Soạn văn bài Thư lại dụ Vương Thông
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi là một tác phẩm nghị luận sắc bén, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục. Bức thư đã thể hiện ý chí quyết thắng, tinh thần yêu chuộng hoà bình của quân dân ta. Bức thư cũng thể hiện chiến lược "công tâm" (đánh vào lòng người) của Nguyễn Trãi vì thế mà "có sức mạnh hơn mười vạn tinh binh".
II. GỢI Ý ĐỌC HIỂU
1. Nêu mục đích của bức thư?
Nguyễn Trãi thuyết phục Vuơng Thông ra hàng để không phải chứng kiến cảnh can qua, máu xương hao tổn không cần thiết, mà thất bại vẫn hoàn thất bại. Tất cả lời lẽ, dẫn chứng, tình lý đều nhẳm thực hiện mục đích ấy.
2. Tìm hiểu bố cục bức thư.
Bức thư có thể chia làm 3 phần lớn:
- Phần I: Từ đầu đến "Sao đủ để cùng nói việc binh được" (Nêu cao tư tưởng dùng binh, tầm quan trọng của "thời"và "thế").
- Phần II: Từ "Trước đây các ông..." đến "...bại vong có sáu" (Phân tích tình hình "trước đây" và "hiện nay" đặc bịêt là 6 nguyên nhân dẫn tới bại vong tất yếu của quân giặc).
- Phần III: Còn lại (Khuyên giặc ra hàng).
Các phần trong bức thư tuân thủ theo mạch lô-gic vô cùng chặt chẽ: Lời khuyên phải có cơ sở tư tưởng trước nhất (phần 1). Trên cơ sở tư tưởng mà phân tích tình hình, chỉ ra nguyên nhân thất bại của đối phương (phần 2). Từ đó khuyên đối phương sớm hàng phục (phần 3). Mạch logic này thể hiện tính tối ưu trong nghệ thuật lập luận, không thể thay đổi.
3. Tìm hiểu tư tưởng bức thư, tình thế và nguyên nhân thất bại của giặc.
Tác giả mở đầu bức thư bằng tử tưởng dùng binh, một trong những tư tưởng quan trọng của binh pháp là hiểu biết "thời"và "thế: "Được thời và thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn; mất thời không thế thì hoá mạnh ra yếu, yên lại thành nguy". Đây chính là điểm yếu nhất của đối phương trong tình hình hiện tại.
Bức thư chỉ rõ tình thế của giặc ở Trung Quốc cũng như Việt Nam: Ở Trung Quốc" Ngô mạnh không bằng Tần", phía Bắc có địch " Thiên Nguyên", phía Nam có nội loạn " Tầm Châu"... Ở Việt Nam giặc đang ở "kế cùng lực kiệt, lính tráng mỏi mệt, trong không lương thảo ngoài không viện binh" và điều quan trọng là làm "điều phi nghĩa" trái với lòng dân.
Trên cơ sở phân tích tình hình, tác giả vạch rõ sáu nguyên nhân dẫn tới thất bại của giặc minh: Bên trong thiếu thốn "người chết quân ốm"- Bên ngoài, "viện binh đã bại " - Trong nước còn phải lo "phòng thủ quân Nguyên"
- "Người chẳng sống yên, nhao nhao thất vọng" - nội bộ lục đục "gian thần", "chúa yếu" "xương thịt hại nhau "- Phía ta "trên dưới đồng lòng anh hùng tận lực".
Từ việc phân tích tình hình và sáu nguyên nhân dẫn đến thất bại khiến cho đối phương dù muốn hay không cũng phải thừa nhận "tâm phục khẩu phục", tác giả đưa ra lời khuyên chỉ ra con đường tất yếu là chỉ có ra hàng mới "xét rõ sự cơ, hiểu sâu thời thế". Ra hàng sẽ "bảo đảm được yên ổn" lại được "nước tôi" "phụng cống xưng thần".
Cuối cùng tác giả không quên chứng tỏ thực lực bằng việc thánh thức giặc "giao chiến" "một trận thư hùng". Như vậy, tất cả những điều đã nói không phải chỉ là nói suông.
Lí lẽ mạnh mẽ như "sức mạnh hơn mười vạn binh".
4- Phân tích tư thế của người viết thư.
Đọc kĩ bức thư, chú ý lời xưng hô và các hình ảnh tiêu biểu để thấy được tư thế của người viết.
Mở đầu, tác giả xưng hô rất trang trọng "Thư kính đưa...". Tính chất trang trọng ấy được duy trì từ đầu đến cuối nhưng đọc kỹ sẽ thấy trong lời lẽ có sự châm biếm, mỉa mai, phê phán một cách kiên quyết, không kiêng dè đặc biệt những hình ảnh mang tính miệt thị: "hạng thất phu đớn hèn" "thế là có phải đại trượng phu không, hay chỉ là đàn bà thôi" "Cái lối đàn bà mang cái nhục khăn yếm"... Ngay trong cách xưng hô, mặc dù trang trọng gọi "các ông" nhưng xưng "ta", "chúng ta "... cũng ngầm đặt mình ở thế trên. Điều đó cho thấy người viết ở tư thế chiến thắng, tư thế nắm chính nghĩa đang được "thời" và có "thế".
5- Phân tích niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình.
Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình: Ta mạnh địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch. Từ việc khuyên địch ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng". Tinh thần yêu chuộng hoà bình thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền ...theo như lệ trước". Điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Bình Ngô Đại Cáo).
6- Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả.
Nghệ thuật lập luận của tác giả sắc bén, khúc chiết, mạnh mẽ, giàu sức thuyết phục. Các dẫn chứng đều lấy từ thực tế, tiêu biểu và chân thực, bố cục rõ ràng, mạch lạc và hết sức lô-gic, phân tích vừa có lý vừa có tình, tất cả đều tập trung làm rõ tư tưởng, lập trường, quan điểm. Bức thư thể hiện tính mẫu mực trong nghệ thuật lập luận của một áng văn nghị luận cổ điển.
(Sưu tầm)
|
|
|
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM
|
ADS
© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay,
truyen tranh online,
ebook,ebook ngon tinh,
van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
|