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ thì đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng ngoại tệ, thực hiện theo hướng dẫn tại tiết e Khoản 2 Điều 14 Chương III Thông tư số 153/2010/TT-BTC.
11/ Về xử lý đối với hành vi mất hoá đơn nhưng đến năm 2012 mới phát hiện.
Trường hợp doanh nghiệp phát hiện mất hoá đơn đầu vào của năm 2010 trong thời gian hiệu lực thi hành của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 153/2010/TT-BTC thì xử lý theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Thông tư số 153/2010/TT-BTC.
Tham khảo Công văn số 6194/CT-TTHT ngày 17/9/2012 của Cục Thuế TP. HCM Về nội dung cuộc họp giao ban công tác Tuyên truyền – Hỗ trợ quý II/2012
|
Lý do: update
ADS
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|
| | |