Chỗ ở
1. Chỗ ở:
Điều tuyệt vời về Internet là bạn có thể sắp xếp mọi thứ trước khi đến Singapore. Các học viện lớn có chỗ ở cho sinh viên và nhà trường hoặc các công ty du học bố trí toàn bộ chỗ ở cho bạn.
Ngoài ra còn có các nhà trọ, ký túc xá hay căn hộ chung cư. Bạn nên biết mình sẽ phải trả bao nhiêu tiền. Có phải trả tiền điện nước hay những thứ tương tự không? Có phải đặt cọc tiền nhà không? Chỉ nên trả tiền sau khi mọi thứ đã đâu vào đấy rồi. Rất hiếm trường hợp sinh viên bị mất tiền cọc vì họ không được chấp nhận bởi nhà trường hoặc do không lấy được Visa đúng hạn.
2. Bạn cần khai báo những gì:
Khi đi đến bất cứ một quốc gia nào, chắc chắn có một vài thứ bạn không được mang theo. Hãy vào website
www.customs.gov.sg để biết thêm chi tiết.
Văn phòng của bạn cũng có thể cho bạn một danh sách khá đầy đủ các mục
cần khai báo.
Thuốc và dược phẩm: bạn nên cất giữ tất cả các toa thuốc và chuẩn bị khai báo cho hải quan
Không được mang ma tuý và vũ khí vào Singapore: Theo các điều luật về ma tuý, các chất ma tuý không được phép mang vào Singapore. Luật ma tuý được thi hành rất nghiêm ngặt. Hình phạt của nó có thể lên đến mức tử hình.
Tuyệt đối bạn không được phép mua bán hay sử dụng ma tuý trái phép. Các trường học được quyền kiểm tra nước tiểu bất cứ lúc nào.
Không mang theo:
o Súng hay các loại vũ khí khác (ngay cả những súng đồ chơi và những thứ như hộp quẹt hình cây súng
o Các loại thuốc không sử dụng cho mục đích trị bệnh
o Pháo hay pháo hoa. Nhằm ngăn chặn tai nạn xảy ra, cấm đốt pháo ngay cả trong những ngày Tết của Trung Hoa
o Singapore cũng rất quan tâm đến đời sống tự nhiên hoang dã và môi trường. Vì thế các loài thú hoang dã và các sản phẩm từ đời sống hoang dã bị xâm hại như trứng, lông thú, da thú hay các sản phẩm làm từ các chất liệu này đều không được phép mang vào lãnh thổ Singapore.
3. Thông tin cần thiết
Singapore sử dụng điện áp 204V AC, 50 vòng. Các phích cắm đều có 3 chấu, hình vuông. Có thể bạn sẽ cần máy biến thế hoặc ổn áp cho các thiết bị mang từ nhà sang
Nước máy hoàn toàn an toàn để uống
Bạn không được hút thuốc trên những phương tiện giao thông công cộng và bên trong khu công cộng
Khạc nhổ ở những nơi công cộng là hành vi xúc phạm người khác
Không cần cho tiền boa. Hầu hết các khách sạn đều tính phí dịch vụ 10%. Cấm cho tiền boa tại sân bay
Áo quần cần mang theo: Singapore nằm cách đường xích đạo có một độ vì thế bạn đừng nên mang theo quần áo mùa đông. Nhưng hãy mang theo một áo len mỏng vì các khu vực mua sắm hoặc rạp chiếu bóng có thể khá lạnh đấy. Người dân ăn mặc bình thường ngoại trừ một số ít câu lạc bộ và nhà hàng. Tuy nhiên một số trường học quy định không được mặc quần short, mang dép lê hoặc guốc vào giảng đường
4. Đón sân bay: Các trường học thường bố trí người đến đón sinh viên quốc tế tại sân bay. Nếu không bạn có thể đón taxi, xe bus hay tàu siêu tốc MRT. Các phương tiện giao thông công cộng rất an toàn và các chuyến chỉ cách nhau 1h đồng hồ. Hãy tìm hiểu các thông tin về lộ trình, giá vé tại các quầy thông tin ở sân bay
Nếu bạn cần tìm khách sạn ở trong 1 hoặc 2 đêm, Singapore có hàng loạt khách sạn với đủ mọi loại giá cả. Hãy liên hệ với văn phòng tổng cục du lịch Singapore ở nước bạn để có được danh sách các khách sạn. Tại Việt Nam hãy liên hệ VP Tổng cục du lịch Singapore 35bis - 45 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM. Bạn cũng có thể tự tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Đặt phòng khách sạn từ sân bay Changi có thể hơi đắt.
