Go Back   ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑ > VI - ♥ Không Gian IT ♥ > 27 - Ebook Tổng Hợp - SÁCH GIẢI FULL > Khoa Học Xã Hội > Văn Học Lớp 12


Tìm kiếm chủ đề bài viết ở đây trước khi hỏi TTB -Tìm bằng tiếng việt có dấu càng chính xác-Ví Dụ:Đánh vào Hwang mi ri để tìm truyện tác giả này
$$**=====DS Truyện Tranh Online=====**$$ $$**=====Truyện Tranh Mới Đang Update=====**$$

KHÔNG XEM ĐƯỢC ẢNH TRUY CẬP ĐỔI DNS CLICK VÀO ĐÂY


Trả lời
  #1  
05-10-2012, 05:10 PM
adminbao adminbao is offline
Đầy Tớ Của Nhân Dân
Facebook: https://www.facebook.com/tuthienbaocom

Default Tìm hiểu văn học Mùa lạc - Nguyễn Khải




Tác giả
Nguyễn Khải sinh năm 1930 ở Hà Nội, quê cha ở Nam Định. Là nhà văn quân đội. Tác phẩm tiêu biểu: “Xung đột” (1953-1962), “Mùa lạc” (1960), “Chiến sĩ” (1973), “Gặp gỡ cuối năm” (1982), “Thời gian của người” (1985), v.v… Nguyễn Khải là một nhà văn giàu sáng tạo, rất nhạy bén trước hiện thực cuộc sống. Năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí là mặt mạnh của trang văn Nguyễn Khải. Thời kỳ đổi mới văn học nước nhà, tác phẩm của Nguyễn Khải hàm chứa chất chính luận - triết lý.


Xuất xứ
Truyện ngắn “Mùa lạc” rút trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải xuất bản năm 1960 nói về cuộc sống của những con người trên nông trường Điện Biên.


Chủ đề
Cuộc đổi đời chứa chan hạnh phúc của những số phận bất hạnh tìm thấy được trong mối quan hệ xã hội tốt đẹp đầy tình thương và trong lao động hòa bình


Cuộc sống mới
Chiến trường Điện Biên hoang tàn đầy bom đạn dây thép gai… biến đổi từng ngày từng tháng. Màu xanh bãi trồng lạc mênh mông. Cáng chở lạc đầy ắp, thân cây lạc, củ lạc. Máy tuốt lạc chạy rào rào. Tiếng cười nói, nô đùa. Báo tường, tập hát, tiếng sáo, thư tình… Tiếng trẻ con khóc, tiếng cười, tiếng thủ thỉ, những đám cưới. - Người ta làm việc, người ta yêu nhau… Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi.
Nông trường Điện Biên, sau 2 mùa xuân, không chỉ có màu xanh của lạc, khoai đỗ lấn dần cỏ dại, đất hoang mà còn là nơi đất lành chim đậu. Các chiến sĩ nông trường đã gắn bó với nhau trong lao động và tình thương, họ nghĩ đến con cháu sau này sẽ lớn lên ở nông trường – quê hương thứ hai vô cùng thân thiết của họ.


