Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 9


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
30-11-2014, 04:15 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Soạn bài Ôn tập làm văn lớp 9




Hình như có 2 chương trình cũ và mới thì phải cho nên tam khảo 2 bài dưới đây xem sao
Bài 1

Ôn lại những kiến thức đã học, hệ thống hoá thành đề cương ôn tập theo những định hướng sau:
1. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Cần chú ý vào nội dung trọng tâm nào?
Gợi ý: Xem lại các tên bài ở phần Tập làm văn, tổng kết để rút ra những nội dung cơ bản, trọng tâm. Nhìn chung, chương trình Tập làm văn 9, tập một xoay quanh những vấn đề chính sau:
- Văn bản thuyết minh; kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả, lập luận và một số biện pháp nghệ thuật;
- Văn bản tự sự:
+ Kết hợp tự sự với miêu tả (miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong), lập luận;
+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Trong các nội dung trên, cần tập trung tìm hiểu kĩ các nội dung mới, nâng cao so với chương trình Tập làm văn ở các lớp dưới như: thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật; tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm, phân biệt đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; nhận diện người kể chuyện trong văn bản tự sự, cách chuyển đổi ngôi kể.
2. Phân biệt giữa thuyết minh và miêu tả; Phân tích tác dụng của miêu tả trong thuyết minh.
Gợi ý:
- Thuyết minh: phản ánh chính xác, khách quan, trung thành với đối tượng được thuyết minh; hạn chế sử dụng yếu tố tưởng tượng, sử dụng nhiều đến số liệu cụ thể; dùng nhiều trong các lĩnh vực giao tiếp nhật dụng; ngôn ngữ đơn nghĩa.
- Miêu tả: dựa vào đặc điểm, tính chất khách quan của đối tượng, phát huy trí tưởng tượng, hư cấu; sử dụng nhiều yếu tố so sánh, liên tưởng, ít sử dụng số liệu cụ thể; dùng nhiều trong sáng tác văn học nghệ thuật; ngôn ngữ thường đa nghĩa.
- Sử dụng miêu tả trong thuyết minh giúp người đọc (nghe) hình dung cụ thể, sinh động hơn về đối tượng, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh.
3. Lấy ví dụ về sự kết hợp giữa thuyết minh với giải thích, miêu tả. Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các thao tác trong ví dụ đó.
Gợi ý: Tìm trong các văn bản trong chương trình Ngữ văn đã được học, trong các loại sách hướng dẫn nấu ăn, sách hướng dẫn cắm hoa, sách hướng giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,…
4. Nêu vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong tự sự.
Gợi ý: Phân biệt giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả bên trong (miêu tả nội tâm). Con người trong thực tiễn đời sống ngoài những biểu hiện về hành động, cử chỉ, nói năng,… tức là những biểu hiện bên ngoài còn có đời sống bên trong: suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng,… Để con người hiện lên sinh động, đầy đủ, sâu sắc, bên cạnh việc miêu tả những biểu hiện bên ngoài, trong khi tự sự cần thiết phải khắc hoạ được những diễn biến tâm trạng, trạng thái tâm lí,… tóm lại là miêu tả đời sống bên trong.
Trong lời kể, có khi người kể chuyện muốn thể hiện một sự đánh giá, nhận xét hoặc suy luận nào đó trước đối tượng, khi đó nghị luận được sử dụng. Nghị luận là một thao tác quan trọng giúp cho người kể bộc lộ tư tưởng, quan điểm của mình; hoặc được dùng để xây dựng tình huống triết lí nào đó trong truyện.
5. Tìm ba đoạn văn tự sự: một đoạn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn có sử dụng kết hợp cả ba yếu tố tự sự, miêu tả nội tâm và nghị luận.
Gợi ý: Tìm trong các văn bản Ngữ văn trong chương trình Ngữ văn 9, tập một hoặc trong chương trình Ngữ văn ở các lớp trước, có thể tìm trong những tác phẩm mình đã được đọc,… Có thể tham khảo:
- “Thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được. Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con trước ngày khai trường. Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.”
(Lí Lan, Cổng trường mở ra)
- “Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. […] Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác học như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
- “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi trên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
6. Phân biệt giữa đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Gợi ý: Dựa trên những dấu hiệu về nội dung và hình thức nào để phân biệt giữa đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
7. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có vai trò gì trong văn bản tự sự? Cho ví dụ và phân tích.
Gợi ý: Xem lại Gợi ý ở mục I.4 - bài 13.
8. Tìm ba đoạn văn: một đoạn kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo bằng ngôi thứ ba (đại từ nhân xưng ngôi thứ ba hoặc tên nhân vật) và một đoạn kể bằng lời của người kể chuyện (vốn giấu mặt) lộ diện.