Những vấn đề về tiền bạc
1. Mang theo tiền: Singapore là một thành phố an toàn. Tuy nhiên bạn cũng không nên mang theo quá nhiều tiền mặt khi đến đây. Tốt hơn hết là bạn nên dùng séc du lịch. Bạn có thể quy đổi séc này lấy ngoại tệ khác hoặc Đôla Singapore tại hầu hết các ngân hàng. Các khách sạn và các điểm quy đổi tiền đều cung cấp cho bạn các dịch vụ như nhau nhưng tỷ giá và phí đổi tiền có thể cao hơn. Một đề nghị khác là mang theo Lệnh Chuyển Tiền của Ngân hàng bằng tiền Đôla Singapore. Nhưng phải đảm bảo rằng bạn có thể thanh toán được. Hãy gửi nó vào tài khoản mới của bạn. Thế nhưng phải mất vài ngày thì tiền mới vào tài khoản của bạn được.
2. Tài khoản ngân hàng: Thật đúng đắn khi bạn mở một tài khoản ngân hàng. Tiền mặt của bạn sẽ được an toàn hơn bắt đầu từ lúc này. Gia đình bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi chuyển tiền cho bạn và bạn cũng có thể thanh toán các khoản phí (vd học phí) một cách thuận tiện hơn. Mở tài khoản ngân hàng thật đơn giản. Bạn cần một số tiền (tối thiểu là S$100), hộ chiếu và Visa sinh viên. Nếu bạn chưa lấy được Visa sinh viên thì ngân hàng có thể yêu cầu xem Thư Chấp Nhận của trường. Bạn sẽ được cấp một thẻ ngân hàng NETS và mã số bí mật. Thẻ ngân hàng NETS là thẻ tín dụng của ngân hàng Singapore. Hầu hết các cửa hiệu lớn đều chấp nhận loại thẻ này.
3. Lấy tiền mặt: Singapore có cả một mạng lưới lớn các máy rút tiền mặt tự động [ATM (Automatic Teller Machine)]. Hầu hết các máy này đều được kết nối với mạng quốc tế vì vậy bạn có thể rút tiền từ tài khoản nước bạn. Nhưng bạn phải kiểm tra điều này trước khi đến Singapore. Không phải ngân hàng nào cũng cho phép bạn rút tiền mặt từ nước ngoài. Một số ngân hàng tính phí rất cao. Bạn có thể sử dụng thẻ NETS để rút tiền mặt cũng được. Nhưng thẻ này chỉ dùng được ở các máy rút tiền của ngân hàng bạn mà thôi.
4. Thẻ tín dụng: Các thẻ tín dụng quốc tế chính đều được chấp nhận rộng rãi. Nhưng bạn không thể dùng chúng để thanh toán cho phí cấp Visa sinh viên. Hãy làm thẻ tín dụng trước khi đi. Các ngân hàng Singapore thường phát hành thẻ tín dụng chỉ với những người đi làm, không phải sinh viên.
5. Thẻ tiền mặt: Các thẻ tiền mặt được xem là các ví đựng tiền bằng điện tử. Chúng trữ được đến S$500. Thẻ tiền mặt trông giống như thẻ tín dụng và bạn có thể sử dụng hai loại thẻ này như nhau. Ngân hàng và nhiều cửa hiệu có bán loại thẻ này. Bạn có thể thanh toán thẻ bằng tiền mặt ở một số cửa hiệu nhất định, hoặc bằng thẻ NETS tại các máy ATM. Nhiều văn phòng chính phủ thích sử dụng thẻ tiền mặt hơn là tiền mặt. Chẳng hạn như thư viện quốc gia chỉ chấp nhận thẻ tiền mặt để thanh toán tiền photocopy.
