Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển?
Nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển:
- Tiếp giáp với 3 nước trên đất liền: Trung Quốc, Lào, Campuchia
- Tiếp giáp với 8 nước trên biển Đông: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia, Xingaopo, Brunây, Philíppin.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm những bộ phận nào?
Phạm vi lãnh thổ của một nước thường được xác định bởi vùng đất và vùng trời (là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất).
Ngoài ra, đối với những nước tiếp giáp với biển thì còn được xác định thêm vùng biển.
Câu 3: Hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia?
a, Cửa khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc:
- Móng Cái (Quảng Ninh)
- Hữu Nghị (Lạng Sơn)
- Lào Cai (Lào Cai)
- Thanh Thủy (Hà Giang)
b, Cửa khẩu giữa Việt Nam – Lào:
- Tây Trang (Điện Biên)
- Na Mèo (Thanh Hóa)
- Nậm Cắn (Nghệ An)
- Cầu Treo (Hà Tĩnh)
- Cha Lo (Quảng Bình)
- Lao Bảo (Quảng Trị)
- La Lay (Quảng Trị)
- Bờ Y (Kon Tum)
c, Cửa khẩu giữa Việt Nam – Campuchia:
- Lệ Thanh (Gia Lai)
- Hoa Lư (Bình Phước)
- Lò Gò Xa Mát (Tây Ninh)
- Mộc Bài (Tây Ninh)
- Dinh Bà (Đồng Tháp)
- Thường Phước (Đồng Tháp)
- Vĩnh Xương (An Giang)
- Tịnh Biên (An Giang)
- Hà Tiên (Kiên Giang)
- Bình Hiệp (Long An)
Câu 4: Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ?
Bởi vì, nước ta tiếp giáp với biển Đông và có 3260km đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam nên nhận được lượng ẩm lớn. Nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam hoạt động mạnh, khi đi qua vùng biển khối khí này trở nên nóng ẩm lên, gây mưa lớn cho toàn Nam Bộ và Tây Nguyên
Câu 5: Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á?
Các bạn sử dụng bản đồ
Câu 6: Nếu ý nghĩa của Vị trí địa lí Việt Nam?
Vị trí địa lí nước ta đã mang đến những thuận lợi và khó khăn đối với đất nước trong quá trình xây dựng và phát triển. Cụ thể là:
Về thuận lợi:
- Thuận lợi trong việc thông thương, giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
- Sinh vật phong phú, đa dạng cả về số lượng và chủng loài.
- Giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới.
- Thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Mang lại khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và vật nuôi.
- Nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp.
Khó khăn:
- Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ;
- Vấn đề an ninh quốc phòng, chủ quyền biên giới, hải đảo.