Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 6


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
25-11-2013, 04:54 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Soạn bài sự tích hồ gươm






Câu 4. Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.

+ Định nghĩa truyền thuyết

Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

+ Những truyền thuyết đã học: Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh, vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân với nước... Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc toát ra nhiều ý nghĩa... Truyện giải thích tên hồ Hoàn Kiếm đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

(Theo Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo - SĐD).

CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà mọi người muốn đặt ra trong văn bản.

- Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có ba phần:

- Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;

- Phần Thân bài kể diễn biến của sự việc;

- Phần Kết bài kết cục của sự việc.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự.

Đọc bài văn về danh y Tuệ Tĩnh

1) Phẩm chất của Tuệ Tĩnh?

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông bị gẫy đùi đã thể hiện nhân đức của người thầy thuốc khi chữa bệnh:

- Coi trọng người bệnh, không phân biệt, sang - hèn - giàu nghèo.

- Bệnh nặng chữa trước, bệnh nhẹ chữa sau => lấy sự an nguy của bệnh nhân làm tiêu chuẩn hàng đầu.

- Không tham tiền bạc, không sợ quyền uy.

2) Chủ đề bài văn

+ Chủ đề của bài văn là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh.

+ Chủ đề đó được thể hiện trực tiếp qua những câu văn sau:

- Anh về nói với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho chú bé này trước, vì chú nguy hơn.

- Không! Ta phải chữa gấp cho chú bé này, để chậm tất có hại.

- Bắt tay ngay vào chữa trị... qua gần trọn buổi chú bé nhà nông đã được bó nẹp.

- Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ.

- Trời sập tối chợt nhớ tới nhà quý tộc, ông vội vã ra đi không kịp nghỉ ngơi.

3) Nhan đề tác phẩm

+ Cho ba tựa đề:

- Tuệ Tĩnh và hai người bệnh.

- Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh.

- Y đức của Tuệ Tĩnh.

+ Cả ba nhan đề, nhan đề nào cũng thể hiện chủ đề của tác phẩm. Nhưng xét về mặt khái quát, thì có lẽ nhan đề thứ ba là hợp lí nhất: Y đức của Tuệ Tĩnh.

+ Chúng ta cũng có thể đặt những nhan đề khác cho bài văn như:

- Lương tâm của người thầy thuốc.

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng.

4) Yêu cầu của các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài:

+ Mở bài: Giới thiệu về danh y Tuệ Tĩnh và sự việc cứu giúp người bệnh của ông.

+ Thân bài: Kể về việc Tuệ Tĩnh cứu giúp chú bé con nhà nông vì bệnh tình nguy kịch mà từ chối chưa đến thăm bệnh cho nhà quý tộc.

+ Kết bài: Kết cục sự việc - Tuệ Tĩnh đi thăm bệnh cho nhà quý tộc khi trời đã tối mà không kịp nghỉ ngơi.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Đọc truyện “Phần Thưởng” và trả lời câu hỏi

a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào tập trung cho chủ đề?

+ Chủ đề câu chuyện nhằm biểu dương sự thông minh, trung thực, thẳng thắn của người nông dân.

+ Chế giễu thói tham lam chuyên ăn hối lộ của bọn quan lại.

Sự việc tập trung biểu hiện cho chủ đề:

Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa hạ thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần mỗi người hai mươi lăm roi.

b) Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài

+ Phần Mở bài: Câu đầu tiên của truyện “Một người... dâng tiến nhà vua”.

+ Phần Thân bài: Từ “Ông ta tìm... hai mươi lăm roi”.

+ Phần Kết bài: “Nhà vua bật cười... một nghìn rúp”.

c) Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề.

+ Bố cục: giống nhau về diễn biến của sự việc để đi đến kết cục.

+ Khác nhau:

- Truyện Tuệ Tĩnh: ca ngợi lòng thương người.

- Truyện Phần Thưởng nói về sự thưởng phạt công minh.

d) Sự việc trong bài thú vị ở chỗ nào?

+ Sự việc ở trong bài thú vị ở chỗ người nông dân xin nhận phần thưởng của vua ban là năm mươi roi, chia đều cho hai người.

+ Ý nghĩa:

- Làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn.

- Thể hiện sự thông minh, tài trí của người nông dân: Vạch mặt sự tham lam của viên cận thần kia một cách rất khéo léo.

Câu 2. Đọc các bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” và “Sự tích Hồ Gươm”, xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc câu chuyện như thế nào?

+ Mở bài

- Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

- Truyện Sự tích Hồ Gươm

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

Như vậy cả hai mở bài đều giới thiệu chung về nhân vật và sự việc sắp xảy ra.

+ Kết bài

- Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”

Từ đó oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.

- Truyện “Sự tích Hồ Gươm”.

Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

=> Kết bài của hai câu chuyện đều kể về kết cục của sự việc: lí giải về một hiện tượng trong đời sống.

TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề, để nắm vững yêu cầu của đề bài.

- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.

- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

1. Đề văn tự sự


2. Cách làm bài văn tự sự

+ Muốn làm một bài văn tự sự trước hết phải lập dàn bài.

+ Các bước lập dàn bài phải tiến hành như sau:

a) Tìm hiểu đề.

b) Lập ý.

c) Lập dàn ý.



Tham khảo thêm

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng trời, được nhân dân hết lòng ủng hộ.
2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
3. Sức mạnh của gươm thần:
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
4. Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
5. Ý nghĩa:
- Truyện Sự tích Hồ Gươm trước hết giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm) nhưng điều chủ yếu nhân dân ta muốn nói đến là tính chất chính nghĩa, hợp lòng trời, được nhân dân ủng hộ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.


6* Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.


III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:
Thời giặc Minh đô hộ nước ta, Lê Lợi dựng cờ tụ nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần.
Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền dạo quanh hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
2. Lời kể:
Việc xác định lời kể cần dựa trên cơ sở đọc văn bản thể hiện diễn biến của câu chuyện.
- Đoạn Lê Thận kéo lưới ba lần đều chỉ thấy thanh sắt: kể cao giọng, thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.
- Tiếng reo của Lê Thận khi nhận ra đó là một thanh gươm ("Ha ha! Một lưỡi gươm") có sắc thái ngạc nhiên, vui sướng.
- Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi ("Đây là Trời có ý... báo đền Tổ quốc"): cần kể bằng giọng trang trọng, thiêng liêng.
- Đoạn nói về chiến thắng của nghĩa quân sau khi có được thanh gươm thần (Từ đó nhuệ khí... không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước"): kể bằng giọng hào hùng, sảng khoái.
3. Tác giả dân gian đã không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng lúc là có ý ngợi ca sự thông minh tài trí của Lê Lợi. Bởi nếu không có sự nhanh trí của Lê Lợi khi lắp ghép các sự kiện rời rạc với nhau thì chiếc gươm thần của Long Quân không thể đến với vị chủ tướng và giúp nghĩa quân thắng lợi được.
4*. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long, đó là một chủ ý của tác giả dân gian. Việc trả gươm ở Hồ Gươm vừa giải thích về tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm) vừa như là một sự báo công của Lê Lợi với Long Quân. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh hoá thì chắc chắn một phần ý nghĩa của truyền thuyết (phần giải thích tên gọi) sẽ không có điều kiện được nêu ra.
5. Nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.
Gợi ý:
- Về định nghĩa truyền thuyết (xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).

- Các truyền thuyết đã học: xem lại mục lục và tự thống kê.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
soạn bài sự tích hồ gươm




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.