6. Đổi tiền: Các ngân hàng và các điểm đổi tiền đưa ra các tỷ giá quy đổi và việc đổi ngược trở lại từ Đôla Singapore lấy đồng tiền của nước bạn là rất dễ dàng. Bạn hãy tự làm lấy và không cần các đại lý làm hộ việc này. Hãy mang theo máy tính nếu cần để có thể tính được bạn phải trả cho bữa ăn bao nhiêu, nước uống bao nhiêu và cho chuyến xe bus là bao nhiêu.
7. Tiền cọc: Thông thường ở Singapore bạn phải trả tiền cọc khi thuê nhà. Số tiền đặt cọc này thường là 3 tháng tiền nhà và được trả trước. Tiền cọc sẽ được hoàn lại khi bạn rời khỏi không sống ở nơi đó nữa và điều kiện tình trạng nhà cửa không có gì thay đổi. Hãy yêu cầu hoá đơn. Nếu bạn phải trả tiền cọc, hãy chắc chắn rằng tiền cọc sẽ đến được cá nhân hoặc tổ chức cho thuê nhà. Kiểm tra xem bạn đã có đủ thông tin liên lạc hay chưa, tên người cần liên lạc, tên công ty, địa chỉ, số điện thoại..v..v. Hãy thận trọng với việc trả tiền cọc nếu như bạn chưa chắc chắn rằng mình có thể lấy được Visa sinh viên. Nếu Visa không được cấp, bạn sẽ bị mất số tiền này.
Vấn đề sức khoẻ
1. Bảo hiểm y tế: Bạn nên có bảo hiểm y tế. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn tiền viện phí và tiền thuốc nếu bạn bị ốm hoặc gặp tai nạn ở Singapore. Các trường đại học có thể yêu cầu bạn phải có bảo hiểm y tế.
Nếu bạn đã có bảo hiểm y tế ở nước bạn, bạn phải đảm bảo rằng bảo hiểm của bạn có thể sử dụng được cả ở Singapore. Tuy nhiên bạn có thể sẽ phải trả thêm một khoản phí nhỏ. Phải đảm bảo rằng số tiền bạn nộp cho hãng bảo hiểm tương ứng với mức bảo hiểm mà bạn sẽ nhận được. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Singapore thì rất tốt nhưng chi phí thì sẽ cao hơn đất nước bạn khá nhiều. Trường bạn học cũng có thể sẽ đăng ký một loại bảo hiểm y tế rẻ hơn cho bạn. Bạn phải chắc rằng bạn biết rõ về phương thức thanh toán tiền của bảo hiểm. Một số công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu bạn thanh toán cho việc điều trị sau đó bạn sẽ lấy lại tiền bảo hiểm từ họ sau. Một số công ty sẽ trả trực tiếp cho bác sỹ, có nghĩa là bạn sẽ điều trị tại bệnh viện mà họ chọn.
2. Đi khám bệnh: Khi bạn ốm, đầu tiên bạn sẽ phải gặp bác sỹ đa khoa trước chứ không phải bác sỹ chuyên khoa. Bạn sẽ phải trả chi phí ít nhất là S$10 – S$30. Các trường lớn hơn có thể có các trung tâm chăm sóc y tế. Các trường khác thì có các bác sỹ đa khoa khám cho học sinh. Hầu hết người bệnh đều đi khám bệnh ở các bác sỹ tư. Tuy nhiên cũng có rất nhiều bệnh viện công. Có rất nhiều phòng khám đa khoa mở cửa suốt cả ngày. Bạn có thể xin hẹn khám với bác sỹ chuyên khoa trực tiếp nếu muốn. Tuy nhiên việc này không được ưa chuộng lắm vì chi phí rất cao. Các bác sỹ nói tiếng Anh. Nhiều bác sỹ nói tiếng Hoa ở các địa phương hoặc các ngôn ngữ khác của Singapore. Hãy kiểm tra với Đại sứ quán nước bạn để biết tên của bác sỹ nào mà có thể nói được tiếng nước bạn. Mang theo bệnh án và khai bệnh rõ ràng với các bác sỹ về bệnh trạng, các ca phẫu thuật, dị ứng với thuốc đang sử dụng nếu có.
