Giải bài tập địa lí lớp 12- Bài 7 Đất nước nhiều đồi núi (tiếp)
Câu 1: Dựa và kiến thức đã học và quan sát hình 6, nhận xét về địa hình của hai đồng bằng này? Từ kiến thức đã học kết hợp với hình 6, ta đưa ra nhận xét về hai đồng bằng này như sau: * Đồng bằng sông Hồng
- Diện tích : 15.000 km2
- Hình dạng : Tam giác.
- Điều kiện hình thành : Được hình thành do phù sa hệ thống sông Hồng và hệ sông Thái Bình bồi đắp dần vào vịnh biển nông & thềm lục địa mở rộng.
- Được khai thác từ lâu đời làm biến đổi mạnh, có hệ thống đê ngăn lũ, mở rộng từ 80 -100m/năm
- Đất đai: Trong đê không được bồi phù sa gồm các ruộng bậc cao bạc màu & ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được bồi phù sa.
- Địa hình : cao ở phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bị chia cắt thành các ô trũng.
* Đồng bằng sông Cửu Long
- Diện tích : 40.000 km2 .
- Hình dạng : hình thang.
- Điều kiện hình thành : Được bồi tụ bởi phù sa của sông Tiền và sông Hậu, bồi đắp dần vào vịnh biển nông & thềm lục địa mở rộng
- Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, mở rộng từ 60 -80 m/năm.
- Đất đai: được bồi phù sa hàng năm. Mùa khô 2/3 diện tích Đbằng là đất phèn, đất mặn do nước triều lấn mạnh
- Địa hình : thấp và phẳng, mùa lũ ngập trên diện rộng. Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên .
Câu 2: Dựa vào hình 6, nêu nhận xét về đặc điểm của vùng đồng bằng cen biển miền Trung?
Dựa vào hình 6 ta thấy, đồng bằng ven biển miền Trung có những đặc điểm sau: - Đồng bằng ven biển kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
- Đồng bằng thường là những đồng bằng nhỏ hẹp, và chia thành các đồng bằng nhỏ: Thanh- Nghệ- Tĩnh, Bình –Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Định, Phú Yên, Khánh Hòa…
- Các đồng bằng ở đây thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là đồng bằng.
Câu 3: Hãy nêu các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của khu vực đồi núi?
Đất nước ta có nhiều đồi núi đã tạo thế mạnh để phát triển kinh tế - Xã hội: - Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.
- Khoáng sản: gồm có nhiều mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh tập trung ở vùng đồi núi . Đó là nguồn nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Mỏ nội sinh gồm các loại như : sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, crom, vonfram, vàng, pyrit…
+ Mỏ ngoại sinh gồm các loại như : apatit, boxit, than các loại, đá vôi, vật liệu xây dựng…
- Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn như sông Đà, sông Đồng Nai…
- Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái …Ví dụ tiêu biểu như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn…
- Địa hình : Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.
Câu 4: Việc khai thác sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây ra những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta?
Việc khai thác và sử dụng đất và rừng không hợp lí đã mang lại những hậu quả nghiêm trọng mà bất cứ ai cũng có thể nhận thấy được. Đó chính là: - Gây lũ nguồn, lũ quét, ngập lụt ở vùng đồng bằng.
- Xói mòn, trượt lở đất ở miền đồi núi.
- Thu hẹp dần môi trường sống của nhiều loại động vật.
- Làm mất cân bằng môi trường sinh thái.
Câu 5. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có những điểm gì giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất ? Giống nhau: - Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
- Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.
Khác nhau
* Đồng bằng sông Hồng
- Do phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bồi tụ nên.
- Địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê được bồi phù sa hằng năm.
- Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Vùng trung du có đất xám trên phù sa cổ.
* Đồng bằng sông Cửu Long
- Do phù sa của của hệ thống sông Mê Công bồi tụ nên.
- Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. . Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… bị ngập nước vào mùa lũ.
- Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm. Tính chất tương đối phức tạp với ba nhóm đất chính là đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn.
Câu 6: Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung? Diện tích : 15.000 km2, kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận khoảng 1300 km. - Biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng bằng.
- Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa sông.
- Đồng bằng thường hẹp ngang và chia thành các đồng bằng nhỏ: Thanh- Nghệ- Tĩnh, Bình –Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh thuận, Bình Thuận. Một số ĐB mở rộng ở cửa sông lớn như: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa.
- Thường phân chia thành ba dải: giáp biển là đầm phá, giữa là vùng thấp trũng, trong cùng là đồng bằng
Câu 7: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta? a, Khu vực đồi núi * Các thế mạnh
- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Mỏ nội sinh : sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, crom, vonfram, vàng, pyrit…
+ Mỏ ngoại sinh : apatit, boxit, than các laoij, đá vôi, vật liệu xây dựng…
- Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.
- Địa hình : Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.
- Nguồn thủy năng: các sông miền núi (sông Đà, sông Đồng Nai…) có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
- Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái …), tiêu biểu như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn…
* Các mặt hạn chế
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất …)
- Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.
- Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
- Vùng núi đá vôi thường thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước.
- Cuộc sống của người dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển KT cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.
b. Khu vực đồng bằng
* Các thế mạnh
- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo (ĐBSH, ĐBSCL, DHMT).
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ ĐBSH : có thể khai thác đá vôi ở rìa TN, khí tự nhiên ở Thái Bình, than nâu ở các tầng sâu của đồng bằng
+ ĐBSCL : khai thác đá vôi ở Kiên Giang, than bùn ở U Minh, Đồng Tháp Mười.
+ DHMT : có sắt, sét, cao lanh, đá vôi…
- Suốt chiều dài dọc bờ biển có rừng ngập mặn nhất là ở ĐBSCL, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị như gỗ, tinh dầu từ tràm, ong mật…
- Nguồn thủy sản nước ngọt và nước lợ rất lớn ở các đồng bằng, nhất là ở ĐBSCL. Khả năng nuôi trồng thủy sản rất cao.
- Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
* Hạn chế
- Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ….
- Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa.
- Khí hậu Trái Đất nóng lên làm băng ở cực tăng, nước biển dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt các đồng bằng châu thổ màu mỡ của nước ta.
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
|
ADS
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|