Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Địa Lý > Giải bài tập địa lớp 12


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
01-12-2017, 01:21 AM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Giải bài tập địa lí lớp 12- Bài 25 Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp




Câu 1: Dựa vào bảng 25.1 (SGK trang 107), đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng).


Đặc điểm chủ yếu của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là:
* Điều kiện sinh thái NN
  • Các dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn.
  • Vịnh biển nông, ngư trường rộng.
  • Các vùng rừng ngập mặn có tiềm năng để nuôi trồng thủy sản.
* Điều kiện Kinh tế – xã hội
  • Có thị trường rộng lớn là vùng ĐNB.
  • Điều kiện GTVT thuận lợi.
  • Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở CN chế biến.
* Trình độ thâm canh
  • Trình độ thâm canh cao. SX hàng hóa, sử dụng nhiều máy móc, vật tư NN.
* Chuyên môn hóa SX
  • Lúa, lúa có chất lượng cao.
  • Cây CN ngắn ngày (mía, đay, cói).
  • Cây ăn quả nhiệt đới.
  • Thủy sản (đặc biệt là tôm).
  • Gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).


Câu 2: Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xuất các sản phẩm này.

Đầu tiên nhìn tho hàng ngang vào bảng 25.2 ở dòng đầu tiên lúa gạo ta thấy:
- Lúa gạo tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp đó là vùng đồng bằng Sông Hồng. Tập trung trung bình ở ba vùng, trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tập trung ít ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Thuỷ sản nước ngọt: tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao ở Đồng bằng sông Hồng, trung bình ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, không đáng kể ở Bắc Trung Bộ.
Quan sát theo cột ta thấy:
- Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Hồng là lúa, rau, đay, cói, lợn, thủy sản… Trong đó, lợn, cói, thủy sản nước ngọt (xu hướng tăng), Ria cầm (xu hướng tăng mạnh), đay (xu hướng giảm).
- Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Cửu Long là: lúa gạo, gia cầm, lợn, dừa, đay, cói, thủy sản… Trong đó, lúa gạo, gia cầm (xu hướng tăng mạnh), lợn, thủy sản nước ngọt, dừa, đay, cói (xu hướng tầng), mía.



Câu 3: Quan sát hình 25 (trang 111 SGK) và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Quan sát hình 25 biểu đồ về số lượng trang trại phân theo năm thành lập và theo vùng ta thấy: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại lớn nhất với 56.582 trang trại cao nhất cả nước.
- Sở dĩ như vậy là vì: Ở đây có diện tích đất phù sa lớn. Mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn, có rừng ngập mặn ven biển cũng như rừng tràm trên đất phèn…Bên cạnh đó, còn nhờ vào các chính sách phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người dân có kinh nghiệm sản xuất hàng hóa…

Câu 4: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nói chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.

Chúng ta thường nghe rằng: “các điều kiện tự nhiên tạo ra nói chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó”.
Đó là điều hoàn toàn đúng bởi vì:
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
Rõ ràng, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên, đặc biệt là đất và khí hậu. Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên.
Ví dụ: Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi (thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm) và đất phù sa cổ ở đồng bằng (thích hợp trồng các cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả,...).
Khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng tạo nên sự đa dạng về cơ cấu cây trồng vì có sự khác nhau giữa các vùng. Chẳng hạn, ở Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, cà phê, điều,...) còn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...).
Thứ hai, Các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó:
Đầu tiên, các yếu tố kinh tế xã hội tạo ra sự phân hóa thực tế sản xuất nông nghiệp của các vùng. Từ đó, du nhập các giống cây trồng, vật nuôi đã làm phong phú thêm các giống cây trồng, vật nuôi vốn đã có ở nước ta.
Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, làm thay đổi sự phân bố sản xuất.
Khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho sự chuyển biến càng thêm rõ nét.



Câu 5: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:
-Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
- Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long.
Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

Câu 6: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn?
Nhận thấy, nếu chúng ta biết kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kích thích nông nghiệp phát tiển, nâng cao kinh té nông sản, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa để từ đó mở rộng thị trường để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn.
=> Việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu, nước), điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng. Tạo động lực cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS

aaaaaaaaaaaaa


© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.