3. Thuốc và đơn thuốc: Dược phẩm quản lý hết sức gắt gao tại Singapore. Nếu bạn cần phải uống thuốc thường xuyên, hãy mang theo đơn thuốc của bác sỹ ở nhà bạn. Bạn cần mang theo các toa thuốc và các loại thuốc mà bạn có thể dễ dàng mua ở các nước khác. Tên các loại thuốc có thể khác nhau vì thế bạn nên biết loại thuốc đó là thuốc gì, công dụng như thế nào hoặc thành phần cơ bản trong no là gì.
4. Tiêm chủng: Singapore an toàn và hầu như không có nhiều bệnh. Tuy nhiên bác sỹ thường khuyên bạn nên tiêm chủng phòng bệnh như sau:
Bệnh bại liệt: Người lớn có thể cần tiêm chủng 1 lần
Bệnh uốn ván: Tiêm chủng ngừa mỗi 10 năm
Bệnh viêm gan A và B, bệnh thương hàn: tiêm chủng mỗi 3 hoặc 5 năm
Bệnh lao
5. Mắt và răng: Có rất nhiều nha sĩ giỏi và các bác sỹ chuyên khoa ở Singapore. Hãy nhờ bạn bè và trường bạn đang học giới thiệu cho bạn. Các học sinh tiểu học và trung học có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc răng của trường. Và cũng nên kiểm tra lại xem chi phí này có bao gồm trong bảo hiểm của bạn không.
6. Số điện thoại cấp cứu của bệnh viện công là 995
Chi phí sinh hoạt
Bạn cần bao nhiêu tiền để sống ở Singapore? Một số gợi ý để bạn tham khảo dưới đây là:
Thức ăn nhanh $S 5.40
Giày thể thao có nhãn hiệu $S 150
Giày thể thao không nhãn hiệu S$ 39
Đĩa CD nhạc S$ 19
CD trống (10 hộp đĩa) S$ 9.9
Áo thun trắng S$ 10
Quần Jean cổ điển S$ 40
Sách bìa giấy S$ 25
Cà phê trong quán địa phương S$ 0.6
Cơm chiên ở trung tâm Hawker S$ 3
Lon nước ngọt tại cửa hiệu S$ 0.55
Tạp chí S$ 5++
Báo S$ 0.6
Phim cho máy chụp hình (36 tấm) S$ 4
Tráng rọi phim cuộn S$ 11
Cắt tóc nữ S$ 20
Cắt tóc nam S$ 20
Vé xem phim S$ 7
Máy tính xách tay từ S$ 1,800++
1. Chỗ ở: Ở Singapore có nhiều hình thức chỗ ở dành cho bạn. Sinh viên có thể ở với các gia đình dân cư theo sự sắp xếp hay có thể tận hưởng sự tiện nghi của các khu ký túc xá trong trường, sống với những người đỡ đầu trong các ký túc xá độc lập. hoặc có thể thuê chung căn hộ với các sinh viên quốc tế khác.
Khi quyết định ở ký túc xá, hãy suy nghĩ xem bạn có thích ở chung phòng với các sinh viên khác hay bạn muốn ở một mình. Bạn có muốn sống ở khu nhà trong khuôn viên trường để đi lại cho gần hay không? Hay bạn muốn sống trong khu nhà tách rời khu học xá, có hồ bơi và phòng tập thể dục. Bạn có thích nấu ăn hay không? Hay bạn thích ăn ở nhà hàng hơn? Cho dù bạn quyết định thế nào đi nữa thì Singapore luôn mang lại cho bạn chỗ ở xứng đáng với giá trị đồng tiền bỏ ra. Và hãy tìm thêm những hình thức ở khác tuỳ theo đề nghị của nhà trường.
