Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 6


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
25-11-2013, 05:08 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Soạn bài thạch sanh







- Là người dũng mãnh, có sức khỏe phi thường.

- Là người yêu chuộng hòa bình và công lí.

Thạch Sanh là nhân vật lí tưởng mà nhân dân ước ao và ngưỡng mộ.

Câu 3. Trong truyện hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập nhau.


Câu 4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.

[SPOILER]+ Ý nghĩa của tiếng đàn kì diệu:

- Tiếng đàn của tâm hồn, của tình yêu (tiếng đàn thể hiện tâm hồn nghệ sĩ yêu đời của Thạch Sanh, và nhờ tiếng đàn ấy Thạch Sanh đã bắt được nhịp cầu đến với công chúa).

- Tiếng đàn giải oan, vạch trần tội ác (giải nỗi oan khuất cho Thạch Sanh, và vạch trần tội ác của mẹ con Lý Thông).

- Tiếng đàn của hòa bình và công lí (tiếng đàn đã làm mềm lòng, nhụt chí đội quân của mười tám nước chư hầu - bởi đây là tiếng nói của hòa bình chính nghĩa, đó là nghệ thuật mưu phạt công tâm - đánh vào lòng người).

+ Ý nghĩa của niêu cơm thần kì:

- Niêu cơm vô tận (ăn mãi không hết, xới mãi vẫn đầy).

- Niêu cơm của hòa bình và nhân đạo (đối xử khoan hồng tử tế với kẻ bại trận).

- Là khát vọng muôn đời của nhân dân về cơm no áo ấm.

Câu 5. Ý nghĩa của phần kết thúc truyện, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ.

+ Kết thúc truyện:

Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa Quỳnh Nga và lên nối ngôi vua, còn mẹ con Lý Thông bị sét đánh chết hóa thành kiếp bọ hung.

+ Ý nghĩa:

- Thể hiện khát vọng về cuộc sống công bằng (người hiền lành phải được sống hạnh phúc, kẻ tham lam độc ác phải bị trừng trị).

- Ước mơ người có tài năng được sử dụng đúng vị trí, không phân biệt thành phần xuất thân (Thạch Sanh nối ngôi vua).

+ Đây là kết thúc phổ biến mà ta thường gặp trong truyện cổ tích:

- Truyện Tấm Cám - Mẹ con Cám độc ác phải chết, cô Tấm hiền lành xinh đẹp trở thành hoàng hậu sống hạnh phúc.

- Truyện Sọ Dừa: Hai cô chị kiêu kì, ác độc phải bỏ đi biệt xứ, còn cô út nhân hậu, tốt bụng làm bà trạng sống hạnh phúc với người chồng tài hoa.

=> Triết lí mà người dân muốn gởi gắm qua ba câu chuyện: Ở hiền gặp lành.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Nếu vẽ bức tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em chọn chi tiết nào trong truyện để vẽ? Vì sao? Em đặt cho bức tranh minh họa ấy tên gọi như thế nào?

Trong truyện có rất nhiều chi tiết để chúng ta vẽ thành bức tranh đẹp có ý nghĩa, tùy theo sở thích của mỗi người chúng ta có thể lựa chọn chi tiết mà mình yêu thích nhất, và đặt một tên gọi phù hợp cho bức tranh của mình.


Câu 2. Hãy kể diễn cảm truyện Thạch Sanh.

Muôn kế diễn cảm câu chuyện phải chú ý hai điều sau:

+ Nắm vững nội dung câu chuyện.

+ Xác định giọng kể phù hợp cho mỗi đoạn.

IV. HƯỚNG DẪN TƯ LIỆU THAM KHẢO

Thật khó có thể tìm thấy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam một tác phẩm vừa lớn về đề tài nội dung, vừa phong phú về loại hình nhân vật và chặt chẽ, hoàn chính về kết cấu nghệ thuật như truyện Thạch Sanh.

Ở đây vừa có đấu tranh thiên nhiên chống các loại ác thú (ở trên trời là đại bàng, ở mặt đất là chăn tinh, trong hang động là hồ tinh), vừa có đấu tranh giai cấp trong xã hội (giữa Thạch Sanh và Lý Thông). Lại có cả đấu tranh dân tộc chống ngoại xâm (với quân mười tám nước chư hầu, và đấu tranh cho tình yêu đôi lứa (giữa Thạch Sanh và công chúa)

[...] Có thể nói trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng nên, Thạch Sanh là con người đẹp nhất, tiêu biểu nhất và hoàn hảo nhất.

[...] Việc để Thạch Sanh tha bổng cho mẹ con Lý Thông là ý đồ nghệ thuật rất độc đáo và cao tay của tác giả dân gian, nhằm làm cho tính cách nhân vật Thạch Sanh phát triển nhất quán và hoàn hảo.

(Theo Hoàng Tiến Trực - Bình giảng truyện dân gian

CHỮA LỖI DÙNG TỪ

I. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC

1. Lặp từ

Gạch chân dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu dưới đây

a) gậy tre, chông tre chông lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh., giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu.

(Thép Mới)

b) Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì nên em rất thích đọc truyện dân gian.

+ Việc lặp từ ở ví dụ a và b là hoàn toàn khác nhau:

- Lặp từ ở ví dụ a có dụng ý nhấn mạnh và làm tăng tính biểu cảm

- Lặp từ ở đoạn b thể hiện sự rườm rà.

+ Chữa lại câu mắc lỗi:

Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo em rất thích đọc.

2. Lẩn lộn các từ gần âm

Trong hai câu sau:

a) Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng của tỉnh.

b) Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.

+ Từ dùng không đúng của hai câu trên là: thăm quan, nhấp nháy.

+ Nguyên nhân: do lẫn lộn với các từ gần âm:

- Tham quan —> thăm quan;

- Bộ ria mép thì không thể nhấp nháy mà phải mấp máy.

+ Sửa lại:

a) Ngày mai chúng em sẽ đi tham quan ở Viện bảo tàng của tỉnh.

b) Ông họa sĩ già mấp máy bộ ria mép quen thuộc.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau:

Những từ in đậm trong mỗi đoạn làm cho câu văn trở nên rườm rà ta lược bỏ nó.

a) Bạn Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.

b) Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.

Câu 2. Hãy thay từ dùng sai trong các câu dưới đây bằng những từ khác. Theo em, nguyên nhân chủ yếu của việc dùng từ sai đó là gì

a) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

Sửa lại: Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

b) Có một số bạn còn bàng quang với lớp.

Sửa lại: Có một số bàng quan với lớp.

c) Vùng này có khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái.

Sửa lại: Vùng này có khá nhiều hủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình; ốm không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái.

+ Nguyên nhân sai:

Ở cả ba câu trên, nguyên nhân sai do lẫn lộn từ gần âm.

Sinh động —> linh động; bàng quan —> bàng quang, hủ tục —> thủ tục.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
soạn bài thạch sanh




© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.