Con người mới
- Huân là một người lính, từ khói lửa chiến tranh trở thành một tổ viên của tổ sản xuất trồng lạc trên nông trường Điện Biên trong hòa bình. Đẹp trai, trẻ trung, hăng hái lao động giỏi, khát khao tình yêu hạnh phúc, anh là niềm tin cậy của bạn bè.
- Duệ, một cô gái xinh xắn, tuổi thơ nhiều tủi nhục, lo âu, nhiều bỡ ngỡ trong tình yêu,
- Ông Dịu, trung đội trưởng già, góa vợ, phụ trách lò gạch của nông trường, đã có một đứa con ở quê nhà. Ông đã gửi cho Đào lá thư cầu hôn, lá thư quyết định số phận của Đào.
- Đào, một phụ nữ nhiều bất hạnh. Người thô, sồ sề, mặt đầy tàn hương, hàm răng khểnh, hai con mắt hẹp và dài, ngón tay rất to, chân ngắn. Tóc khô lại đỏ như chết, hàm răng phai không buồn nhuộm. Lấy chồng từ 17 tuổi. Chồng rượu chè, cờ bạc, bỏ đi Nam. Đẻ được đứa con trai lên hai thì chồng chết, mấy tháng sau con chết. Cô đơn, vất vưởng kiếm sống, buôn thúng bán mẹt, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. Sống táo bạo, liều lĩnh ghen tị với mọi người và hờn giận cho bản thân mình. Lên nông trường Điện Biên khi đã 28 tuổi, với tâm lý đi xa, quên đi cuộc đời quá vãng. Đanh đá, sắc sảo, thuộc nhiều ca dao câu hát. Nổi tiếng với bài thơ “Đường lên nông trường Điện Biên” đăng bích báo. Đào lao động giỏi chẳng kém gì thanh niên.
Lá thư cầu hôn của ông Dịu già, góa vợ phụ trách lò gạch nông trường đã đem đến cho Đào nhiều xúc động. Lá thư “như tiếng nhạc ngân vang mãi trong lòng chị”. Tâm tính Đào thay đổi dần. Chị vừa đẩy cáng lạc vừa cất tiếng hát véo von. Bị trêu chọc nhưng chị sẵn sàng tha thứ, xem mọi người là đáng yêu, đang vun xới hạnh phúc cho chị. Chị nghĩ đến hạnh phúc mai sau khao khát có một quê hương, chính là nông trường Điện Biên.
Huân và Duệ, Đào và Dịu, nhiều lứa đôi khác đã nên vợ nên chồng. Họ sẽ sinh con đẻ cái, tìm thấy hạnh phúc và sự đổi đời trên nông trường Điện Biên. Đoạn trữ tình ngoài đề đã làm sáng tỏ ý tưởng sâu sắc, đẹp đẽ ấy: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”… Nông trường Điện Biên trở thành quê hương thứ hai của Đào, và chị đã tìm thấu hạnh phúc ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ra ác liệt nhất. Chính mối quan hệ tốt đẹp trong lao động và tình thương đồng loại là cái chìa khoá để Đào mở được cánh cửa cuộc đời và tìm được hạnh phúc đích thực.


Kết luận
Truyện “Mùa lạc” viết về cuộc sống mới, con người mới. Tác giả đã tránh được sơ lược như nhiều truyện khác, trái lại ông đã tập trung miêu tả sự biến đổi số phận con người, sự hình thành những quan hệ đạo đức mới giữa con người, khẳng định những giá trị nhân đạo và lối sống trong xã hội mới. Chất thơ của truyện một phần toát ra ở những đoạn tả cảnh, tả người. Lần đầu tiên, Nguyễn Khải vận dụng thành công đoạn trữ tình ngoại đề trong truyện ngắn.
TÌM BÀI VIẾT KHÁC SEARCH TRÊN THANH TIM KIẾM PHÍA TRÊN WEB
ĐÃ CẬP NHẬT HẾT SÁCH GIẢI CÁC MÔN CÁC LỚP VUI LÒNG ĐÁNH TÊN BÀI KÈM LỚP PHÍA TRÊN TÌM KIẾM

Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

ADS
Tags
học, hiểu, khải, lạc, mùa, nguyễn, tìm, văn


aaaaaaaaaaaaa


© Tuthienbao.com- TTB chúng tôi không cung cấp chức năng đăng ký thành viên để viết bài hay bình luận - Nếu có khiếu nại chung tôi sẽ xử lý
truyen tranh hay, truyen tranh online, ebook,ebook ngon tinh, van hoc lop 5,van hoc lop 6,van hoc lop 7,van hoc lop 8,van hoc lop 9,van hoc lop 10,van hoc lop 11,van hoc lop 12,
Powered by: vBulletin v3.8.2 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.