Bảng giá tham khảo ( giá thuê hàng tháng):
Khu nhà sinh viên gần trường
Phòng tập thể S$ 150
Phòng đơn S$180 đến S$ 500
Phòng ở ký túc xá ngoài phạm vi trường học
Phòng đơn (bao ăn) S$800 – S$ 1500
Phòng đôi (bao ăn) S$ 600 – S$ 1200
Phòng từ 3 người trở lên (bao ăn) S$400-S$800
Nhà hoặc căn hộ tư nhân bên ngoài trường học
Phòng đơn S$350-S$500
Phòng đôi S$250-S$350
Căn hộ tập thể có hồ bơi và phòng tập thể dục S$1000++
2. Điện, ga và nước
Ước tính chi phí khoảng từ S$50 đến S$100 nếu bạn thuê chung căn hộ với người khác. Nếu bạn đến từ xứ lạnh, đừng quên chi phí phải trả cho việc sử dụng máy lạnh
3. Phương tiện giao thông công cộng:
Đi bằng MRT giá từ S$80 xu đến S$1.7. Bạn có thể mua vé đi một chiều. Nhưng sẽ dễ dàng hơn và rẻ hơn nếu bạn mua thẻ EZ-linkcard. Bạn có thể sử dụng nó để đi xe bus và MRT. Thẻ EZ-linkcard là thẻ điện tử (cũng có thể là thẻ lưu trữ tiền). Bạn phải trả S$5 tiền cọc cho mỗi thẻ dành cho người lớn ( hãy mang theo hộ chiếu và Visa sinh viên của bạn). Sinh viên các trường quốc gia sẽ được nhận thẻ giảm giá cho sinh viên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
4. Taxi:
Taxi Singapore tốt nhất Châu Á. Taxi ở đây vừa rẻ mà đồng hồ đo km của nó cũng đáng tin cậy. Bạn không cần cho tiền boa cũng không cần trả giá trước khi lên xe. Tài xế rất sành đường. Bạn có thể gọi taxi từ một địa điểm bất kỳ và nó sẽ tự tìm đến bạn. Giá cước chuẩn tại Singapore là S$2.4 cho 1 km. Tuy nhiên, taxi vào giờ cao điểm sẽ có thể đắt hơn. Đón xe vào lúc 12 giờ khuya đến 6 giờ sáng cũng vậy. Nhiều xe taxi chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Bạn phải trả S$ 3 để gọi taxi bằng điện thoại.
5. Thức ăn
Nếu bạn thích nấu nướng, bạn có thể mua thức ăn ở chợ. Các cửa hiệu và siêu thị bán với giá cao hơn một chút. Để tiện, bạn có thể ăn một bữa ăn ngon chỉ vài Đôla Singapore tại trung tâm ăn uống. Mất khoảng từ S$100 đến S$450 cho một tháng tiền ăn.
6. Sách và văn phòng phẩm:
Tuỳ thuộc vào khoá học của bạn. Dành khoảng S$60 đến S$100 một tháng.
7. Phương tiện giao thông:
Xe bus và MRt vừa rẻ lại vừa nhanh. Nhiều sinh viên còn được giảm giá. Thậm chí taxi cũng thật đáng đồng tiền. Mất khoảng S$ 20 đến S$100 một tháng cho
chi phí đi lại.
8. Điện thoại:
Có tới 3 mạng lưới điện thoại di động tại Singapore đó là Singtel, Mobile One và Starhub vì thế giá cả rất cạnh tranh. Bạn sẽ mất khoảng S$ 30 một tháng tuỳ theo mật độ cuộc gọi, nơi bạ gọi tới và số lượng tin nhắn bạn gửi đi. Đối với những cuộc gọi nội vùng trong Singapore giá cuộc gọi sẽ rẻ hơn từ 6h tối đến 8h sáng của các ngày từ thứ hai đến thứ sáu và vào các ngày cuối tuần. Gọi điện thoại công cộng chỉ mất 10 xu cho mỗi 3 phút.
9. Internet và Email: Hầu hết các trường đều cho phép bạn truy cập Internet miễn phí
10. Y tế: Bạn sẽ phải trả khoảng S$10 mỗi tháng cho phí bảo hiểm y tế.
11. Chi tiêu cá nhân: Quần áo, giày dép, giải trí… bạn phải trả bao nhiêu tuỳ thuộc vào bạn.