Gợi ý: Người kể chuyện là gì? Phân biệt các hình thức kể chuyện (ngôi thứ nhất: người kể chuyện <có thể đồng thời là nhân vật trong câu chuyện> - xưng “tôi”; và ngôi thứ ba: xưng theo đại từ nhân xưng ngôi thứ ba hoặc theo tên nhân vật). Trong hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba (lời kể thuộc về nhân vật) có khi người kể chuyện lộ diện, kể từ đứng bên ngoài quan sát và kể lại. Nhận diện hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba không khó. Điều cần lưu ý là việc nhận diện lời của người kể chuyện “giấu mặt” - người kể trong hình thức kể theo ngôi thứ ba, khi chủ thể này xuất hiện và phát ngôn; trong nhiều trường hợp, lời của người kể chuyện dạng này có sự hoà phối nhất định với giọng, lời của nhân vật. Ví dụ: Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy; thì không chỉ là lời của người kể mà có sự nhập thân ở một mức độ nhất định giữa người kể và nhân vật anh thanh niên, lời ở đây vừa như cụ thể (của nhân vật) vừa như khái quát, vang lên từ một nhân vật vô hình nào đó.
9. Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
Gợi ý: Những nội dung nào được nâng cao lên từ những nội dung đã học ở lớp dưới? Những nội dung nào mới được giới thiệu?
10. Tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, tự sự mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự? Trên thực tế, các văn bản có thuần tuý chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt nào đó hay không?
Gợi ý: Để xác định một văn bản là tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận, người ta căn cứ vào đặc điểm gì? Trong văn bản tự sự, các thao tác miêu tả, biểu cảm và nghị luận nếu có thì chúng đóng vai trò gì? Thao tác nào quyết định đến đặc thù về phương thức biểu đạt của văn bản tự sự?
Chúng ta chia ra thành các phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận) một cách rạch ròi để dễ tìm hiểu và rèn luyện kĩ năng. Như những kiến thức đã được học về sự kết hợp nhiều thao tác trong một văn bản, trên thực tế người ta thường kết hợp sử dụng các thao tác và trong nhiều trường hợp khó có thể tách bạch giữa các phương thức.
11. Dựa vào bảng sau và cho biết với mỗi kiểu văn bản chính thì có thể có những khả năng kết hợp các thao tác như thế nào:


Gợi ý: Ô sẫm màu biểu thị thao tác chính, quy định đặc điểm phương thức biểu đạt của từng kiểu văn bản. Dấu (+) biểu thị khả năng có thể sử dụng thao tác.
12. Một số tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) rạch ròi. Hãy kể ra một số tác phẩm như vậy và cho biết tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần?
Gợi ý: Nói tác phẩm là loại trừ các trích đoạn. Có thể kể ra các tác phẩm tự sự không có bố cục ba phần rạch ròi như: Lão Hạc, Cuộc chia tay của những con búp bê,… Đối với các phẩm nghệ thuật, đây là điều bình thường. Người ta có thể biến hoá linh hoạt cách bố cục của tác phẩm. Mặc dù không chia được ra thành ba phần rõ ràng (Mở bài, Thân bài, Kết bài) nhưng các tác phẩm này vẫn đảm bảo mối liên quan chặt chẽ giữa các nội dung, người đọc vẫn hình dung ra được câu chuyện với mở đầu, diễn biến, kết thúc. Bài văn của học sinh phải theo bố cục ba phần để đảm bảo việc rèn luyện kĩ năng cơ bản, hình thành kĩ năng cơ bản trước khi có thể tự mình thiết kế bố cục linh hoạt với dụng ý riêng.
13. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự trong phần Tập làm văn đã giúp em như thế nào trong việc đọc - hiểu các văn bản - tác phẩm văn học thuộc kiểu này trong sách giáo khoa? Lấy ví dụ và phân tích.
Gợi ý: Đây là một trong những điểm quan trọng, tích cực trong quan điểm dạy học tích hợp. Nắm chắc đặc điểm, các phương diện thể hiện đặc trưng của văn bản tự sự sẽ trang bị cho chúng ta những tri thức công cụ hữu ích để đi vào khám phá những giá trị của văn bản tự sự. Với bất cứ tác phẩm, đoạn trích nào thuộc loại tự sự cũng có thể lấy làm dẫn chứng cho điều này. Trong chương trình Tập làm văn 9, tập một, các em được hiểu thêm thế nào là miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. Đây là những phương diện quan trọng của tác phẩm tự sự, cần nắm vững để có thể khai thác những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của các tác phẩm, đoạn trích.
14. Những kiến thức và kĩ năng đọc - hiểu văn bản tự sự và tiếng Việt có liên quan đến tự sự đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự (kể chuyện)? Lấy ví dụ để chứng minh.
Gợi ý: Những kĩ năng và kiến thức đọc hiểu văn bản tự sự và tiếng Việt có liên quan đến tự sự rất có ý nghĩa đối với việc hình thành và rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng viết bài văn tự sự. Các văn bản tự sự có trong sách giáo khoa là những tác phẩm ưu tú, bộc lộ rõ những đặc điểm về thể loại. Đọc - hiểu các văn bản này cũng là hình thức tiếp xúc để tự rút ra những cách viết hay nhất. Đó là chưa nói về mặt nội dung. Những kiến thức phong phú về cuộc sống, tự nhiên và xã hội sẽ là những vốn tri thức quý báu để chúng ta có được vốn hiểu biết làm cơ sở cho bài văn của mình. Mặt khác, đọc - hiểu tác phẩm văn học còn là hình thức bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ, rèn rũa tình cảm thẩm mĩ - những phẩm chất không thể thiếu để có thể tạo lập một văn bản tự sự hay. Còn những kiến thức và kĩ năng của phần tiếng Việt? Chúng sẽ giúp các em trau dồi vốn từ ngữ, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, các kĩ năng tạo lập văn bản,… là những điều không thể thiếu được trong quá trình viết bài. Không có kĩ năng ngôn ngữ thì cũng không có khả năng tạo lập văn bản, dù đó là kiểu văn bản nào đi chăng nữa.


Bài 2





TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM


Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS



© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.